Chuỗi cầm đồ phát hành trái phiếu 100 tỷ đồng
Công ty cổ phần Kinh doanh F88, đơn vị sở hữu chuỗi cầm đồ cùng tên, mới thông báo phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 100 tỷ đồng.
Số tiền thu được công ty sẽ phục vụ cho hoạt động cho vay cầm cố, mở rộng hệ thống cửa hàng và trả lương, thưởng cho nhân viên.
Trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, không tài sản đảm bảo và lãi suất cố định 11,5%. Một quỹ đầu tư chứng khoán trong nước đã chi 74,6 tỷ đồng để mua trái phiếu này, còn lại đến từ nhà đầu tư cá nhân.
Đây là lần thứ bảy trong năm nay F88 huy động vốn qua kênh trái phiếu. Tổng giá trị phát hành đã đạt 800 tỷ đồng. Một số đợt phát hành có lãi suất cố định lên đến 12,5% một năm.
Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm công bố chiều 12/10, FiinRatings đánh giá F88 ở mức “ổn định” khi doanh nghiệp này liên tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra trong nhiều năm và đang có tầm nhìn dài hạn trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân bên cạnh cho vay cầm đồ trong 5 năm tới.
Tính đến cuối tháng 6, đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 3,5 lần. Công ty đang có kế hoạch huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư chiến lược vào đầu năm sau nên tỷ lệ đòn bẩy tài chính có thể được duy trì dưới mức 4 lần trong trung hạn.
Tổng các khoản cho vay dưới chuẩn (quá hạn 90 ngày) xấp xỉ 1% tổng dư nợ cho vay vào cuối tháng 7 và chi phí trích lập dự phòng sử dụng để xóa sổ các khoản nợ xấu khoảng 8-9% một năm trên tổng dư nợ, thấp hơn so với mức 20-25% của các công ty cho vay tiêu dùng khác.
Trong lần công bố kết quả kinh doanh gần nhất, ban lãnh đạo F88 cho biết lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 16,6 tỷ đồng và năm 2020 là 44,8 tỷ đồng. FiinRatings dự báo tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm nay của công ty này khoảng 18%, tăng 5 điểm phần trăm so với năm tài chính 2020.
Video đang HOT
Chủ tiệm hủ tiếu mang chỉ vàng đi cầm, lấy 5 triệu làm vốn để bếp lại đỏ lửa
Để có vốn làm ăn sau bao ngày giãn cách, nhiều người dân đã mang tài sản đi cầm cố, đổi lấy 5-7 triệu đồng để mở lại quán hủ tiếu, bánh canh, tự mình kiếm sống sau 3 tháng ngồi một chỗ phòng dịch.
Nhiều người đổ xô đến các tiệm vàng cầm cố vàng trong ngày 1-10 - Ảnh: NGỌC HIỂN
Ngày đầu tiên tái hoạt động, nhiều tiệm vàng lớn ở TP.HCM ghi nhận nhiều người dân đến xếp hàng vào tiệm... cầm vàng.
Tại một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), người dân đến giao dịch quá đông khiến tiệm vàng phải nhờ bảo vệ dân phố hỗ trợ, yêu cầu người dân giãn cách, lần lượt vào tiệm giao dịch.
Lặng lẽ đứng xếp hàng chờ đến lượt vào tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, ông Lê Văn Quyền (40 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho hay hai vợ chồng có tiệm hủ tiếu trên đường Nơ Trang Long, kinh doanh ổn định nhiều năm qua.
Từ năm ngoái đến nay dịch bệnh ảnh hưởng đến việc bán buôn, nhất là đợt dịch lần thứ 4 khiến tiệm phải đóng cửa suốt 3 tháng trời.
Theo ông Quyền, thời gian qua gia đình đã nhận được mấy đợt hỗ trợ của thành phố, đủ cho việc trang trải ăn uống thường ngày. Nhưng để mở cửa quán, ông phải có một số vốn kha khá để mua xương thịt, gas... nên đã đi cầm cố 1 chỉ vàng lấy 5 triệu đồng.
