Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp

Theo dõi VGT trên

Tại cuộc họp báo trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn chỉ ra rằng “báo động nhất vẫn là chất lượng giáo dục đại học”.

Ở đây có câu chuyện về chất lượng giảng viên đại học, có câu chuyện về sự bùng nổ ngành đào tạo, trường đại học làm mất cán cân thăng bằng giữa cung – cầu thị trường lao động, tình trạng hàng vạn cử nhân thất nghiệp khi ra trường, câu chuyện tự chủ tuyển sinh, tự chủ đại học…

Tất cả mối trăn trở này đều được Anh hùng Lao động, nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ.

- Năm học mới 2016-2017, ngành Giáo dục đặt ra 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp căn bản để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nước nhà. Tuy nhiên, theo thầy, đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng, trước hết phải bắt đầu từ đâu?

- Tôi tâm niệm đổi mới giáo dục trước tiên là phải đổi mới người thầy. Người thầy phải là một huấn luyện viên, một hướng dẫn viên và là một hình mẫu cho học trò.

Từ thời xưa, dân tộc ta đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Người thầy luôn được tôn trọng, nhưng hiện nay, hình ảnh người thầy dần bị phai mờ, có đôi lúc bị “xe.m thườn.g”.

Đồng thời, trong một thời gian dài, nghề giáo không còn được trân trọng nhiều như trước đây, tình trạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” hay căn bệnh thành tích để có được tỷ lệ học sinh giỏi, thi đậu cao phần nào đã góp phần vào việc “hạ thấp” vị thế của người thầy trong xã hội Việt Nam.

Để định hình lại vai trò của người thầy trong xã hội ta, trước hết phải gắn việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người thầy.

Tôi cho rằng, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, thu hút nguồn chất xám từ bên ngoài để ngày một nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

- Trong kỳ xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay, lần đầu tiên nhiều trường đại học khá danh tiếng cũng “ế” chỉ tiêu. Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cho rằng, đấy cũng là một dịp để các trường phải nhìn lại mình. Nhưng phía sau đó còn là câu chuyện tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh vô tội vạ, không bám vào thị trường lao động. Nói về chất lượng giáo dục đại học, thầy trăn trở nhất điều gì?

- Điều tôi trăn trở nhất là giáo dục đại học của ta hiện nay không theo kịp với năng lực hiện có của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại. Chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ, các kỹ năng “cứng” và “mềm” còn chênh lệch quá lớn so với nền giáo dục nhiều nước trên thế giới.

Giáo dục và đào tạo không theo kịp, chưa nói là có thể đi trước, so với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong đời sống. Thế nên, các sản phẩm trong đời sống thường nhật ở nước ta vẫn là thành quả từ các nền giáo dục khác trên thế giới, phần nhiều chưa phải là của Việt Nam để có thể khuyến khích hay tạo động lực nội tại cho việc phát triển thực chất của giáo dục đại học nước nhà.

Hiện nay, chưa có sự thống nhất quản lý toàn bộ các trường đại học, cao đẳng (trừ các trường thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh) về một mối, trên một thang chất lượng chung, xuyên suốt toàn quốc.

Mạng lưới chủ quản của các bộ, ngành và các tỉnh, thành đơn lẻ tạo manh mún làm chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng không giống ai nên rất khó để có thể so sánh với khu vực hay thế giới.

Chúng ta đào tạo ra cử nhân không có tinh thần khởi nghiệp - Hình 1

Anh hùng Lao động, nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ.

Video đang HOT

Thêm nữa, chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng và nghiên cứu.

Một phần lý do khách quan là đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ nên chưa đủ tài lực và động lực để chủ động gắn kết với hoạt động của các trường. Cuối cùng với mức học phí thấp cùng mức độ đào tạo đại trà như hiện nay, chúng ta khó đòi hỏi chất lượng đào tạo cao được.

- Để bắt đầu sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, Bộ sẽ tính đến chuyện phân tầng, xếp hạng các trường đại học. Việc xếp hạng, phân tầng đại học, thầy sẽ cảnh báo điều gì? Vì sao nhiều trường đại học vẫn không mặn mà với chủ trương “phân tầng, xếp hạng”? Và khi đó, các trường ngoài công lập vốn đã khó khăn sẽ nằm ở đâu trong hệ thống phân tầng?

- Việc phân tầng và xếp hạng các trường đại học là việc làm tất yếu, trước sau cũng phải làm. Để thực hiện tốt việc này, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan cần phải xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện của đất nước, trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm định giáo dục phải là đơn vị độc lập, không trực thuộc các cơ quan quản lý hay điều hành hoạt động giáo dục.

