Chuốc áp lực lên đầu con trẻ khi chán học: Hỡi cha mẹ hiện đại, cớ sao cứ phải hành động tiêu cực mới giúp con thích học?
Thật mừng cho cha mẹ nào có con tự giác học tập vì phụ huynh đó sẽ không phải đối mặt với viễn cảnh kinh khủng mỗi lần con bước vào bàn học là một lần bước vào cuộc chiến.
Việc học là việc quan trọng hàng đầu của con trẻ. Việc học theo con từ bé đến lớn, là hành trang đưa con đến những nơi ước mơ còn dang dở nhưng không phải con trẻ nào cũng ý thức được mình cần phải học để làm gì. Đối với nhiều đứa trẻ, học hành chỉ vì sự bắt ép của cha mẹ, học vì kỳ vọng của người lớn, vì định hướng của người khác chứ không phải học vì mình.
Tất nhiên vẫn luôn có cách giúp trẻ bớt chán học mà chủ yếu nhất là cha mẹ đừng gây áp lực mà hãy tạo động lực cho trẻ. Như phương pháp trong bài đăng mới nhất của anh “Chánh Văn” Hoàng Anh Tú, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường hàng đầu, vừa chia sẻ. Anh cho rằng cha mẹ thường nghĩ quá nhiều từ đó đặt áp lực quá lớn hay kỳ vọng thái quá lên khả năng của con. Điều này vô tình là gánh nặng đè lên vai đứa trẻ và thay vì làm như vậy, cha mẹ có thể làm 4 cách sau: Biến gia đình là một team, truyền cảm hứng cho con, khiến trẻ chịu trách nhiệm về bản thân và cuối cùng hãy cùng đối thoại và để tâm.
Chuyên gia tâm lý tuổi teen anh Chánh Văn – Hoàng Anh Tú.
KHI CON CHÁN HỌC: ĐỪNG GÂY ÁP LỰC – HÃY TẠO ĐỘNG LỰC.
Nhiều cha mẹ, tôi đã chứng kiến và chính tôi cũng đôi lần sai như thế, gây áp lực cho con thay vì tạo động lực. Là bởi chúng ta, các bậc cha mẹ đôi khi nghĩ xa quá, lo nhiều quá, tưởng tượng ra những điều nó còn chưa chắc sẽ xảy ra. Là bởi chúng ta có quá nhiều “kinh nghiệm đau thương” nên chỉ nhìn thấy những thứ tiêu cực có thể xảy ra với con mình. Là bởi chúng ta quá yêu con, quá sợ hãi với những nguy cơ có thể xảy ra với con mình nên chúng ta phòng tránh từ xa, xây đủ những bức tường bao quanh con. Sự sợ hãi của chúng ta đang nhốt con cái mình trong đủ mọi rào cản, yêu cầu, đòi hỏi và bắt ép. Như càng nghèo thì càng bắt con phải học để sau này thoát nghèo. Như những đòn roi của tuổi thơ khiến khi làm cha mẹ rồi lại coi đòn roi ấy đã giúp mình trưởng thành, coi việc đòn roi là tất lẽ dĩ ngẫu cách cha mẹ dạy con.
Là còn chưa kể, với nhiều cha mẹ, sĩ diện của bản thân cao hơn lòng bao dung và yêu thương dành cho con mình. Con học dốt cảm thấy xấu hổ mỗi lần đi họp phụ huynh, 1/6 hay cuối năm học của con, công ty trao thưởng quà cho con em cán bộ có bằng khen học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhưng con mình không đạt nên xấu hổ với đồng nghiệp cơ quan. Con nghịch ngợm khiến người xung quanh khó chịu thì tức điên lên mà mắng con xa xả thay vì xin lỗi người đang khó chịu kia và cùng con đưa ra giải pháp tích cực để con thay đổi. Sự sĩ diện của cha mẹ sẽ làm chết mọi nỗ lực của đứa trẻ, khiến chúng trở thành đối phó và phản ứng tiêu cực.
Và cả sự kỳ vọng thái quá vào con cái cũng khiến cha mẹ gây ra những áp lực cho con. Kiểu 9 điểm mà vẫn hỏi con: “ Sao con không đạt 10 điểm? Chỉ một xíu nỗ lực nữa thôi con sẽ đạt 10 điểm“. Kể cả những lời khen sai cách cũng khiến trẻ bị áp lực.
