Chúng ta ước mơ “đằng sau cánh cổng trường là một thế giới kì diệu” kia mà?

Theo dõi VGT trên

Có rất nhiều thứ phải nói “không” và rất nhiều thứ cần nói “có”, ngần ấy, tưởng đã đủ sâu sắc và thừa thấm thía để mỗi chúng ta suy ngẫm về nghề giáo

LTS: Trước những câu chuyện phản ánh niềm tin vào giáo dục nhà trường đang giảm sút, thầy giáo Nguyễn Tri Văn chỉ ra những nguyên nhân và kiến nghị một số giải pháp cho thực trạng trên.

Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả.

Cố nhiên rằng cuộc đời này, giữa muôn vạn trùng vây của sự xô bồ, ồn ã và bát nháo, đâu đó vẫn còn biết bao câu chuyện xúc động về tình nghĩa thầy trò, còn biết bao nhiêu nếp nghĩ, cách hành xử đúng mực nhân văn nhân bản, đượm thắm tinh thần tôn sư trọng đạo – thứ mà rồi vượt qua bao nhiêu băng hoại của thời gian vẫn luôn, cần được trân trọng, nâng niu và gìn giữ.

Sự học “ai có qua cầu mới hay”, giáo dục của chúng ta có biết bao nhiêu phong trào rầm rộ được phát động như để cứu vãn; có biết bao nhiêu khẩu hiệu được giăng khắp các nhà trường từ trong phòng ra đến ngoài sân như những ba-ri-e nhắc nhở, cảnh tỉnh, răn đe:

“Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, “Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” vv và vv…

Điểm qua như vậy để thấy rằng còn rất nhiều những biển hiệu ghi những câu cách ngôn cổ ngữ, tục ngữ đang được treo trang trọng ở mỗi nhà trường.

Có rất nhiều thứ phải nói “không” và rất nhiều thứ cần nói “có”, ngần ấy, tưởng đã đủ sâu sắc và thừa thấm thía để mỗi chúng ta suy ngẫm về nghề giáo, về giá trị, địa vị và sứ mệnh mà chúng ta đang gánh trên vai; suy ngẫm về những phương pháp giáo dục mà chúng ta đang dùng để tác động đến học sinh, những mầm xanh tương lai của đất nước.

Chúng ta ước mơ đằng sau cánh cổng trường là một thế giới kì diệu kia mà? - Hình 1

Hình minh họa trên Internet

Nhưng tại sao ngày nay niềm tin vào giáo dục nhà trường lại đang dần sa sút, và vì sao giáo dục lúc nào cũng trở thành tâm điểm nóng trên các diễn đàn xã hội, chúng ta hãy tự dũng cảm và thành tâm tự nhìn thẳng vào nội tại hệ thống của chúng ta thế nào.

Nhìn thẳng vào những hoạt động của nhà trường hiện nay ra sao, hẳn phải có những khúc mắc ở đâu đó mới khiến cho niềm tin vào giáo dục nhà trường đang bị bào mòn.

Ai trong đời rồi cũng từng bước qua cánh cổng của nhà trường, rồi khi có con đi học cũng đều nuôi những khát vọng gửi gắm, đặt những kì vọng lớn vào giáo dục nhà trường.

Chúng ta có cả Nghị quyết coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, vậy vì đâu giáo dục đang có phần thất thoát niềm tin, thầy cô giáo và nhà trường bị dư luận nhìn nhận khác đi rất nhiều như vậy.

Những vụ việc gần đây nhất chỉ như những tiếng chuông gần mà chúng ta dễ dàng nghe thấy được như phụ huynh bắt cô giáo quỳ, học trò bó.p c.ổ cô giáo, anh trai của học trò đán.h gãy sụn mũi thầy giáo…

Những sự việc đau lòng ấy được thấy bằng tai, bằng mắt gây ra bao phẫn nộ, và hẳn còn không ít sự việc khác nữa hiện đang lẩn khuất đâu đó quanh ta, khó mà đo đếm, chỉ khi nào có sự đổ vỡ manh động người ta mới đi tìm nguyên nhân và tự hỏi, niềm tin vào giáo dục nhà trường liệu có còn?