Chúng ta cũng có thể mời các cơ quan kiểm định quốc tế có uy tín thực hiện việc kiểm định các trường đại học Việt Nam ở giai đoạn đầu, để đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Nếu không sẽ tạo nên tình trạng mất đoàn kết giữa đại học quốc gia với đại học vùng, giữa các đại học vùng với các đại học “địa phương”, giữa trường đại học đa ngành với ngành với trường đơn ngành.

Một thực tế cho thấy, khi xếp hạng và phân tầng đại học, các trường đại học dân lập và tư thục sẽ chịu thiệt thòi nhất và có nhiều trường sẽ không có mặt trong tốp nào cả vì các lý do sau:

Nhiều trường đại học ngoài công lập được thành lập trong khoảng 10 năm trở lại đây đã không hưởng ứng đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà Nước.

Các trường công lập được Nhà nước đầu tư một nguồn lực rất lớn bao gồm đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính, trong khi đó các trường tư thục xây dựng và phát triển phải phục thuộc tất cả vào học phí của sinh viên và đồng thời, còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Ở nhiều địa phương, giáo dục đại học ngoài công lập được hiểu là chốt xử lý thêm cho phần thừa mà giáo dục đại học công lập không đáp ứng nổi. Chính vì chủ trương “xã hội hóa” giáo dục bị hiểu sai đi như thế nên nhiều cơ quan, ban, ngành địa phương không tạo điều kiện cho các đại học ngoài công lập phát triển.

Đây là một nghịch lý so với nhiều nước phát triển trên thế giới, nơi các trường đại học mạnh nhất đều là các trường tư, hay thậm chí nhiều nước còn tạo cơ chế pháp lý “tư” cho các trường vốn là công lâu năm của họ.

- Câu chuyện về “tự chủ” trong giáo dục đại học nên được hiểu và được thực hiện như thế nào, thưa thầy?

- Tự chủ đại học hiện nay đa phần được hiểu là “tự chủ tài chính”, vì vậy nhiều người xem đây chỉ là vấn đề của trường công vì hầu hết các trường dân lập hay tư thục đều đã tương đối tự chủ trong các quyết định về tài chính của mình.

Từ đúng của “tự chủ đại học” chính là “tự trị đại học”, nghĩa là tạo ra một môi trường học thuật không bị bất cứ ràng buộc nào từ bên ngoài; là nơi cung cấp những dữ liệu, thông tin cho người học để làm nền tảng phát triển lâu dài; là nơi sáng tạo khoa học và công nghệ; là nơi phát triển các giá trị nhân văn trong tất cả các mảng khác nhau. Do đó, không nên hiểu hạn hẹp là tự chủ đại học là Nhà nước không cung cấp kinh phí nữa.

Và tự chủ đại học hay tự trị đại học hoàn toàn không có nghĩa là các trường đại học có quyền tự do hoàn toàn, mà mọi hoạt động phải luôn trong giới hạn, trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước và trong phạm vi của các quy chế của các bộ hay đơn vị trực tiếp quản lý.

- Hiện nay, tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn chưa kết thúc và chúng ta đang loay hoay giữa chỉ tiêu tuyển sinh – nhu cầu xã hội. Thang đo nào sẽ giúp giải quyết được việc khủng hoảng cử nhân thất nghiệp? Để thu hẹp khoảng cách cung – cầu giữa đào tạo và thị trường lao động, việc rà soát nhu cầu thị trường nên được tiến hành theo quy trình như thế nào, thưa thầy?

- Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2016 được dự báo là một năm “đầy thử thách” của nền kinh tế thế giới, trong đó tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu – nhất là trong giới trẻ, có xu hướng gia tăng. Ở nước ta, việc khủng hoảng cử nhân thất nghiệp, theo tôi do các nguyên nhân chính trong một vòng tròn luẩn quẩn sau:

Doanh nghiệp thiếu nhân lực chất lượng và hoạt động kém với tầm nhìn ngắn hạn dẫn đến phá sản ngày càng nhiều, sa thải thêm nhiều nhân viên. Đào tạo đại học và đào tạo nghề chưa gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nên sinh viên tốt nghiệp còn thiếu nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin.

Do không có thước đo chung hay xếp hạng rõ ràng về chất lượng đào tạo, năng lực đội ngũ, thành quả nghiên cứu nên nhiều trường thực sự chẳng có gì đổi mới trong nhiều năm qua vẫn tiếp tục là chọn lựa đầu tiên của các thí sinh. Để thu hẹp khoảng cách cung cầu giữa đào tạo – thị trường lao động, chúng ta nên thực hiện các giải pháp sau:

Doanh nghiệp và các trường đại học phải có sự gắn kết chặt chẽ thông qua các hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng. Doanh nghiệp nên tham gia vào việc góp ý chương trình và nội dung đào tạo, đầu tư cho nhà trường đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp và hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Đào tạo ra những cử nhân có năng lực khởi nghiệp và phải là những công dân mang tính toàn cầu, để có thể vẫn tự phát triển được dù trong điều kiện kinh tế quốc gia hay thế giới thế nào.