Vậy, làm sao để đổi chỗ từ gây áp lực thành tạo động lực?
1. Chúng ta là 1 team
Video đang HOT
Đừng để những lo lắng trong bạn khiến con bạn căng thẳng theo. Hãy đứng về phía con. Hãy cho rằng việc tạo động lực cho con cũng chính là tạo động lực cho mình. Hãy nghĩ tích cực, nói những điều tích cực thay vì chỉ thấy những nguy cơ, nguy hiểm. Thử nghĩ đến những điều tốt đẹp như chúng ta sẽ có được khi làm tốt việc này xem. Đừng đẩy con sang phía đối diện bạn. Đừng đặt ra bất cứ một “trả giá” nào. Khi bố mẹ và con cái cùng một team, chúng ta sẽ có sức mạnh đồng thuận, sự đồng lòng, sẵn sàng của con.
2. Kiểm soát hay truyền cảm hứng?
Bạn sẽ là người truyền cảm hứng cho con chứ không phải ai khác. Truyền cảm hứng rất khác với việc kiểm soát. “ Nào chúng ta cùng học” sẽ khác với “ Con học bài chưa? Sao giờ này còn chưa làm bài?“. Kiểm soát sẽ khiến cha mẹ gây áp lực cho con, truyền cảm hứng sẽ tạo động lực cho con. Kiểm soát sẽ thành lực kéo – Truyền cảm hứng sẽ là lực đẩy. Cha mẹ chọn đi!
3. Trách nhiệm thuộc về con
Việc nhiều cha mẹ lo lắng cho con mà “đấm tiền” cô, “chạy điểm” thầy vẫn thường xảy ra ở nhiều trường công. Hay dùng tiền thưởng nếu con làm xong bài. Hoặc quát mắng con vì chúng điểm kém đều là những việc chẳng khiến đứa trẻ có thêm động lực nào sất. Hãy dạy con về trách nhiệm. Trách nhiệm với những gì con đã làm – không làm hay cả những gì con chưa muốn làm. Hãy gắn nó với những hình phạt một cách nghiêm khắc. Hãy phạt con vì sự thiếu trách nhiệm chứ không phải vì không nghe lời cha mẹ. Bởi cuộc đời của trẻ ở phía trước sẽ thất bại hoàn toàn nếu trẻ vô trách nhiệm ngay từ bé.
4. Đối thoại & Để tâm
Hãy trò chuyện với trẻ. Lắng nghe lời con cái. Để “đọc vị” những điều chúng mong muốn, những tâm sự và cả những vấn đề mà có khi chính trẻ cũng chưa biết, chưa hiểu về bản thân chúng. Cha mẹ mới là người đủ tầm và đủ tâm để nhìn thấy những năng lực tiềm ẩn trong con cái mình. Việc của bạn không phải là “ A! Bố thấy con nên làm thế này” hay “ Ồ, con phải làm thế kia cơ“. Mà chỉ là lắng nghe, lắng nghe bằng sự tôn trọng con ở mức cao nhất. Luôn giữ câu hỏi trong đầu “ Con mình cần tạo động lực cho những gì?“, “ Con mình thực sự đang mong muốn điều gì?“. Rồi tìm câu trả lời trong chính những chia sẻ của con. Và sau đó, đừng đẩy con vào hướng bạn cho là đúng đắn. Hãy khơi gợi và giúp con tự phát hiện ra con đường đó, khích lệ con lựa chọn con đường đó.
Tôi vẫn luôn cho rằng, để tạo động lực cho con thay vì gây áp lực, cha mẹ cần phải học cách đối xử bình đẳng với con nhưng vẫn phải giữ cái uy của người làm cha, làm mẹ. Uy quan trọng hơn Quyền. Quyền làm cha làm mẹ (có thể) trừng phạt con bằng đòn roi, bằng cắt viện trợ, bằng sự áp đặt, trấn áp. Uy của người làm cha, làm mẹ thì có thể không cần bất cứ đòn trừng phạt nào mà con vẫn biết chúng nên làm gì và không nên làm gì. Quyền thì xây dựng bằng quát mắng nhưng Uy phải được xây dựng từ lắng nghe và sự gương mẫu. Đừng làm con sợ bạn vì Quyền. Hãy khiến con nể bạn vì Uy.
