Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ gián đoạn khó lường nếu Mỹ tiếp tục tấn công Huawei
Nếu Mỹ tiếp tục ngăn Huawei không sử dụng công nghệ Mỹ, giống như hãng đã từng làm với ZTE, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ gián đoạn theo những cách vô cùng khó dự đoán.
Ảnh: Reuters
Trong mỗi một cuộc chiến, luôn có những hậu quả khó lường trước. Quyết định của Washington trong việc phòng thủ chống lại tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc – Huawei Technologies bằng việc đề nghị bắt giữ và dẫn độ giám đốc tài chính của doanh nghiệp này cũng không phải ngoại lệ.
Chuỗi cung ứng trên khắp thế giới rồi sẽ phải trả giá cho quyết định này của Washington, theo khẳng định của Nikkei đưa ra trong bài báo mới đây.
Thông tin bà Mạnh Văn Châu bị bắt tại Canada vào ngày 1/12/2018, ngày mà Mỹ và Trung Quốc có cuộc gặp, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt mất điểm bởi lo sợ tình trạng đình chiến trong chiến tranh thương mại cuối cùng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Tổng thống Mỹ đã cố gắng trấn an thị trường bằng cách ghi dòng trạng thái: “Các cuộc đối thoại với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt đẹp”.
Video đang HOT
Quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Trump đã cố gắng gạt đi những đồn đoán rằng vụ bắt giữ nhắm mục tiêu gây sức ép buộc Bắc Kinh nhượng bộ. Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow nói với Bloomberg: “Hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau. Một bên là cải tổ chính sách thương mại còn bên kia là hành động thực thi pháp luật”.
Khi mà vụ việc bắt giữ CFO của doanh nghiệp gây chấn động thị trường toàn cầu, nó cho thấy tầm ảnh hưởng ngày một lớn dần của Huawei. Trong vòng 31 năm kể từ khi mới được sáng lập bằng chỉ khoảng 3.000USD tại thành phố Thâm Quyến miền Nam Trung Quốc, Huawei đã vươn lên từ một công ty kinh doanh bình thường thành một công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới cũng như công ty kinh doanh điện thoại thông minh lớn thứ 2.
Với doanh thu hàng năm 92,5 tỷ USD, Huawei có quy mô gần tương đương như Microsoft hay Google, và gấp 4 lần Alibaba. Huawei cũng là nhà tuyển dụng lớn nhất Trung Quốc với khoảng 180 nghìn nhân viên đang làm việc trên khắp thế giới, mỗi năm Huawei dành đến 15 tỷ USD cho ngân sách nghiên cứu và phát triển.
Vụ bắt giữ diễn ra ở thời điểm các hãng viễn thông trên khắp thế giới chuẩn bị đổ hàng tỷ USD vào thiết bị sử dụng công nghệ 5G. Huawei đã dành nhiều năm để đón đầu làn sóng này.
Và với Trung Quốc, Huawei “quá lớn để sụp đổ”.
Huawei có khả năng tự chủ cao hơn nhiều so với ZTE, Huawei nắm công nghệ bán dẫn hiện đại nhất – một lĩnh vực mà Trung Quốc đang tha thiết muốn phát triển. Công ty cũng tự thiết kế được bộ xử lý chip trong điện thoại thông minh và là một trong năm nhà cung cấp máy chủ lớn nhất thế giới.
Huawei cũng không hề che giấu tham vọng trong phát triển chip trí tuệ nhân tạo sử dụng trong máy chủ và thách thức sự phát triển của các công ty hàng đầu thế giới như Qualcomm và Nvidia.
Vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Châu cho thấy phía Mỹ vẫn còn vô khối các vũ khí phi thuế quan để có thể chiến đấu với Trung Quốc trong chiến dịch kinh tế và công nghệ chống lại nước này, theo phân tích của Gavekal Research.
Nếu Mỹ tiếp tục ngăn Huawei không sử dụng công nghệ Mỹ, giống như hãng đã từng làm với ZTE, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ gián đoạn theo những cách vô cùng khó lường.
Dù hiện đang là nhà cung cấp đứng đầu Trung Quốc, Huawei vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp toàn cầu để sản xuất được thiết bị cầm tay cao cấp, máy chủ và thiết bị viễn thông.
Theo Báo Mới
Diễn đàn Quora bị hacker tấn công và đánh cắp dữ liệu của hơn 100 triệu người dùng, bao gồm nhiều thông tin bí mật
Các vụ hacker tấn công và đánh cắp dữ liệu trên quy mô lớn đang ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.
Quora cho biết rằng hacker đã tấn công vào diễn đàn này vào tuần trước, và có thể đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 100 triệu người dùng. Các dữ liệu bao gồm tên, địa chỉ email, mật khẩu và các thông tin cá nhân liên kết với tài khoản mạng xã hội.
Nhiều thông tin không được công khai của người dùng cũng có thể đã bị hacker đánh cắp, như tin nhắn cá nhân. Quora đã gửi email tới tất cả người dùng bị ảnh hưởng, cảnh báo việc thông tin cá nhân của họ có thể đã bị đánh cắp và yêu cầu đổi mật khẩu tài khoản.
Quora là một diễn đàn lớn, các thành viên có thể đăng bất kỳ câu hỏi nào từ trên trời xuống dưới biển và các thành viên khác sẽ tham gia trả lời. Diễn đàn này có rất nhiều nội dung thú vị và bổ ích, vì vậy thu hút được nhiều người dùng.
Phạm vi ảnh hưởng của vụ tấn công này là 100 triệu người dùng, một con số rất lớn. Vào năm 2015, diễn đàn mới có 200 triệu người dùng truy cập mỗi tháng.
Giám đốc điều hành Adam D'Angelo cho biết: "Phần lớn các dữ liệu đều được công khai trên Quora. Nhưng việc hacker có thể lấy được các thông tin cá nhân của người dùng là rất nghiêm trọng".
Ông D'Angelo cho biết đang phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật và một công ty điều tra để tìm ra thủ phạm. Cũng may là Quora không lưu trữ những dữ liệu quan trọng của người dùng, như tài khoản ngân hàng hay số điện thoại cá nhân.
Theo GenK
Hacker tấn công 50.000 máy in để... kêu gọi đăng ký kênh PewDiePie Tự nhận trách nhiệm về vụ tấn công hơn 50.000 máy in trên khắp thế giới và là "fan ruột" của PewDiePie (một người sản xuất nội dung đang sở hữu channel có nhiều lượt đăng ký nhất trên YouTube), TheHackerGiraffe đã đứng ra hack máy in để kêu gọi mọi người tiếp tục ủng hộ thần tượng của mình. Vụ việc này...