Những ngày tới, hai vợ chồng ông Quyền lại buôn bán để nuôi 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học.
"Dịch khó khăn quá, muốn mở lại hàng quán cũng cần phải mua xương, mua thịt và đổi bình gas mà bây giờ kẹt quá, phải đi cầm vàng để có thêm chút vốn, mai mốt buôn bán được sẽ chuộc lại" - ông Quyền nói.
Lực lượng bảo vệ dân phố đến tiệm vàng hỗ trợ, yêu cầu người dân xếp hàng giãn cách - Ảnh: NGỌC HIỂN
Giống như ông Quyền, nhiều người đến các tiệm vàng ở quận Bình Thạnh, Gò Vấp vào ngày 1-10 chỉ để cầm 1 chỉ vàng lấy chút vốn làm ăn. Nhiều người cho hay chỉ cần buôn bán được sẽ sớm chuộc lại vàng và trang trải được các chi phí cho gia đình, không cậy nhờ các gói cứu trợ.
Trong khi đó, nhiều người cũng đến xếp hàng ở các tiệm vàng để đóng tiền lãi suất cầm cố vàng mà chưa thể chuộc lại do thời gian qua thất nghiệp.
Anh Thanh Tú (hướng dẫn viên du lịch) cho biết từ đầu tháng 7 đã đi cầm 1 chỉ vàng lấy 4 triệu đồng trang trải cuộc sống, đến nay chưa thể chuộc lại vàng nên đành đi đóng tiền lãi, khi nào đủ tiền mới chuộc về.
Theo anh Tú, do ngành du lịch sẽ còn gặp khó khăn trong thời gian tới nên bây giờ anh chỉ cố gắng cầm cự, làm mọi việc để kiếm sống trong thời điểm này.
Người dân xếp hàng để lần lượt vào bên trong tiệm vàng - Ảnh: NGỌC HIỂN
Đến tiệm vàng trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) bán 1 chỉ vàng lấy 5 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Sáng cho hay mới mua chỉ vàng này trước dịch với số tiền 5,2 triệu đồng, nay bán lại lỗ 200.000 đồng.
Anh Sáng kinh doanh tự do, song cuộc sống khó khăn nên chấp nhận bán "của ăn của để" để tạm thời lo miếng ăn.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đã có được vốn liếng để đến chuộc lại vàng, như shipper Lê Thành Chung đã đến chuộc 1 chỉ vàng với số tiền hơn 5 triệu đồng mà ông đã đi cầm trước dịch.
Theo ông Chung, từ đầu tháng 6 khó khăn nên phải đi cầm vàng lo chi phí ăn uống của gia đình. Mấy ngày qua đi giao hàng công nghệ để dành được hơn 5 triệu đồng nên ông chuộc vàng về.
Người dân giao dịch tại một tiệm vàng ở quận Gò Vấp qua lớp cửa sắt - Ảnh: NGỌC HIỂN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , đại diện tiệm vàng trên đường Lê Quang Định cho hay nhiều người cầm cố vàng thời điểm tháng 6, tháng 7 song tiệm vàng đóng cửa trong thời gian giãn cách, nhiều người sợ bị thanh lý tài sản nên đổ dồn đến đóng tiền lãi.
Đồng thời, nhiều người có nhu cầu về vốn liếng để làm ăn nên cũng mang vàng ra cầm cố.
'Các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn hơn chứng khoán' FiinGroup dự báo dòng tiền từ thế hệ nhà đầu tư trẻ sẽ còn ở lại thị trường ít nhất hết quý I năm sau, khi các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn. Báo cáo phân tích về các yếu tố cung, cầu trên thị trường chứng khoán của FiinGroup đánh giá, vàng và USD không còn là ưu tiên...