Theo Helino
Ba mẹ cần lưu ý gì khi chọn lớp học thêm cho con?
Cho trẻ nhỏ tham gia các lớp ngoại khóa từ sớm đang là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý chọn lựa cho con các khóa giúp phát triển kỹ năng một cách khoa học.
Ngày nay, học thêm, học ngoại khóa không chỉ còn gói gọn trong những lớp kèm cặp, nhồi nhét thêm kiến thức cho con nữa. Các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn để giúp con được tiếp xúc với nhiều kiến thức, trải nghiệm đa dạng ngoài nhà trường và gia đình. Đó có thể là những khóa kĩ năng sinh tồn, khóa học bơi, võ, đối phó với kẻ xấu. Hay những khóa học tiếng Anh, giao tiếp, khả năng lãnh đạo hay phát triển tư duy sáng tạo...
Tuy nhiên, dù là khóa học gì cũng cần những tiêu chí để xác định sự hiệu quả và ảnh hưởng hưởng tích cực lên trẻ. Một trong những yếu tố gần đây được nhiều phụ huynh và chuyên gia giáo dục chú ý đến là HLV. Cụm từ này là viết tắt của Happy - Leading Questions & Activities - Visual.
H - Happy nghĩa là hạnh phúc
Nền giáo dục thế giới và Việt Nam đều đang hướng đến xây dựng những lớp học hạnh phúc. Và một lớp học hạnh phúc phải là nơi trẻ cảm thấy muốn đến, và ở đó trẻ muốn khám phá.
Một phương pháp giáo dục khoa học cần truyền cảm hứng học tập cho các con
Bà Maria Montessori, nhà giáo dục người Ý, có câu nói: "Gần như có thể nói rằng có mối quan hệ toán học giữa vẻ đẹp của môi trường xung quanh và hoạt động của trẻ nhỏ; trẻ sẽ tình nguyện khám phá trong môi trường đẹp đẽ hơn là trong môi trường xấu xí.". Môi trường đẹp đẽ không chỉ là môi trường, quang cảnh lớp học, mà quan trọng là bầu không khí được tạo ra bởi giáo viên trong lớp.
Theo kết quả một khảo sát với đối tượng chính là các em học sinh do trường ĐH Sư Phạm TPHCM tiến hành để trả lời câu hỏi "Học sinh cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi đến trường mỗi ngày?":
- 92,8% học sinh mong muốn thầy cô sẽ cười nhiều hơn.
- 84% học sinh mong muốn thầy cô nhẹ nhàng hướng dẫn khi các em làm gì sai.
- 82,4% học sinh mong muốn thầy cô đừng phê bình trước mặt bạn bè hay nhiều người.
- 82,4% học sinh muốn tổ chức học tập được xen kẽ với việc chơi, trao đổi, thảo luận
- 75,4% các em cũng khẳng định muốn thầy cô đừng cho học thuộc lòng nhiều quá.
- 60% muốn được chấp nhận những suy nghĩ hành vi chưa giống như người khác mong đợi.
Có thể thấy rõ ràng chính bản thân các em cũng biết mình muốn được học tập trong một môi trường như thế nào. Hạnh phúc trong lớp học đến từ chính giáo viên và nội dung, phương thức học tập chứ không phải từ các học sinh. Đừng yêu cầu con yêu thích học tập một cách vô lý. Thay vào đó, ba mẹ hãy tìm hiểu nhu cầu của con và chọn cho trẻ một trường học tập mà con thực sự cảm thấy thích thú và tạo được cảm hứng học tập.
L - Leading Questions & Activities: Hoạt động và câu hỏi dẫn dắt
Xu hướng giáo dục thời đại 4.0 không còn là truyền tải kiến thức 1 chiều, giáo viên thì nói còn học sinh thì phải nhớ nữa. Thay vào đó, cách giáo dục được đề cao và khuyên sử dụng bởi các chuyên gia giáo dục là tạo môi trường thúc đẩy tư duy của trẻ. Lúc này, người thầy có vai trò như "người đồng hành", khuyến khích học trò đặt câu hỏi, rồi dẫn dắt các con khám phá câu trả lời dựa trên phân tích của bản thân.
