Chung tay bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Bộ Y tế và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam vừa ký kết Chương trình phối trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2019-2026.
Lễ Ký kết phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tăng cường vận động thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân. Thực hiện chăm sóc sức khỏe tại tuyến cơ sở, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng đóng vai trò quan trọng, trong đó có nhiều vấn đề như chế độ ăn uống thế nào là hợp lý để phòng chống bệnh, quản lý stress, phòng chống tác hại rượu bia, thuốc lá, các ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường…
“Đây là nguyên nhân của 70% các trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn, ung thư, rối loạn tâm thần… Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nâng cao sức khỏe”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Về phía Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, theo ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, kể từ khi ra đời đến nay, Hội luôn hoạt động với tôn chỉ vì sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
“Bộ trưởng Y tế từng nói, sức khỏe không chỉ quan tâm đến người bệnh mà cần phải quan tâm cả những người đang khỏe. Chúng tôi thấy rằng những điều hội chúng tôi thực hiện nhắm vào cộng đồng là rất đúng hướng”, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam nói.
Chính vì thế, mục đích của chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam là tổ chức các hoạt động chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân hướng tới cộng đồng, hướng về cơ sở, trên tinh thần xã hội hóa, kết hợp công tư, phát huy tiền năng, thế mạnh xã hội.
Chương trình sẽ chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2019 – 2021 và giai đoạn 2 từ năm 2022- 2026. Theo đó giai đoạn 1 sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trường của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; Tuyên truyền tăng cường vận động thể lực cho người dân bằng các phong trào như 10.000 bước chân mỗi ngày, tổ chức các chương trình vận động thể lực tại cộng đồng….; Tư vấn, hướng dẫn cho cộng đồng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng thực phẩm không có lợi; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Tuyên truyền cho người dân về lợi ích của tiêm chủng vaccine; Tuyên truyền tác hại rượu bia, thuốc lá; Tiếp tục triển khai Đề án “Góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở” và “Dự án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng”…
Trong giai đoạn 2 từ năm 2022 – 2026, căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn 2019 – 2021 và thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại cộng đồng, các chính sách của Ngành Y tế để tiếp tục triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp với các nhiệm vụ cụ thể như: tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân tham giả bảo hiểm y tế, tuyên truyền nguy cơ, tác hại, hậu quả lây nhiễm HIV /AIDS trong cộng đồng, vận động thực hiện các nội dung về công tác dân số, triển khai các chương trình, đề án liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các lĩnh vực người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em; Vận động đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học của hội tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách trong lĩnh vực y tế. Tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng thực hiện “Người Việt dùng thuốc Việt”; phòng chống kháng kháng sinh, mua thuốc theo đơn của bác sĩ…
Video đang HOT
Phương Anh
Theo thanhtra.com
Bộ trưởng Y tế: 'Tôi cũng bị gọi là thị phi đấy!'
Sáng 20-10, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ với báo chí trước khi kết thúc hai nhiệm kỳ làm bộ trưởng.
. Phóng viên: Nếu có một thang điểm 10 chấm điểm cho việc hoàn thành nhiệm vụ của bộ trưởng, bà tự chấm cho mình bao nhiêu điểm?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi chả dám chấm cho mình, có ai tự chấm cho mình được đâu. Chỉ biết rằng trong thời gian giữ cương vị bộ trưởng, anh em toàn ngành đã rất nỗ lực. Trên cơ sở những quyết sách rất đúng của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt; từ sở y tế đến huyện, trạm y tế, phải nói là áp lực công việc rất nhiều. Tôi cũng có cái hơi áy náy là áp lực cho nhân viên quá.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Mình thay đổi nhiều quá, nhiều việc nhưng đến lúc có kết quả thì các giám đốc sở, giám đốc bệnh viện tỉnh, huyện lại là người hạnh phúc. Họ cứ dẫn tôi đi đến bệnh viện khoe rằng đã làm được những gì: "Đây này bộ trưởng, chỗ này công đoàn làm, chỗ này thanh niên làm, chỗ này kẻ vạch hướng dẫn người dân, nhà vệ sinh phải như thế này... Bộ trưởng ở trên chỉ đạo là bọn em làm đúng như thế".
