Chung tay tiếp sức cho học sinh mồ côi do dịch COVID-19 đến trường

Theo dõi VGT trên

Thống kê đến tháng 3/2022, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.200 trẻ mồ côi do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Mất đi người thân, đối với các em là sự tổn thương, mất mát rất lớn về tinh thần, đồng thời cũng khiến các em rơi vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất. Một năm học mới lại đến, dù nỗi đau vẫn còn đó nhưng với sự tiếp sức từ cộng đồng, các em đều thể hiện quyết tâm học tập tốt, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh để viết tiếp ước mơ của cuộc đời.

Chung tay tiếp sức cho học sinh mồ côi do dịch COVID-19 đến trường - Hình 1

Hai anh em Võ Quang Duy AnhVõ Thùy Lâm (Quận 10, TP Hồ Chí Minh) cùng mẹ và mẹ đỡ đầu chuẩn bị sách vở cho năm học mới.

Vượt lên nghịch cảnh

Thời điểm giữa năm 2021, khu phố 5 là một trong những tâm điểm dịch COVID-19 của Phường 14, Quận 10. Trong số 10 trẻ bị mồ côi do ảnh hưởng dịch trong phường, khu phố 5 có đến 6 trẻ. Tháng 8/2021, đại dịch đã cướp đi người cha của hai anh em Võ Quang Duy Anh (học sinh lớp 9) và Võ Thùy Lâm (học sinh lớp 7). Mất đi người trụ cột của gia đình, mất đi chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất, hai anh em Duy Anh và mẹ rất hoang mang, suy sụp nhưng cũng nhờ sự hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương, các cá nhân, mẹ và các em đã dần cân bằng được cuộc sống.

Võ Quang Duy Anh nhớ lại, lúc ba mất, em rất buồn, suy sụp và cũng lo sợ không biết tương lai của mẹ và 2 anh em sẽ ra sao, việc học của em sẽ như thế nào. May mắn em được địa phương giúp đỡ, đặc biệt là “mẹ Hoa” – người mẹ đỡ đầu của em đã luôn động viên em vượt qua được quãng thời gian khó khăn ấy và em cũng ý thức được rằng dù nỗi đau vẫn còn đó nhưng tự bản thân mình phải mạnh mẽ vươn lên, để là chỗ dựa tinh thần cho mẹ và em gái.

Duy Anh chia sẻ: “Học tập thật tốt chính là món quà mà em muốn dành tặng ba mẹ mình, để mẹ vui và để ba yên lòng. Vì thế, em sẽ nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất ở năm học cuối cấp này và đỗ lớp 10 vào một ngôi trường lớn mà em đã mơ ước bấy lâu nay”.

“Những năm trước, mỗi dịp chuẩn bị vào năm học mới, cả gia đình sẽ đến nhà sách để cùng con mua sắm những thứ cần thiết. Năm nay, gia đình không còn được trọn vẹn, không còn cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc ý nghĩa này nữa. Bên cạnh nỗi buồn là nỗi lo về các khoản chi tiêu, mua sắm đầu năm học. Chia sẻ với gia đình, đại diện chính quyền, các ban ngành địa phương và các mạnh thường quân đã hỗ trợ nên việc chuẩn bị cho con vào năm học mới cũng đã được đầy đủ hơn”, chị Phan Thị Cẩm Linh, mẹ 2 cháu Duy Anh và Thùy Lâm xúc động nói.

Hơn 6 năm trước, ba em Đặng Ngọc Minh Hân (học sinh lớp 8) ở Quận 10 bị tai biến chỉ nằm liệt một chỗ. Cả gia đình 4 người sống nhờ vào thu nhập ít ỏi của người mẹ từ việc bán cá thuê ngoài chợ. Hiểu được hoàn cảnh gia đình khó khăn nên hai chị em Minh Hân đều học rất giỏi. Gần đây, người chị lớn của em đã ra trường đi làm, cuộc sống gia đình em phần nào ổn định. Niềm vui chưa lâu, dịch COVID-19 đã khiến Minh Hân không còn ba nữa, cảm giác trong em là sự hụt hẫng, thiếu vắng. Dù trước đó ba chỉ nằm một chỗ, nhưng với Minh Hân đó là chỗ dựa tinh thần cho em trong cuộc sống.

