Chứng tiểu són
Tiểu són là sự không kiểm soát được khiến cho nước tiểu cứ rỉ hoặc chảy ra trước khi ta kịp “chạy” đến nơi (có thể) tiểu. Có khi nước tiểu cứ rỉ ra mà ta không biết.
Chứng này có thể xảy ra trong khi có thai, khi ho hoặc ách xì, hoặc khi thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bọng đái (bàng quang). Nó cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc gây ra do một số bệnh của hệ thần kinh hoặc các hệ thống khác của cơ thể.
Rượu, cà phê, và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra tiểu són. Trong một số trường hợp, có người chỉ cần nghe tiếng nước chảy là són tiểu. Trong trường hợp quá sợ hãi, “sợ đến… “tè” ra quần” là chuyện không phải hiếm gặp.
Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới nhiều. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu hoặc quá… “hăng hái” (overactive).
Những người bị tiểu són thường ít khai bệnh với bác sĩ vì mắc cỡ. Một số thống kê cho thấy ở Hoa Kỳ chỉ có khoảng 50 phần trăm những người bị són tiểu khai bệnh với bác sĩ để được điều trị. Tuy nhiên, đây là một chứng không phải hiếm gặp. Khoảng 13 triệu người ở Hoa Kỳ bị tiểu són.
Tỉ lệ bị tiểu són ở phụ nữ trẻ hơn 65 tuổi là 10 đến 25 phần trăm. Tỉ lệ này ở phụ nữ trên 60 tuổi không sống trong các viện điều dưỡng (nursing home) là 15 đến 30 phần trăm. Tỉ lệ này ở các bệnh nhân sống trong các nursing home là hơn 50 phần trăm.
Triệu chứng chính của tiểu són, dĩ nhiên là… són tiểu. Sự són nước tiểu này có thể thường xuyên và nhiều, hoặc không thường xuyên và ít. Đối với những người còn hoạt động (đi làm, dự tiệc tùng nhiều), hoặc những người bị són nhiều nước tiểu, ngay cả một lần mỗi tuần (nhất là vào lúc không thích hợp) cũng có thể đã là quá nhiều.
Ảnh minh họa
Các triệu chứng có thể đi kèm là:
- Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày.
- Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm.
- Tiểu gắt.
- Đái dầm.
Để chữa trị thích hợp, bác sĩ sẽ phải hỏi bệnh tỉ mỉ, làm các xét nghiệm thích hợp. Đầu tiên, là bệnh sử của bệnh nhân, ví dụ như:
- Những thuốc gì đang dùng.
- Số lần có thai.
- Có những bệnh gì khác ngoài chứng són tiểu.
Video đang HOT
- Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ.
- Số lượng nước và chất lỏng (canh, phở…) dùng trong thời gian đó.
- Các hoạt động, cười, ho… trong hay trước khi bị són tiểu.
- Số lượng cà phê, rượu đã dùng cũng có thể giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán són tiểu.
Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ phải khám xem có bệnh tổng quát gì không, khám vùng đi tiểu (vùng chậu – pelvic examination), và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu xem có bị nhiễm trùng không, xét nghiệm xem thận có vấn đề gì không, cũng nằm trong số những điều cần phải làm để có chẩn đoán chính xác.
Một số thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tả để xem nước tiểu ra nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bọng đái khi đầy nước, vân vân là các cách để phân loại tiểu són và có cách trị thích hợp.
Khi đã có chẩn đoán chính xác, sẽ có nhiều cách hiệu quả để điều trị tiểu són.
Đầu tiên, việc đơn giản nhất là trị hoặc tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm. Ví dụ, như tránh không uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân. Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, bác sĩ có thể ngưng hoặc thay các thuốc có thể góp phần vào việc tiểu són.
Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu cũng là một cách để giảm tiểu són. Trong trường hợp tiểu són vì cơ kiểm soát đường tiểu bị yếu, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là Kegel exercises) tương đối đơn giản sẽ được hướng dẫn cho bệnh nhân để làm cho đường tiểu được kiểm soát tốt hơn.
Nếu ho, ách xì… gây ra són tiểu, trị các triệu chứng này cũng sẽ giúp rất nhiều. Một số bệnh khác, tổng quát hay thần kinh, có thể là nguyên nhân, và trị nguyên nhân, nếu được thường là cách tốt để tiệt nguồn gốc của triệu chứng.
Có nhiều thuốc để trị triệu chứng són tiểu. Các thuốc này có thể là thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu).
Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh. Đôi khi estrogen cần thiết để làm tăng độ đàn hồi của các cơ bắp ở vùng chậu ở phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ dùng khi thật cần thiết và với liều thấp nhất có thể được. Các loại kem estrogen có thể giúp giảm triệu chứng nhiều hơn trong khi ít bị hấp thu vào cơ thể hơn so với các loại estrogen dán hoặc uống.
Một số dụng cụ có thể được dùng để giúp tập cho các bắp thịt ở đường tiểu co bóp hiệu quả hơn.
Cuối cùng, thường thì khi các phương pháp khác đã thất bại, phẫu thuật có thể giúp ích. Phẫu thuật cũng có nhiều phương pháp khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ có thể phòng ngừa (hoặc chữa) chứng són tiểu bằng các thể dục đơn giản làm tăng độ dẻo dai và sức mạnh của các bắp thịt xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và hậu môn (kegel exercises). Bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn để tập các thể dục này một cách hiệu quả.
Giảm cân, tập thể dục bụng, giảm ho, tránh nâng vật nặng quá, bỏ hút thuốc, trị bón cũng có thể giúp phòng són tiểu
Đi tiểu đều đặn dù chưa cảm thấy “mắc tiểu” cũng có thể giúp phòng chứng són tiểu.
Tóm lại, són tiểu là một chứng thường gặp, cũng là một loại bệnh tật như các loại bệnh tật khác. Ta không nên quá mắc cỡ đến nỗi giấu cả bác sĩ, khiến cho bệnh không được chữa trị đúng mức và vào lúc còn nhẹ. Tùy theo nguyên nhân, có nhiều cách từ (thường là) đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Theo vietbao
Chuyện "yêu" liên quan gì với sức khỏe chị em?
Có những lúc bạn gặp một vấn đề rắc rối nào đó trong đời sống tình dục. Đó có thể là dấu hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh nào đấy. Hãy lưu ý một số trường hợp sau:
Khó có cảm giác
Có thể do hàm lượng testosterone thấp.
Không chỉ nam giới mới có testosterone. Ở cả 2 phái, testosterone có liên quan đến sự ham muốn. Trong những năm trước thời kỳ mãn kinh, lượng testosterone giảm khoảng một nửa so với phụnữ ở tuổi đôi mươi.
Lời khuyên: Nếu sức khỏe tổng thể chung của người phụ nữ cũng như mối quan hệ được cho là tốt, các bác sỹ thường kiểm tra lượng hoóc-môn. Thông thường sẽ có hoóc-môn thay thế nếu gặp vấn đề về testosterone, tuy nhiên hiệu quả lâu dài của liệu pháp thay thế này vẫn chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh.
Chưa bao giờ có cảm giác
Có thể do bị suy nhược hay do uống thuốc chữa suy nhược
Đánh mất thú vui với một số hoạt động mang lại niềm vui, đặc biệt là sex là dấu hiệu cơ bản của suy nhược hay trầm cảm. Điều đáng nói là thuốc để chữa bệnh này cũng có thể khiến bạn đánh mất ham muốn, cảm giác.
Lời khuyên: Phụ nữ thường không liên hệ giữa sự chán nản về sex với trầm cảm, suy nhược. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác mệt mỏi, chán nản hay bất kỳ triệu chứng nào của suy nhược, trầm cảm, nên tìm gặp bác sỹ để xin lời khuyên. Các bác sỹ sẽ hướng dẫn các liệu pháp cơ bản cũng như đưa ra các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm nhưng không gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn.
Són tiểu khi "yêu"
Đó có thể là do căng thẳng dục vọng không kiềm chế được gây ra bởi tình trạng các cơ bị yếu.
Một số phụ nữ bị ướt nhẹp khi đạt cực khoái và thắc mắc liệu đây có phải là do sự phấn khích cao độ điên cuồng. Thực tế không phải thế. Nếu bị són tiểu ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình "yêu", tất cả đều không bình thường. Phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, đặc biệt mang thai đôi hay ba có yếu tố nguy cơ này hàng đầu. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tuổi già, hút thuốc lá, béo phì và mắc chứng COPD hay hen suyễn.
Lời khuyên: Có nhiều cách để chấm dứt tình trạng này. Đơn giản nhất bao gồm tránh uống nước trong một vài giờ trước khi "yêu". Tư thế cũng có thể giúp giảm áp lực lên bàng quang và niệu đạo. Ngoài ra bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ để có các bài tập và uống thuốc hợp lý.