Đi thăm bệnh nhân thì ai cũng nói: "Bây giờ đỡ lắm rồi bộ trưởng ạ". Có người còn ôm lấy tôi nói: "Chỉ mong bộ trưởng khỏe cho chúng tôi được nhờ". Đây cũng là niềm hạnh phúc của ngành y tế chúng tôi, từ bệnh viện huyện, tỉnh, sở y tế, trạm y tế. Tôi đến bệnh viện chỉ hỏi người dân chứ mình không hỏi cán bộ nhà mình. Tôi hỏi: "Bác chờ lâu không, thái độ của cán bộ có tử tế không, người ta có đòi bác cái này cái khác không, bác có phải trả thêm nhiều tiền không, bác thấy bệnh viện bây giờ thế nào?...". Tất cả đều được trả lời tích cực và nói: "Sao bộ trưởng khác ở trên tivi thế?".
Trong khi trước đây, mỗi lần đến các bệnh viện nhiều khi tôi phải giả vờ, không dám nhìn. Đây là tâm sự thật, các bạn muốn viết thì viết. Cũng có thể tôi gặp các nhà báo ở Quốc hội kỳ họp này là lần cuối, sau này tôi chuyển chỗ làm khác.
. Tám năm qua, bà tâm đắc nhất với điều gì đã làm được?
Tăng sự hài lòng của người dân và chất lượng dịch vụ, có chính sách bảo hiểm y tế lo cho cả người nghèo và người khó khăn.
Đây là đánh giá độc lập của UNDP, đánh giá của tổ chức sáng kiến VN toàn trên 80% và đặc biệt đánh giá sự minh bạch tuyến huyện của UNDP.
. Bà có cảm thấy thiệt thòi và áp lực không khi là nữ bộ trưởng duy nhất, lại là tư lệnh ngành gắn nhiều với cuộc sống của người dân nên phải gánh chịu nhiều bức xúc của xã hội?
Bộ trưởng nào cũng phải vất vả. Để có động lực làm việc thì mình phải đặt mình vào vị trí của người dân, khi dịch vụ của mình chưa đạt được như mong muốn. Muốn thế thì phải nỗ lực toàn diện trong thời gian ngắn. Đó là áp lực rất lớn. Nhưng tôi nghĩ đó là quy luật của cuộc sống, không thể buông bỏ được. Nếu như mình quyết tâm thì phải cố gắng.
Còn rơi vào trường hợp là nữ bộ trưởng duy nhất thì đó cũng là chuyện của cuộc sống, chứ không phải là điều mang cho mình cảm giác gì khác.
Điều để lại nhất là mình làm được gì, ít ra phải có sản phẩm gì cho người dân và cho xã hội. Muốn vậy thì phải "siêng nhặt chặt bị", "lấy cần cù bù thông minh", nhất là ngành này đòi hỏi phải có thời gian. Luôn đặt niềm tin để có sự nỗ lực hết sức nhưng phải có chiến lược bài bản, có hệ thống cấu trúc từng bước, cái nào giải quyết trước, cái nào giải quyết sau, phải tranh thủ học tập rất nhiều kinh nghiệm của nước ngoài để rút ngắn đoạn đường.
. Có lúc nào bà thấy quá áp lực, muốn buông bỏ không?
Tôi nghĩ đó là quy luật cuộc sống, mâu thuẫn luôn phát sinh và phát triển. Giải quyết xong việc này lại phát sinh mâu thuẫn khác và phải giải quyết các mâu thuẫn để phát triển ở mức cao hơn. Mâu thuẫn đó luôn có, không chỉ ở xã hội thu nhập trung bình ở mức thấp mà cả ở những nước thu nhập rất cao, riêng y tế là như vậy. Vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, mà người dân lúc nào cũng muốn được chăm sóc tốt hơn.