“Dù nhiều năm nay ba không thể đưa em đến trường vào mỗi mùa khai giảng, ba cũng không thể chở em đến nhà sách cùng em lựa chọn đồ dùng cho năm học mới như những bạn khác, nhưng ba vẫn còn đó chờ em về sau mỗi lần tan trường. Nay em không còn cơ hội được khoe với ba mỗi khi đạt kết quả học tập tốt, không còn được kể cho ba nghe mỗi khi có niềm vui trong cuộc sống. Dù buồn, nhưng em sẽ quyết tâm học tập thật tốt”, em Minh Hân chia sẻ.

Chung tay tiếp sức

Nhận làm “Mẹ đỡ đầu” của các bé Duy Anh, Thùy Lâm, Minh Hân và 3 bé mồ côi do ảnh hưởng dịch COVID-19 khác, chị Lâm Quỳnh Hoa, Chi hội phó Chi hội phụ nữ khu phố 5 (Phường 14, Quận 10) thương các bé như con ruột của mình.

Chị Quỳnh Hoa cho biết, trước đây, các con luôn được sống hạnh phúc khi có đầy đủ ba mẹ chăm sóc, nhưng khi đại dịch “quét qua” đã khiến các con không còn đủ đầy cha mẹ. Các con ở nhiều độ tuổi khác nhau, có con vào đầu cấp, có con cuối cấp, ở lứa tuổi này các con rất dễ bị tổn thương về mặt tinh thần. Nghĩ đến việc bản thân và con mình rơi vào hoàn cảnh như vậy thì sẽ rất đau lòng nên chị Hoa rất hiểu và thương các con.

“Trong 6 người con tôi nhận đỡ đầu có bé mất cha, có bé mất mẹ nhưng điểm chung là gia đình các con đều mất đi trụ cột trong gia đình. Khi mất đi người thân, mất đi nguồn thu nhập chính của gia đình, những người ở lại rất hoang mang, chơi vơi. May mắn, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, chính quyền địa phương cùng nhiều mạnh thường quân đã quan tâm, góp sức cùng tôi chăm lo cho các con. Tôi cũng cảm nhận được sự cố gắng, nỗ lực của các con qua từng ngày, chính sự mất mát là động lực để các con vươn lên trong cuộc sống…”, chị Lâm Quỳnh Hoa chia sẻ.

Chị Phan Thị Cẩm Linh (mẹ Duy Anh và Thùy Lâm) tâm sự: “Trước đây mọi việc đều có chồng cùng lo lắng, nay một tay tôi lo cho con vào năm học mới, nên cũng rất lúng túng. Nhờ sự quan tâm chia sẻ của địa phương, đặc biệt là sự giúp đỡ của “mẹ đỡ đầu” là chị Lâm Quỳnh Hoa, các con có được đồ dùng học tập và sách giáo khoa phù hợp với chương trình học theo từng trường các con theo học. Các khoản đóng góp đầu năm học cũng được các đơn vị hỗ trợ thông qua việc trao tặng học bổng, qua đó các con có điều kiện tốt hơn trong năm học này. Mới đây, tôi cũng bắt đầu làm công việc gia công bao bì để có thu nhập trang trải cuộc sống cho 3 mẹ con”.

Không chỉ riêng chị Lâm Quỳnh Hoa mà tại Thành phố có rất nhiều “mẹ đỡ đầu” đã mang yêu thương đến với nhiều trẻ mồ côi do dịch. Đây là kết quả ý nghĩa từ việc hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động; từ đó, nhiều trẻ mồ côi đã có thêm một người mẹ, có thêm một mái ấm gia đình.

Video đang HOT

Chung tay tiếp sức cho học sinh mồ côi do dịch COVID-19 đến trường - Hình 2

Sau giờ ôn bài, em Đặng Ngọc Minh Hân (Quận 10, TP.HCM) phụ giúp mẹ công việc gia đình.