Hãy thử nhìn nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ cũng đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp trầm trọng và lối ra vẫn luôn là những cuộc cách mạng công nghệ mới, những làn sóng di chuyển các ngành nghề và trong nội bộ từng ngành nghề, được khơi nguồn chính bởi tinh thần khởi nghiệp và khuynh hướng tiếp cận toàn cầu hóa của chính các công dân họ.

Điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là vẫn đang đào tạo ra những cử nhân với thói quen đi xin việc, làm công ăn lương, không có tinh thần khởi nghiệp.

- Theo thầy, vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục, giữa hệ thống trường đại học công – tư hiện nay đã được khắc phục hay chưa? Rất nhiều trường đại học dân lập đang đứng trước bờ vực phá sản, bị xóa sổ. Vậy có cách gì để cứu vãn tình hình này không, thưa thầy?

- Hệ thống đại học công lập và ngoài công lập luôn tồn tại sự bất bình đẳng do thực tế khách quan là một bên ra đời trước hàng chục năm và luôn được Nhà nước đầu tư nguồn lực tương đối đầy đủ, với một bên sinh sau đẻ muộn, phải tự lo toàn bộ và phải nộp thuế cho Nhà nước.

Vừa qua Nhà nước cũng đã có nhiều chủ trương và chính sách nhằm xóa bỏ ngăn cách này nhưng cũng chỉ mới có hiệu quả phần nào thôi. Chính vì thế mà có một khuynh hướng hiện nay là nhiều trường ngoài công lập phải bán cho các tập đoàn kinh tế lớn để tồn tại, một số khác thì đang chờ phá sản.

Điều này chắc chắn đi ngược lại với mô hình các trường tư nổi tiếng ở những nước phát triển, theo hướng “không vì mục đích lợi nhuận” và càng chẳng phản ánh nguyện vọng ban đầu của Đảng và Nhà nước trong việc đưa ra chủ trương “xã hội hóa giáo dục”.

Theo Thu Phương/Công An Nhân Dân

Giáo dục Việt Nam ở đâu sau những thống kê ấn tượng

Năm 2015, một số tổ chức quốc tế đưa ra những thống kê khá "đẹp" khi xếp giáo dục phổ thông Việt Nam trên Anh, Mỹ; trình độ tiếng Anh vượt Thái Lan, Nhật Bản.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, những vị trí xếp hạng này chỉ là một kênh tham khảo để tìm ra và phân tích sâu hơn những vấn đề ẩn sau nó, từ đó thấy được giá trị thật và cái một cái nhìn toàn diện hơn.

Thấp hơn Lào, cao hơn... Mỹ?

Tháng 5/2015, tô chưc Hơp tac va Phat triên Kinh tê (OECD) công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu dựa vào kết quả kiểm tra môn Toán và Khoa học của học sinh lứa tuổ.i 15. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên các nước như Anh và Mỹ.

Giáo dục Việt Nam ở đâu sau những thống kê ấn tượng - Hình 1

Có nhiều nguyên nhân khiến giáo viên tiếng Anh lệch chuẩn. Ảnh: Người Lao Động.

Thang điêm so sanh đươc tinh theo chương trinh đanh gia hoc sinh quôc tê (PISA) cua OECD, xu hương nghiên cưu quôc tê vê Toan hoc va Khoa hoc (TIMMS) cua My, va TERCE, nghiên cưu thanh tich hoc tâp cua hoc sinh quôc gia khu vưc My Latin.

Tuy nhiên, nếu xét theo năng suất lao động - tiêu chí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình giáo dục và đào tạo - Việt Nam lại đứng cuối bảng ngay tại "sân nhà" Đông Nam Á, thấp hơn cả Lào.

Theo báo cáo về năng suất lao động gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam được xếp vào nhóm có năng suất lao động thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. Việt Nam là một trong ba nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.

Lý giải mâu thuẫn trên, nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam đang quá dài trong khi khâu phân luồng, đào tạo cử nhân, lao động có chuyên môn kỹ thuật lại chưa bám sát thực tế.

GS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng, không thể phủ nhận mối liên hệ giữa quá trình giáo dục đào tạo với năng suất lao động. Đào tạo ra lao động có tay nghề và làm việc hiệu quả quan trọng hơn việc xếp hạng cao về Toán hay Khoa học.