Mới đây, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ bác nội dung tăng lương cho giáo viên trong Luật Giáo dục sửa đổi, phải chăng cũng từ niềm tin sâu thẳm khó nói ra, từ những hoài nghi vào chất lượng giáo dục, vào sự hợp lý trong việc phân bổ nguồn lực, liệu lương tăng có gì để đảm bảo rằng chất lượng sẽ tăng.

Còn Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ vừa thay mặt Thủ tướng truyền đạt yêu cầu Bộ Giáo dục phải khắc phục 6 vấn đề càng sớm càng tốt, phải chăng cũng là để trường ra trường lớp ra lớp, thầy cô ra thầy cô, chấn chỉnh không để có dư luận xấu về giáo dục.

Bao nhiêu câu hỏi về niềm tin giáo dục còn nhiều bỏ ngỏ?

Video đang HOT

Tôi nhớ, trong bài đầu tiên của sách Ngữ văn 7 có câu “…bước qua cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”, từ góc nhìn cá nhân, chúng tôi xin nêu ra một vài nguyên nhân thực trạng đằng sau “cánh cổng trường”, đằng sau cái gọi là “thế giới kì diệu” ấy là gì để nên nỗi niềm tin vào giáo dục nhà trường đang có phần sa sút:

Thứ nhất, chất lượng cán bộ quản lý nhà trường hiện nay thực sự “có vấn đề”.

Nếu nói về tiêu chuẩn bằng cấp, quy trình bổ nhiệm hẳn là có thừa nhưng hàng loạt những tiêu cực gần đây đều liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu là hiệu trưởng.

Viên chức giáo dục luôn chiếm một nửa số lượng viên chức cả nước, phạm vi và đối tượng tác động của giáo dục cũng rất rộng, do vậy giáo dục cũng luôn là mảnh đất màu mỡ để thu lợi.

Ở đâu đó, người ta đi lên bằng nhiều thứ ngoài tài năng chuyên môn, thì ở đó tất yếu có sự thu vén lợi ích để bù lấp chi phí đầu tư.

Tình trạng lạm thu các khoản đầu năm có xu hướng ngày càng trầm trọng và nhức nhối mà báo chí vẫn phản ánh, nếu không phải trách nhiệm trực tiếp của hiệu trưởng thì là ai?

Phải chăng mấu chốt của việc niềm tin bị sa sút là ở điểm này.

Khi nhà trường và thầy cô trở thành những người vừa dạy vừa thu tiề.n thì ắt sinh ra điều tiếng.

Ai đó đã từng ví, qua cánh cổng trường, học sinh trở thành con tin, vật thế chấp có thời hạn mà phụ huynh ít hoặc không có quyền đàm phán và đưa ra điều kiện nào.

Ở những nơi có điều kiện kinh tế, các khoản đóng góp tuy có cao nhưng vẫn nằm trong sức chịu đựng nhưng với nông thôn, nhà có vài ba con đi học thì các khoản đóng góp chi phí học tập thực sự là gánh nặng kinh hoàng với không ít gia đình.

Phong trào xã hội hóa giáo dục lâu nay được sử dụng triệt để đắc dụng, bị biến tướng dưới các tên gọi khác nhau để móc túi người học.

Dân kêu ca nhưng không dám nói ra vì con mình còn bên trong cổng trường kia mà, chỉ khi “quá sức chịu đựng” mới bùng lên, báo chí vào cuộc phanh phui, sự thật mới được phơi bày.

Một số nơi hiệu trưởng nhà trường có đủ quyền sinh quyền sát, giáo viên nào đòi công khai minh bạch, đòi quyền lợi cho học sinh lập tức sẽ bị để ý tr.ù dậ.p dưới nhiều hình thức, lâu dần nhà trường như một lãnh địa mà hiệu trưởng như lãnh chúa, giáo viên như người làm thuê, hết giờ về, trường học như một công ty kinh doanh đủ thứ từ sách vở đến đồng phục quần áo.

Phong trào dạy và học, bằng cách nào thì tùy, miễn là đem được thành tích về để hiệu trưởng có cái báo cáo với địa phương để lĩnh thưởng.

Tôi chợt nhớ đến câu thơ của Cụ Nguyễn Du “Giãi thây trăm họ nên công một người”.

Thứ hai, vấn nạn học thêm tràn lan đang hoành hành ở một số nơi nhưng xem ra vô phương cứu chữa.