Đây là một trong rất nhiều chương trình ý nghĩa được các cấp ngành, tổ chức, cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện trong thời gian qua nhằm chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo báo cáo của UBND Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021, bên cạnh việc thực hiện chính sách chăm lo của Trung ương, Thành phố đã tích cực chăm lo cho trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn do COVID-19. Trong đó, đến tháng 3/2022, tổng kinh phí từ nguồn xã hội hóa chăm lo cho nhóm trẻ này và trẻ sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, các quận huyện đông lao động nhập cư là hơn 17,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thành phố đã hỗ trợ về tiền mặt, dụng cụ học tập, các gói an sinh cho trẻ. Nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn cũng cam kết đỡ đầu cho các em đến 18 tuổi; các tổ chức, đoàn thể cũng chủ động bố trí ngân sách, huy động nguồn lực xã hội để thăm hỏi, động viên, chăm lo cho các em.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc

Sinh ra, lớn lên với đôi chân tật nguyền, cô bé không được đến trường tiểu học như các bạn.

Em được mẹ đưa đến lớp học tình thương và cô bé lại học rất giỏi, rồi được đặc cách vào cấp 2. Giờ đây, nữ sinh Nguyễn Thị Thùy lại chuẩn bị bước vào giảng đường đại học.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc - Hình 1

Nữ sinh Nguyễn Thị Thùy và mẹ.

Cô bé tật nguyền có gia cảnh éo le

Căn nhà cấp 4 lợp mái ngói, có diện tích chưa đầy 50m2 của gia đình nữ sinh Nguyễn Thị Thùy nằm sâu trong con hẻm ở thôn Nam Vượng (xã đảo Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) là nơi sinh hoạt của 5 thành viên trong gia đình. Trong căn nhà nhỏ, đồ đạc được kê đặt khá ngăn nắp, gọn gàng, mặc dù không có nhiều tài sản đáng giá.

Trước mặt chúng tôi là một cô gái có khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt hiền từ, thông minh đang ngồi bên bàn học ở góc nhà. Thấy người lạ, cô nhanh nhảu cúi đầu chào và buông bút, rồi bò lại bàn lấy nước lọc mời khách.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc - Hình 2

Nữ sinh Nguyễn Thị Thùy bên bàn học của mình tại gia đình.

Trong lúc trò chuyện, Thùy bảo rằng: "Mẹ sinh em ra nhưng không lành lặn như những người bình thường khác. Đôi chân của em cứ co quắp lại, không thể đứng dậy đi lại được. Vì thế, đến bây giờ, em cũng chẳng thể giúp mẹ làm thêm việc nặng kiếm tiền. Những lúc bố mẹ đi làm, em ở nhà học bài, quét dọn nhà cửa, phụ mẹ nấu cơm giặt quần áo thôi".

Bà Bùi Thị Tới (52 tuổi) - mẹ của Thùy cho hay, Thùy là con gái út trong gia đình có 3 anh em. Năm 2005, bà mang thai bé Thùy. Ngày bà sinh hạ con gái, thấy đôi chân của con cứ co quắp lại, bà Tới thương con quá mà ngất lịm đi nhiều lần. Khi trấn tĩnh lại tinh thần, bà được bác sĩ bảo là, con gái bà bị khuyết tật từ trong bụng mẹ.

"Tôi nghe bác sĩ bảo, cháu bị nhau thai quấn chân, nên khi sinh ra không thể phát triển như bình thường. Cháu lại bị cứng đa khớp từ háng xuống hai chân. Mặc dù đôi chân của cháu vẫn có cảm giác bình thường, nhưng không thẳng được. Vì vậy, muốn đi lại phải có người bế hoặc cõng, hoặc cháu phải bò bằng hai tay và đầu gối", bà Tới buồn rầu nói.

