Chứng u uất sau khi làm mẹ
Chán nản, biếng ăn, không muốn nói chuyện, mất ngủ, cáu kỉnh… là những biểu hiện thường thấy của chứng u uất ở phụ nữ sau khi sinh.
Đến thăm Hương Trà, chỉ mới 28 tuổi, sau khi sinh, thấy cô thở dài thườn thượt mặc dù đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh được chăm sóc rất bụ bẫm, nhà cửa sạch đẹp và cơm dẻo canh ngọt vẫn đều đặn ngày ba bữa. “Nhiều lúc mình chỉ muốn đập vỡ cái gì đó, tung hê đi hết cả…”, những tâm sự của Hương Trà khiến người viết giật mình kinh ngạc.
Hội chứng “phụ nữ trí thức”
Những tưởng ông xã Hương Trà “có vấn đề”, hỏi kỹ ra mới biết do đang quen với cường độ công việc bận rộn trong vai trò quản lý tại một công ty du lịch, sau khi sinh, Hương Trà ngồi nhà vừa chăm con, vừa một tay lo hết cơm nước chợ búa vì mẹ chồng nhất định không đồng ý cho thuê người giúp việc. Công việc của chồng cô cũng quá bận rộn nên không đỡ đần được vợ. Gần một năm trôi qua, sống trong bốn bức tường và đứa con nhỏ, Hương Trà cảm thấy mình như bị ngắt ra khỏi mọi giao tiếp xã hội. Những bức bối, uất ức, chán nản… từ đó nảy sinh.
Thật ra số phụ nữ mắc phải tình trạng như Hương Trà cũng không phải ít, đặc biệt là phụ nữ thành phố, dạng trí thức thường ngày bận rộn. Sự thay đổi môi trường sinh hoạt đột ngột cộng với trách nhiệm làm mẹ quá sức khiến nhiều người chới với.
Không ít cô gái trẻ rất lúng túng không biết xoay xở ra sao sau khi sinh con đầu lòng do gia đình mẹ đẻ ở xa, tìm người chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm không nhiều. Nhiều người do sống cùng gia đình chồng không tìm được tiếng nói đồng cảm, lại luôn bị mẹ chồng la mắng khiến tinh thần càng u uất hơn. Không ít bà mẹ trẻ đau khổ một mình mà không lý giải được tại sao, cũng không biết cách chia sẻ để chồng hiểu.
Trên thế giới đã có trường hợp các bà mẹ trẻ mắc chứng u uất sau khi sinh kéo dài, dẫn đến u uất và tuyệt vọng, có người nhảy lầu tự tử, có người biến thành nữ sát thủ giết hại người khác rồi tự sát như trường hợp một nữ luật sư người Mỹ tại bang Michigan năm 2004…
Video đang HOT
Nếu phát hiện ra sớm, nhanh chóng tìm kiếm phương pháp chữa trị, bạn có khả năng đẩy lùi được chứng bệnh này và kiểm soát được đời sống tinh thần của mình. – Ảnh minh họa.
Nguyên nhân và giải pháp
Thay đổi về hình dáng cơ thể, xung đột tâm lý, áp lực tinh thần, mất tự tin, áp lực cuộc sống quá lớn, thiếu giao tiếp xã hội, tiều tụy về sức khỏe, không hài lòng về chồng và hôn nhân, đặc biệt mắc phải sự cố như thai nhi chết lưu hoặc chết sau khi sinh… là những “thủ phạm” âm thầm tạo ra chứng u uất ở các bà mẹ trẻ sau khi sinh. Nếu phát hiện ra sớm, nhanh chóng tìm kiếm phương pháp chữa trị, bạn có khả năng đẩy lùi được chứng bệnh này và kiểm soát được đời sống tinh thần của mình.
Để tránh những hậu quả không hay, các cặp vợ chồng cần phải tìm kiếm mọi cách thức nhằm giúp người phụ nữ thoát ra khỏi chứng bệnh u uất đó như: tìm kiếm niềm vui, giúp tinh thần thư giãn như mát-xa, nghe nhạc, xem phim, chăm sóc cây cối, thuê người giúp việc để san sẻ công việc…
Sau khi vừa sinh nên hạn chế lượng khách tới thăm, tắt điện thoại di động… để tránh những tác động không đáng có từ bên ngoài, làm trong sạch và yên bình môi trường sống của mình, tĩnh dưỡng lại tinh thần. Cố gắng tận hưởng đồ ăn giàu dinh dưỡng và sự chăm sóc của người thân. Vận động cơ thể và làm những việc nhà thật nhẹ nhàng, thật phù hợp với sức khỏe để tránh dồn sự tập trung lên em bé, dẹp hết những việc bực mình.