Điều này báo chí và dư luận đã phân tích mổ xẻ, tốn quá nhiều giấy mực.

Việc chấn chỉnh và dẹp loạn học thêm chủ yếu chỉ bằng các biện pháp hành chính, xem ra không mấy khả thi do cơn khát thành tích của lãnh đạo vẫn còn rất lớn. và cơn khát thu nhập của giáo viên thì không hề giảm đã khiến cho học thêm được tổ chức công khai vượt khỏi quy định ngay trong nhà trường chứ chưa nói gì đến chuyện đem học sinh về nhà dạy.

Học thêm nhiều học sinh không còn thời gian để vui chơi giải trí, tự học tập bên ngoài thì nhà trường lại bày cách hợp tác với các công ty du lịch tổ chức cho các em đi trải nghiệm rèn kĩ năng sống bằng các chuyến đi tham quan ngắn, cưỡi ngựa xem hoa, rồi lại thu góp, lại thêm một gánh nặng, trong khi ngay cả những đền đài, cây cối, dòng sông quê mình học sinh còn chưa biết hết tên?

Cuối cùng, cuộc chiến về chất lượng, bệnh thành tích đang dồn áp lực khiến giáo viên không còn đủ thời gian và tâm sức để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

Những sự phản ứng vô đạo của học sinh và phụ huynh gần đây dường như đều có căn nguyên từ cách hành xử không phù hợp, thậm chí thô bạo của giáo viên.

Hàng năm giáo viên vẫn được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và chính trị nhưng đa số là hình thức, ít có cuộc tập huấn nào đi vào thực chất cập nhật những kiến thức kĩ năng giáo dục học sinh trong thời buổi đầy biến động của xã hội và của khoa học công nghệ.

Cơ chế thị trường xâm lấn vào nhà trường, khiến không ít giáo viên chênh chao, tự đán.h mất mình, tình cảm thầy trò không còn được như trước, thầy trò chỉ như bác tài xế với các vị hành khách đi qua một đoạn đường gồ ghề trong khi phải vận hành và quá tải quá khổ nhiều thứ gánh nặng cồng kềnh trên xe.

Hình ảnh người thầy không còn đủ sức thuyết phục và không còn là chỗ dựa tinh thần để học sinh có đủ niềm tin vững vàng chống lại những cám dỗ ngoài đời.

Cơn bão thông tin khiến nhiều thầy cô, do ít học hỏi cập nhật, mà tri thức của mình dần trở nên rất lạc hậu trước học sinh, giờ học nhàm chán, tẻ nhạt không đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn, cả thầy lẫn trò chỉ xoay quanh vào chiến lược điểm số, ít có thời giờ cho “giải lao, tâm sự” để thấu hiểu, để tháo gỡ gút mắc trong học tập và tâm lý.

Trên cơ sở những nguyên nhân và thực trạng, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị đề xuất như sau:

- Cần giám sát chặt chẽ cơ chế dân chủ và minh bạch trong trường học, phải quan niệm không có chức vụ nào là vĩnh viễn, những hiệu trưởng trì trệ, có dấu hiệu sai phạm trong lạm thu và dạy thêm cần quyết liệt làm rõ, nặng thì cho nghỉ.

Phân cấp việc đề bạt và bổ nhiệm hiệu trưởng cho ngành giáo dục, hiệu trưởng nhất định phải qua thi tuyển.

Hết nhiệm kì cần có sự luân chuyển để đảm bảo tính năng động, tránh được lợi ích nhóm.

- Đối với giáo viên, cần có chiến lược đào tạo bồi dưỡng sát thực hơn nhằm đáp ứng với các yêu cầu của thực tiễn.

Bỏ bớt những gánh nặng hồ sơ sổ sách và các tiêu chuẩn tiêu chí rờm rà, để giáo viên toàn tâm toàn ý, chuyên chú cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

Trả lương cho giáo viên bên cạnh việc phân biệt năm công tác cần chú trọng năng suất lao động, tránh cào bằng.

Hàng năm cần có phiếu thăm dò đán.h giá phản hồi của phụ huynh và học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp giáo dục và năng lực phục vụ.

- Giáo dục cần sớm phân hóa đối tượng, chương trình học cần tăng cường tính thiết thực ứng dụng, giảm những kiến thức hàn lâm; không chạy theo mục tiêu những điểm số đẹp trong các báo cáo.