Tuổi thơ của cô bé Thùy chỉ bò quanh quẩn trong bốn bức tường, muốn ra đầu ngõ để nô đùa với các bạn trong xóm cũng chẳng được. Thương con lắm, nhưng vợ chồng bà Tới cũng chẳng còn cách nào khác, vì ông bà đang phải vật lộn hàng ngày để kiếm tiền lo cho 5 miệng ăn.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc - Hình 3

Nữ sinh Nguyễn Thị Thùy quét tước nhà cửa giúp mẹ.

"Gia đình tôi khó khăn lắm. Bố các cháu quanh năm đi biển đánh cá thuê, có khi đôi ba tháng mới trở về nhà một lần. Còn tôi thì hàng ngày đi bóc vỏ tôm hay xẻ cá thuê cho các đại lý chế biến hải sản, kiếm ngày vài đồng để nuôi các con đang tuổi ăn học", bà Tới tâm sự.

Bỏ qua tiểu học, lên thẳng cấp 2

Năm bé Thùy được khoảng 6 tuổi, cũng được mẹ chở đến Trường Mầm non Ngư Lộc để học. Thế nhưng, do không đứng được, chỉ bò lết ở lớp học, nên được 3 ngày, Thùy nhất quyết không đến lớp. Thấy con như vậy, bà Tới đành gạt nước mắt đưa con về nhà.

Hai năm sau, khi Thùy lên 8 tuổi, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thông biết tin, bà đã đến tận nhà động viên mẹ Thùy cứ cho con đến lớp học tình thương do bà mở dạy cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong xã.

"Lúc ấy, bà giáo Thông bảo rằng, cứ cho cháu đến học, được chữ nào hay chữ ấy. Vậy là tôi cho con đến học với bà giáo Thông. Thế nhưng, những ngày đầu, cháu cũng sợ bị bạn bè chọc ghẹo, nên về nhà cháu khóc nhiều lắm. Sau đó, được bà giáo Thông và tôi động viên, cháu bỏ dần được tự ti, mặc cảm và học rất chăm chỉ", bà Tới kể.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc - Hình 4

Năm học lớp 12, Nguyễn Thị Thùy đạt danh hiệu học sinh giỏi của Trường THPT Hậu Lộc 4.

Dù chỉ học ở lớp tình thương, nhưng cô bé Thùy lại rất sáng dạ, tiếp thu kiến thức rất nhanh. Chỉ ba năm theo học lớp "xóa mù", bà giáo Thông nhận thấy học trò đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Sau kỳ nghỉ hè năm ấy, bà giáo Thông chở bé Thùy bằng chiếc xe đạp cà tàng của mình sang Trường THCS Ngư Lộc, mạnh dạn giới thiệu vào luôn lớp 6.

Sau khi Ban giám hiệu Trường THCS Ngư Lộc kiểm tra kiến thức đầu vào, nhà trường đồng ý tiếp nhận bé Thùy và bỏ qua chương trình tiểu học chính quy. Lúc ấy, Nguyễn Thị Thùy kém hơn một tuổi so với các bạn cùng lớp.

Vào lớp 6, cô bé Thùy trở thành học sinh đặc biệt nhất ở ngôi trường này. Hàng ngày, bà Tới đạp xe chở con gái ra trường rồi lại về đi bóc tôm, xẻ cá thuê. Cô bé Thùy cứ thế lớn lên, trở thành học sinh khá, giỏi của trường.

Ước mơ thành kỹ sư công nghệ

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nữ sinh Nguyễn Thị Thùy đăng ký xét tuyển đại học khối C00, với dự định theo nghề sư phạm. Thế nhưng, khi biết được điểm của 3 môn xét tuyển đại học, gồm: Văn 8,75, Lịch sử 8,5 và Địa lý 8,25, nữ sinh khuyết tật này đã quyết định "bẻ lái", và đăng ký vào học ngành Công nghệ thông tin, Đại học Hà Nội.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc - Hình 5

Nữ sinh Nguyễn Thị Thùy (giữa) cùng các bạn học.