Các bà mẹ phải tranh thủ tạo cơ hội được nghỉ ngơi, khi con ngủ cũng phải tranh thủ ngủ theo, không nên tận dụng thời gian đó làm việc nhà. Ngủ nhiều, đẫy giấc sẽ giúp bạn có tinh thần sảng khoái. Chủ động trò chuyện với chồng và người thân để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con, tạo sự giao lưu và chia sẻ, xóa tan nỗi khiếp sợ và áp lực lớn khi làm mẹ. Tự điều chỉnh tâm lý, thay đổi cách suy nghĩ theo hướng lạc quan và tích cực, dũng cảm đối mặt với thực trạng hiện có.
Các ông chồng đặc biệt phải có trách nhiệm, luôn kề cận để tìm hiểu những biến đổi về tâm sinh lý của vợ và chia sẻ cùng làm việc nhà hoặc cùng chăm con. Chỉ có nỗ lực của cả hai bên và những người thân sống cùng gia đình, chứng bệnh u uất sau khi sinh mới bị đẩy lùi.
Theo vietbao
Mẹ bầu đi du lịch: Tại sao không?
Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
Trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, cơ thể chị em thường vẫn còn gọn gàng, nhưng không nên đi vì quá trình thai nghén vẫn chưa đi vào giai đoạn ổn định. Thêm vào đó, các dấu hiệu của nghén sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuyến đi.
Nếu có ý định đi du lịch, mẹ bầu nên đi trong khoảng tháng thứ 4 trở về sau. Lúc này, quá trình mang thai đã ổn định và các dấu hiệu của nghén thường đã hết.
Các bà bầu hoàn toàn có thể thăm thú các nơi, chỉ có điều tất cả phải được chuẩn bị cẩn thận.
- Trước khi đi du lịch, cần hỏi ý kiến bác sĩ: Việc làm này nhằm đảm bảo rằng sức khỏe của bạn có đủ tiêu chuẩn để được đi xa và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích phục vụ việc đi lại trong chuyến đi.
- Lựa chọn nơi đến: Bạn nên lựa chọn các địa điểm có khoảng cách địa lý không quá xa nơi ở để đảm bảo cho sức khỏe của bạn và bé. Cũng như nên tìm hiểu thêm một số thông tin về các trung tâm y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế có dịch vụ sản, phụ khoa ở khu du lịch mình đến. Càng biết nhiều thông tin chi tiết càng tốt.
- Đừng quên uống đủ nước và khoáng chất. Phụ nữ có thai khi đi đường dài phải uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Luôn mang theo chai nước khi đi tàu xe, đặc biệt khi đến những vùng khí hậu khô và nóng.
-Ăn uống đầy đủ cũng rất quan trọng, thức ăn trong cuộc hành trình không phải lúc nào cũng như mong đợi. Tốt nhất nên mang theo bên mình những thức ăn thích hợp. Đừng mang, xách nhiều hành lý quá nặng. Trong trường hợp cần thiết, hãy yêu cầu sự giúp đỡ. Không ai không sẵn lòng giúp đỡ phụ nữ, hơn nữa lại là phụ nữ có bầu.
- Chuẩn bị đủ loại quần áo: Thân nhiệt bà bầu rất hay thay đổi cộng với việc ở vùng đất mới có thể bạn sẽ không quen khí hậu. Để không bị ảnh hưởng bởi khí hậu vùng đất mới, chị em nên chuẩn bị đủ loại quần áo nóng, lạnh, mát mẻ cần thiết. Dày dép đi lại cũng thoải mãi để bạn có thể dễ dàng đi lại, thăm quan.
- Chỉ nên mang theo những vật dụng cần thiết, không nên mang theo nữa để tránh hành lý cồng kềnh, khó vận chuyển. Nên chuẩn bị riêng cho mình một chiếc gối, mẹ bầu sẽ dễ nghỉ ngơi trong quá trình đi.
- Chứng huyết khối (sự hình thành một cục máu trong mạch máu hoặc trong tim) là vấn đề nguy hiểm nhất bạn nên thật trọng trong quá trình đi du lịch. Nếu có điều gì bất thường, bạn phải lập tức dừng cuộc du lịch và yêu cầu bác sỹ ngay. Ngoài ra, nếu đi du lịch, bạn hãy tránh những khu vực có thể mắc bệnh sốt rét.
- Các mẹ bầu nên lưu ý cũng không nên đi chơi quá xa khi ngày dự kiến "lâm bồn" đang đến gần (2-3 tuần cuối).
Theo vietbao
Chùm ảnh xúc xích chứa đầy giòi Anh Trương - một người tiêu dùng tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho hay, vào chiều 10/6, anh đã mua hai gói xúc xích của Song Hội loại 500g (50g x 10 cây) tại siêu thị trong khu phố. Sau khi mua về, người chị gái đang mang thai hai tháng và cô con gái hai tuổi bóc ra ăn. "Con gái tôi...