. Khi rời cương vị bộ trưởng, điều gì khiến bà trăn trở nhất? Điều gì bà nghĩ có thể làm tốt hơn nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa làm được?
Vừa rồi tôi phải tập trung vào bệnh viện nhiều để "hạ hỏa" những bức xúc của người dân. Số người bị bệnh chỉ chiếm 5%-10% dân số, còn lại chúng ta cần phải chăm sóc, dự phòng và phát hiện bệnh sớm; khuyến khích người dân có lối sống lành mạnh để phòng bệnh, nhất là các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư và các bệnh lớn tuổi.
Lối sống sinh hoạt, phát hiện bệnh sớm thế nào và cái đó phải gắn với y tế cơ sở, tiến tới mục tiêu bao phủ y tế toàn dân. Mơ ước của Liên Hiệp Quốc, y tế thế giới, các tổ chức quốc tế là không để lại ai phía sau.
. Còn tâm tư thì sao, thưa bà?
Còn nhiều thứ phải lo cho người dân và trách nhiệm với thế hệ sau, giải quyết mâu thuẫn này lại có mâu thuẫn khác phát sinh. Tôi cũng trăn trở một số công trình xây dựng có vướng mắc, chưa xong sớm để phục vụ người dân tốt hơn. Cạnh đó, một số vấn đề về dược vẫn đang giải quyết.
Tôi cũng bị gọi là thị phi đấy nhưng thực chất là bị thông tin không trung thực, không chính xác qua những mạng trái lề. Nhưng tôi nghĩ cơ quan chức năng sẽ làm một cách công minh, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng việc, không bỏ sót, không làm oan sai...
. Dù đến nay chưa có nhân sự kế nhiệm nhưng khi có người kế nhiệm, bà kỳ vọng họ sẽ giải quyết được vấn đề gì ở nhiệm kỳ của mình mà bà chưa giải quyết được?
Chắc ai cũng phải tâm huyết với nhiệm vụ và mỗi một nhiệm kỳ phải có một chiến lược công việc.
. Xin cám ơn bà.
Dự kiến tại kỳ họp thứ 8, sáng 25-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc tờ trình đề nghị miễn nhiệm bộ trưởng Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ thảo luận ở đoàn và bỏ phiếu kín. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, Quốc hội thông qua nghị quyết miễn nhiệm bộ trưởng Y tế.
Tại cuộc họp báo trước khi khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trả lời câu hỏi "Vì sao bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được dự kiến miễn nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ và ai sẽ thay bà Tiến?", Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lý giải: Bộ trưởng Tiến đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định; ngoài ra ba tháng trước, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm bà Tiến làm trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thay ông Nguyễn Quốc Triệu.
Bà Tiến sinh ngày 1-8-1959. Bộ luật Lao động quy định tuổi hưu của nam là 60, nữ là 55. Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ cho phép nới tuổi hưu thêm năm năm với một số chức vụ từ thứ trưởng và tương đương trở lên.
Bà Tiến quê Hà Tĩnh, là tiến sĩ y khoa, phó giáo sư; ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI; bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Y tế từ năm 2011. Bà Tiến không trúng cử Trung ương khóa XII và là nữ bộ trưởng duy nhất trong Chính phủ hiện nay.
Ngày 14-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, đã nhận quyết định kiêm chức bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế, thay bà Kim Tiến.
ĐỨC MINH
Theo PLO
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Gánh nặng do lạm dụng rượu bia là rất lớn Ngày 16/10, tại Hội nghị triển khai Luật phòng chống tác hại rượu bia vừa được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đây là Luật khó khăn mà Bộ Y tế đã mất 7 năm xây dựng, bảo vệ mới thành công. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, lần...