"Dù em đăng ký thi khối C, nhưng cảm thấy mình cũng có sở trường Toán học và các môn khoa học tự nhiên. Bên cạnh đó, được thầy, cô tư vấn và nhiều ngày tìm hiểu, nên em quyết định theo học ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Hà Nội. Hiện tại, em đã gửi hồ sơ xét tuyển và nhận thông báo trúng tuyển thẳng vào trường bằng phương thức xét học bạ", Thùy chia sẻ.

Ngồi bên cạnh con, bà Tới bảo: "Tôi cũng không biết cháu nó lựa chọn ngành nghề gì cho tương lai, nhưng vẫn tôn trọng quyết định của con. Tôi nghe cháu nói, học cái ngành này, sau khi ra trường, thường ngồi máy tính nhiều, ít phải di chuyển và sẽ phù hợp với hoàn cảnh, cơ thể của cháu".

Dù nói như vậy, nhưng bà Tới cũng tâm sự rằng, để lo cho con trong những năm đại học, bà cũng chưa biết phải xoay sở ra sao. Bởi, chồng bà là ông Nguyễn Văn Thông, năm nay đã 57 tuổi.

Hàng ngày, ông đi làm thuê cho các chủ tàu, thuyền nhưng thu nhập mỗi tháng cũng chỉ được chừng 4-5 triệu đồng. Trong khi đó, con trai cả của bà là Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1991) lại bị bệnh động kinh, không làm được gì, nên bà phải chăm sóc cả 2 đứa con.

"Cháu Dương bị bệnh thần kinh, chỉ quanh quẩn ở nhà, không giúp được gì cho bố, mẹ cả. Cháu Thùy dù bị khuyết tật, nhưng vẫn có thể phụ giúp tôi nấu cơm, rửa bát, giặt đồ.... Còn anh trai thứ 2 của cháu, thì đang đi làm thuê ở tỉnh Bắc Giang. Mỗi tháng tiền lương, cũng chỉ đủ chi tiêu cá nhân thôi chứ chẳng giúp được bố mẹ điều gì. Khi cháu Thùy vào đại học, lại phải lo tiền học phí, chi tiêu hàng tháng trong mấy năm trời, tôi cũng chưa biết phải tính toán như thế nào cả", bà Tới bộc bạch.

Nghị lực của nữ sinh tật nguyền ở xã đảo Ngư Lộc - Hình 6

Nữ sinh Nguyễn Thị Thùy và tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Những ngày chờ nhập học, nữ sinh Nguyễn Thị Thùy có vẻ lo lắng khá nhiều. Bởi, ngoài việc di chuyển khó khăn do đôi chân bị khuyết tật, thì kinh tế gia đình rất vất vả.

Thùy bảo rằng, em là học sinh vùng biển, ít được tiếp xúc với máy tính và ngành công nghệ thông tin, nên chắc chắn sẽ khá vất vả cho em. "Tuy nhiên, em nghĩ, đã đam mê, thì sẽ quyết tâm học tập thật tốt với khả năng của mình. Bên cạnh đó, môn tiếng Anh của em cũng đang rất hạn chế. Do không có máy tính xách tay, nên em sẽ tranh thủ lên mạng bằng điện thoại, tìm sách vở củng cố vốn ngoại ngữ cho mình", Thùy tâm sự.

Để chuẩn bị cho con gái vào đại học, bà Tới dự định sẽ theo Thùy lên giảng đường hỗ trợ thời gian đầu. Sau khi con gái làm quen và tự lập ở môi trường mới, bà sẽ trở về làm thuê kiếm tiền chu cấp, đóng học phí cho con gái, đồng thời chăm sóc đứa con trai bị thần kinh ở nhà.

"Gia đình cháu Nguyễn Thị Thùy thuộc hộ khó khăn nhất trong thôn, nhiều năm trong diện nghèo hoặc cận nghèo. Dù cuộc sống của gia đình cháu Thùy rất khó khăn, thiếu thốn, nhưng Thùy rất chăm ngoan, học giỏi. Đặc biệt, cháu Thùy rất có nghị lực, mặc dù bị tật nguyền từ nhỏ, nhưng không vì thế mà cháu bất mãn hay chán chường trong việc học hành. Hàng năm, chính quyền địa phương luôn dành cho cháu những suất quà và dịp lễ, tết hay kết thúc năm học, nhằm động viên tinh thần cũng như giúp cháu có nghị lực vươn lên trong cuộc sống", ông Nguyễn Hải Năm - Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc chia sẻ.