Để “bài học đầu tiên có dáng hình núi sông” (lời một bài hát) luôn luôn vang lên trong mỗi giờ học, để “đằng sau cánh cổng trường là một thế giới kì diệu”.

Tôi cứ ước ao chúng ta sẽ có một môi trường giáo dục trong lành, nói đi đôi với làm;

Mọi thứ phải đi vào thực chất, trường ra trường lớp ra lớp; mọi thứ phải trung thực từ viên gạch xây trường mà đi;

Nhà trường không bị vẩn đục bởi những toan tính vụ lợi, không còn kinh doanh bất cứ thứ gì trên người học sinh;

Hiệu trưởng phải có tâm có tầm vì sự nghiệp giáo dục, vì tương lai của học sinh, tương lai của đất nước;

Thầy cô tâm huyết với nghề, thường xuyên cập nhật tri thức, biết tư duy độc lập, có lòng khoan dung quan tâm đến học trò; học trò thì không còn gánh nặng điểm số và các khoản đóng góp học thêm trên vai, khi đó tôi tin giáo dục thực sự sẽ chiếm được niềm tin của toàn xã hội.

Là một người thầy cũng là một phụ huynh, tôi cứ luôn trăn trở và nuôi hi vọng được như thế!

Theo giaoduc.net.vn

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 vẫn đẹp?

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 so với 2016 tăng ở quy mô cả nước và ở nhiều địa phương, tỷ lệ này đã vượt mức 99%.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 vẫn đẹp? - Hình 1

ảnh minh họa

Với chủ trương nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 có tỷ lệ tốt nghiệp thấp kỷ lục, chỉ đạt 67%.

Tuy nhiên, những năm sau đó, tỷ lệ tốt nghiệp được "phục hồi" dần. 2014 - năm cuối cùng còn kỳ thi tốt nghiệp riêng biệt và song hành cùng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ - tỷ lệ tốt nghiệp đã cán mức 99% (99,09%).

Từ năm 2015, 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ và tốt nghiệp THPT được hợp nhất thành một kỳ thi THPT quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp THPT có giảm nhưng vẫn ở mức trên 90% và có vẻ đang trở lại xu hướng tăng dần như giai đoạn trước đó.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 so với 2016 tăng ở quy mô cả nước và tại nhiều địa phương, tỷ lệ này đã vượt mức 99%. Điều này đã được dự báo trước dựa trên nhiều yếu tố như: Đề thi THPT quốc gia 2017 chỉ tập trung chương trình lớp 12, công thức tính điểm xét tốt nghiệp dựa trên 50% điểm trung bình của năm lớp 12 và 2017 là năm đầu tiên có số môn thi trắc nghiệm chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (8/9 môn thi).

Thực tế cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 còn tăng cao hơn dự đoán khi đề thi không chỉ nằm gọn trong chương trình lớp 12 mà còn ở mức độ dễ hơn (điểm trung bình các môn thi đều tăng và số bài thi điểm 10 tăng vọt hơn 4.000, gấp 60 lần năm 2016).

Tình hình năm 2018 sẽ khác đôi chút khi đề thi sẽ bao gồm một phần chương trình lớp 11 và ở mức độ khó hơn. Các chuyên gia nhận định nếu đề thi thật tương tự như đề thi minh họa đã được Bộ GD&ĐT công bố thì phần chương trình lớp 11 chiếm khoảng 20%-30% và số câu khó có thể chiếm đến 25%-30% đề thi.

Tuy nhiên, 2 yếu tố quan trọng sẽ giữ tỷ lệ tốt nghiệp THPT vẫn ở mức cao là công thức tính điểm xét tốt nghiệp và số môn thi trắc nghiệm chiếm gần như tuyệt đối (8/9 môn).

Thống kê của những năm trước cho thấy điểm trung bình lớp 12 của hầu hết trường THPT trên cả nước đều cao hơn điểm trung bình 4 bài thi THPT quốc gia của thí sinh khoảng 2 điểm, cá biệt một số trường THPT chênh lệch này lên đến 4 điểm, hoàn toàn có thể "kéo" được những thí sinh có điểm trung bình 4 bài thi thấp hơn 5 điểm.