Tránh "chuyện ấy" vì đau
Đó có thể là chứng Vulvodynia .
Năm 2010, trong cuộc khảo sát lớn nhất trên quy mô toàn quốc gia về đời sống tình dục ở Mỹ trong 20 năm, Trung tâm Sức khỏe tình dục thuộc trường ĐH Indiana tìm thấy rằng 30% phụ nữ cảm thấy đau từ mức nhẹ đến mức trung bình trong cuộc ái ân gần đây nhất.
Nguyên nhân quan hệ tình dục gây đau có thể do khúc dạo đầu không hiệu quả... nhưng đối với nhiều phụ nữ, họ có những cơn đau như bị kim châm, dao cứa và xuất hiện ngay cả khi họ không quan hệ tình dục. Đây là triệu chứng của hội chứng đau Vulvodynia. Theo thống kê của Hiệp hội bệnh Vulvodynia Hoa Kỳ, cứ 5 phụ nữ thì 1 người sẽ mắc chứng này và trên thế giới có khoảng 6 triệu phụ nữ đang bị chứng này hành hạ.
Lời khuyện: Nên tìm gặp bác sỹ phụ khoa ngay lập tức. Nguyên nhân gây ra hội chứng Vulvodynia vẫn chưa được tìm rõ, nhưng các bác sỹ có thể giúp chữa các bệnh có thể đã mắc phải như nhiễm trùng hay bệnh ngoài da. Cách điều trị sẽ bao gồm cả dùng thuốc, vật lý trị liệu và phản ứng sinh học.
Mãi mới "lên đỉnh"
Đó có thể là bệnh tiểu đường.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mãi không lên "đỉnh" trong đó có cả đau hoặc tác dụng phụ từ thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên một yếu tố đang ngày càng phổ biến hơn là do biến chứng của căn bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu năm 2010 trên 2000 người lớn tuổi từ 57-85, các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Chicago thấy rằng cả phụ nữ và đàn ông bị tiểu đường rất khó đạt cực khoái cho dù tình trạng rối loạn cương dương đã được kiểm soát.
Tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu nhỏ, bao gồm các dây thần kinh tự trị và dây thần kinh não, các loại dây thần kinh sử dụng để gửi tín hiệu lên não bao gồm cả tín hiệu kích thích tình dục.
Lời khuyên: Nếu bạn chưa bị tiểu đường nhưng thấy có triệu chứng hãy tìm đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra tình hình sức khỏe.
Còn nếu bạn đang mắc tiểu đường không nên ngần ngại đề cập vấn đề liên quan đến tình dục với bác sỹ chuyên khoa. Theo nghiên cứu chỉ có 19% phụ nữ có bệnh hỏi bác sĩ về sự liên quan giữa tiểu đường và vấn đề tình dục.
"Khô hạn" dù chưa mãn kinh
Đó có thể là dấu hiệu tim không khỏe mạnh
Hầu hết phụ nữ đều biết rằng khô âm đạo là do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Nhưng nếu bạn dướii 45 tuổi mà bị mắc chứng này thìnguyên nhân có thể do sức khỏe tim không được tốt.
"Chất bôi trơn được tạo ra từ hoóc-môn nhưng cũng là dịch tiết ra từ trong máu. Nếu máu có vấn đề thì đó có thể là dấu hiệu sớm về các bệnh tim mạch.
Người hút thuốc lâu năm cũng có thể bị khô âm đạo. TS Herbenick Giám đốc Trung tâm Sức khỏe tình dục thuộc trường đại học Indiana cho hay, trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, phụ nữ nhai kẹo cao su nicotin sẽ có ít lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục hơn những người nhai kẹo cao su giả dược.
Lời khuyên: Xem xét xem bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tim hay không như mệt mỏi, khó thở hoặc ợ nóng. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và cẩn thận các vấn đề về tim.
Quách Vinh
Theo Dân trí
Són tiểu chữa thế nào? Hỏi: Tôi năm nay 40 tuổi, thời gian gần đây tôi rất hay bị són tiểu nhất là ngồi xổm như: giặt, nấu cơm...thậm chí hắt hơi tôi cũng són tiểu. Tôi rất khó chịu, xin quý báo tư vấn giúp tôi. Điều trị như thế nào? Đáp:Nguyên nhân gây són tiểu là do thoái hóa mô cơ, dãn dây chằng nâng đỡ...