Mọi sự hỗ trợ vui lòng liên hệ: Tòa soạn Báo GD&TĐ: Số 15 - Hai Bà Trưng - Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại: 024 3936 9800

Hoặc: Văn phòng đại diện thường trú báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung Bộ. Địa chỉ: Số 2, ngõ 5 đường Nguyễn Biểu, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tên TK: Văn phòng đại diện thường trú báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung Bộ.

Số TK: 111601684999. Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh.

Hoặc: Nguyễn Thị Thùy, thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Số ĐT:0856.983.039. Hoặc: 0846.168.789.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan ĐạtKiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan Đạt
06:23:13 21/12/2024
Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
07:45:44 21/12/2024
Cô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hìnhCô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hình
06:01:03 21/12/2024
Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!
06:31:19 21/12/2024
Cuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồngCuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồng
07:59:58 21/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín
06:26:48 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con nghiện "thủ" súng trong nhà

Con nghiện "thủ" súng trong nhà

Pháp luật

09:52:21 21/12/2024
Ngày 20/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Quang Trung (SN 1990, trú tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

Thế giới

09:50:14 21/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu thần chú của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ Ukraine phải thắng bằng Nga không được thắng thế .
Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Góc tâm tình

09:23:04 21/12/2024
Bố mẹ mất sớm, gia đình còn lại 3 anh em tôi, nhưng các anh chị đều đã có gia đình, Tết về nhà tôi lại cảm thấy cô đơn, nhớ bố mẹ nhiều hơn.
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Sao việt

09:10:44 21/12/2024
Tối 20/12, Phương Lan đã đăng đàn lên tiếng về drama ly hôn của mình khiến sự chú ý của cư dân mạng liền đổ dồn về Phan Đạt.
Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao châu á

08:16:14 21/12/2024
Song Joong Ki hiếm hoi chia sẻ về gia đình bà xã người Anh; Jungkook thừa nhận là fan cứng của nhóm nhạc Big Bang.
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Hậu trường phim

08:13:38 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh gây bất ngờ với ngoại hình hoàn toàn khác lạ trong bộ phim mới hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh, khiến nhiều người khó mà nhận ra.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Tin nổi bật

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Du lịch

07:54:48 21/12/2024
Cánh đồng cỏ năng tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trải rộng với sắc xanh tươi mát, thu hút du khách và những người yêu thích nhiếp ảnh tìm đến khám phá.
Mỹ nhân Gen Z lộ thời điểm mang thai, sinh con bí mật với thiếu gia: Các "conan internet" đã soi thì ít có sai!

Mỹ nhân Gen Z lộ thời điểm mang thai, sinh con bí mật với thiếu gia: Các "conan internet" đã soi thì ít có sai!

Netizen

07:48:52 21/12/2024
Mới đây, cộng đồng mạng dành nhiều sự quan tâm khi Huyền 204 (Lê Thị Khánh Huyền, SN 2004) và ông xã Duy Nhỏ (Nguyễn Phạm Anh Duy, sinh năm 1998) đã chính thức công khai con gái đầu lòng sau 2 năm giấu kín.
Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Phim việt

07:42:42 21/12/2024
Đại tranh thủ đi thăm đồng đội của bố gần đơn vị. Đại đến tìm nhà bà Hồi thì vô tình gặp Tâm ở đó, và con gái thứ hai của bà Hồi cũng là cấp dưới của Đại.
Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng

Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng

Nhạc việt

07:29:41 21/12/2024
Nhiều nhóm nhạc được thành lập sau khi kết thúc gameshow nhằm tận dụng độ hot sẵn có từ chương trình để tăng hiệu ứng tương tác với khán giả.