Với kết quả điểm các bài thi THPT quốc gia năm 2017, nếu công thức tính điểm xét tốt nghiệp không có thành phần điểm trung bình năm lớp 12 thì tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp của cả nước chỉ đạt hơn 58%.

Từ năm 2013, khi áp dụng công thức tính điểm xét tốt nghiệp như hiện nay, phần lớn thí sinh rớt tốt nghiệp THPT chủ yếu do "vướng" điểm liệt. Thống kê những năm trước cho thấy số bài thi bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) của các môn trắc nghiệm rất thấp; ngược lại, ở các môn tự luận thì tỉ lệ này khá cao.

Chẳng hạn, khi còn thi theo phương thức tự luận, môn toán có số thí sinh bị điểm liệt rất lớn (năm 2015 hơn 20.000 bài, năm 2016 hơn 14.000 bài) nhưng khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, số bài thi môn toán năm 2017 bị điểm liệt chỉ còn hơn 1.500.

Do vậy, việc tích lũy điểm trung bình năm lớp 12 cao là một điều kiện quan trọng bảo đảm cho tốt nghiệp THPT của , còn điểm các bài thi (các môn thi) của kỳ thi THPT quốc gia là yếu tố quan trọng khi xét tuyển ĐH vì hiện hầu như tất cả trường ĐH đều áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi THPT quốc gia.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang

Tin nổi bật

10:47:24 02/10/2024
Lực lượng chức năng đã tìm thấy th.i th.ể anh N.V.T. bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất tại quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

'Độc đạo' tập 15: Ông trùm Hưng 'khẹc' lộ diện

Phim việt

10:40:55 02/10/2024
Trong Độc đạo tập 15 lên sóng tối nay, 2/10, Quân già (Vĩnh Xương) nghĩ lại việc mình bị á.m sá.t trượt và đoán ngay đó là người của Hưng khẹc (NSƯT Chí Trung).

Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav

Sao việt

10:31:38 02/10/2024
Vụ việc của Negav ít nhiều làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của GERDNANG. Trong đó, MANBO được netizen đán.h giá là thành viên dính hạn , xui xẻo nhất trong scandal của đồng đội.

Mùa thu thêm cá tính với loạt bản phối denim on denim cực chất

Thời trang

10:20:14 02/10/2024
Tông màu denim xanh nhạt tạo cảm giác tươi mát và hiện đại trong set đồ của Acne Studios. Áo khoác kiểu dáng cổ điển, với phần cổ áo lớn và các chi tiết túi ở ngực, được thiết kế rộng rãi và thoải mái.

Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g

Thế giới

10:18:17 02/10/2024
Trang tin Thai PBS dẫn nguồn tin từ giới chức Thái Lan nói rằng, chiếc xe buýt chở theo 44 người, bao gồm các học sinh và giáo viên, trong lộ trình di chuyển từ tỉnh Uthai Thani tới Ayutthaya thì bất ngờ bắt lửa tại tỉnh Pathum Thani.

Xuất hiện "deal" siêu hời cho người chơi, nhận 14 game bom tấn với giá siêu sốc

Mọt game

10:17:29 02/10/2024
Giai đoạn đầu năm luôn là quãng thời gian vàng để các nhà phát triển tung ra những khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn đối với người chơi.

Những sai lầm nên biết khi đắp mặt nạ dưỡng da

Làm đẹp

10:13:57 02/10/2024
Để bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho vùng da này, bạn chỉ nên sử dụng những mặt nạ tự nhiên như dưa chuột, khoai tây hay lô hội để dưỡng ẩm cho vùng da quanh mắt.

Ngăn chặn nhóm thanh thiếu niên mang hun.g kh.í chuẩn bị thanh toán nhau

Pháp luật

10:13:26 02/10/2024
Lúc 21h30 ngày 1/10, Tổ công tác 123 Công an tỉnh Sóc Trăng bắt quả tang nhóm thanh thiếu niên mang theo nhiều hun.g kh.í chuẩn bị thanh toán nhau.

Tử vi tuổ.i Dần tháng 10/2024: Cảnh giác với thị phi và những rắc rối pháp lý

Trắc nghiệm

10:03:58 02/10/2024
Tháng 10/2024 dự báo sẽ mang đến cho người tuổ.i Dần nhiều thử thách, với những rắc rối liên tục khiến tâm trạng bạn có thể trở nên u ám.

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

Sức khỏe

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.