Học sinh chủ động trải nghiệm, khám phá kiến thức với các học cụ trực quan
Với những câu hỏi và Hoạt động dẫn dắt của giáo viên, học sinh được khuyến khích tư duy chủ động, đưa ra giả thuyết và tự mình khám phá kiến thức. Việc đặt câu hỏi, giúp trẻ tư duy đa chiều trong các môn xã hội có lẽ không quá khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Nhưng Toán học, một môn học thường bị coi là chỉ có những phép tính và công thức cứng nhắc, thì phải làm như thế nào.
Trên thế giới, gần nhất là Hàn Quốc đã có chương trình phát triển tư duy cho trẻ thông qua môn Toán làm được điều này hơn 20 năm qua. Chương trình này lấy phương pháp gợi hỏi Maieutic làm nền tảng giáo dục, đưa ra những câu hỏi gợi mở, mang tính chất khuyến khích người được hỏi đưa ra thảo luận về một vấn đề.
Với phương pháp Maieutic, học sinh phát huy được khả năng tư duy độc lập của bản thân, đồng thời nắm vững được những kiến thức đã học. Các kỹ năng tư duy ở cấp cao hơn cũng được thể hiện trong quá trình học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, thảo luận, tranh biện, đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin.
V- Visual: Trực quan sinh động
Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, trẻ cần nhiều những ví dụ hay hoạt động trực quan để có thể nắm bắt được ý tưởng. Theo nghiên cứu, con người chỉ nhớ được 10% những điều đã đọc, 20% điều đã nghe, 30% điều đã thấy nhưng lại đến 50% điều vừa thấy vừa nghe, 70% điều đã nói và 90% điều chúng ta vừa nói vừa làm. Do vậy, các hoạt động và học cụ trực quan là điều trong thể thiếu trong các lớp học thời 4.0.
Học sinh vừa tư duy, thảo luận cùng bạn bè và thử nghiệm ý tưởng trong lớp
Chị Dương (Thanh Xuân, HN) có con đang học lớp 2 chia sẻ: "Nhiều khi mình thấy con đi học về đọc vanh vách quy tắc Toán học nghe có vẻ thuần thục lắm. Nhưng đến khi áp dụng vào bài về nhà thì lại lúng túng. Hôm sau đi học thì cô lại nhận xét là con không nhớ bài. Rõ ràng là con cũng chỉ học vẹt và hoàn toàn không hiểu để mà nhớ được lâu. Nếu có chương trình nào giúp con hiểu Toán học từ bản chất thì mình sẽ lựa chọn để con học thêm thay vì những lớp nhồi nhét kiến thức."
Ghi nhận tại một Hệ thống trung tâm phát triển tư duy sáng tạo uy tín tại Việt Nam hiện nay, hệ thống này đã áp dụng rất thành công tiêu chí HLV trong môi trường học tập. Thông qua môn toán, chương trình hướng đến đích cuối cùng là phát triển trọn vẹn 4 bậc tư duy từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề. Ngoài ra, Công nghệ hiện đại cùng hệ thống học cụ trực quan, sinh động tại hệ thống trung tâm cũng giúp tối ưu hiệu quả thu nhận kiến thức và luôn mang lại niềm vui học tập cho trẻ.
Trên hết, việc lựa chọn được phương pháp và trung tâm uy tín và có cách tiếp cận hoàn toàn mới trong phát triển tư duy là điều hết sức quan trọng. Các phụ huynh cần thận trọng cân nhắc khi tìm lớp học thêm cho con trong độ tuổi mầm non và tiểu học. HLV nên là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn hợp lý và đúng đắn.
Theo giadinhvietnam
Những bí quyết giúp cha mẹ không còn "phát điên" khi dạy con học bài, toàn điều đơn giản nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ! Chị Phan Hồ Điệp nổi tiếng là người đứng đằng sau thành công của con trai mình, thần đồng Đỗ Nhật Nam. Bài chia sẻ mới nhất của chị sẽ bật mí bí quyết để mỗi lần dạy con, cha mẹ không còn phải vật lộn như cuộc chiến nữa. Chuyện dạy con học là điều cha mẹ nào cũng thường làm. Mong...