Theo tiến sĩ Lương Hoài Nam, giáo dục Việt Nam duy trì sự cào bằng nội dung giáo dục cho tất cả học sinh trong suốt 12 năm, trong khi theo các nước phân luồng giáo dục, số năm học phổ thông là 6. Sau đó, các em bắt đầu chọn những hướng đi khác nhau như theo hướng hàn lâm hoặc học nghề. Trong khi đó, học sinh ở nước ta hết 12 năm mới tốt nghiệp THPT, cần thêm 3 năm nữa mới xong cao đẳng.

Giáo viên chưa đạt chuẩn, học sinh sao giỏi tiếng Anh

Vừa qua, theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ 2015 của tổ chức giáo dục EF Education First (Thụy Sỹ), Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia về khả năng tiếng Anh, trên Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan... Xếp hạng này khiến nhiều người lạc quan hơn về trình độ tiếng Anh của người Việt.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại: Hơn 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Đó là con số được Bộ GD&ĐT đưa ra tại hội thảo tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học ngày 22/1/2016.

Theo tiến sĩ Sái Công Hồng, Phó viện trưởng Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự yếu kém của giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông là lỗi hệ thống bắt nguồn từ khâu đào tạo nhân lực. Bài sát hạch trình độ giáo viên yêu cầu phải thông thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết, trong khi trước đây họ chỉ tập trung học kỹ năng đọc, viết.

Thạc sĩ Đoàn Nương, giảng viên khoa Sư phạm tiếng Anh (Đại học quốc gia Hà Nội), cho rằng, sở dĩ trình độ tiếng Anh của Việt Nam vẫn xếp hạng cao vì bản thân học sinh đang phải nỗ lực "tự bơi" bằng mọi cách như học thêm ở trung tâm, gia sư để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Từng tham gia soạn chương trình và trực tiếp giảng dạy nghiệp vụ cho các giáo viên phổ thông theo đề án 2020, bà Nương hiểu rõ thực trạng yếu kém về chuyên môn của giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông.

"Quá trình đào tạo chưa đủ khắt khe và môi trường làm việc cũng không yêu cầu họ phải nâng cao trình độ, giáo trình dạy gần như là học thuộc lòng", nữ thạc sĩ nói.

Từ những thực tế đó, không ít chuyên gia giáo dục cho rằng, đằng sau những thống kê "khá đẹp" của các tổ chức (thường theo một số tiêu chí riêng của họ), giáo dục Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ai bảo tủ giày nhỏ là khó sử dụng? Học ngay 8 mẹo lưu trữ "cực đỉnh" đến từ các bà nội trợ Hàn

Sáng tạo

10:40:12 01/10/2024
Lưu trữ đồ đạc, đặc biệt là khu cất giữ giày dép vẫn luôn là điều khiến hội chị em nhức đầu lo lắng. Tuy nhiên, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những mẹo cực kỳ hay ho của các bà nội trợ Hàn Quốc để áp dụng vào cuộc sống thường nhật!

Game mới ra mắt đã nhận điểm tuyệt đối bất ngờ phát sinh lỗi khó đỡ, game thủ ức chế cực kỳ

Mọt game

10:40:10 01/10/2024
Phiên bản Dragon s Dogma đầu tiên đã được phát hành cách đây 12 năm và quả thật, các fan hâm mộ của series này có lý do để háo hức chờ đợi sự xuất hiện của Dragon s Dogma 2.

Bạn gái HIEUTHUHAI lộ ra 2 thứ ít khi công khai, thái độ của netizen mới đáng bàn

Netizen

10:33:57 01/10/2024
Tăng Mỹ Hàn (biệt danh: Babyboo, SN 2003) là bạn gái của HIEUTHUHAI và tất nhiên nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng.

Thúy Ngân thần thái cuốn hút khi diễn vedette tại Tuần lễ thời trang Paris

Thời trang

10:33:01 01/10/2024
Đặc biệt, BST đề cao kết cấu cầu kì và phức tạp, chẳng hạn sợi tự nhiên thô mộc được tạo hình thủ công cùng tuyn lưới ráp nối vào chi tiết bay bổng của thiết kế.

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó

Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024

Trắc nghiệm

10:13:09 01/10/2024
Xem lịch âm ngày 2/10/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 2/10/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 2/10/2024

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

Tin nổi bật

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc

Phim châu á

10:00:19 01/10/2024
Sau gần một năm chờ đợi kể từ khi mùa 1 kết thúc, Sinh Vật Gyeongseong 2 của cặp đôi cực phẩm nhan sắc Han So Hee - Park Seo Joon đã lên sóng chính thức vào ngày 27/09 vừa qua.

Vì sao chúng ta nên tẩy tế bào chế.t cho da đầu thường xuyên?

Làm đẹp

09:42:35 01/10/2024
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chế.t cho da đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tẩy tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.

Phát hiện thêm một "Thụy Sỹ thu nhỏ" cách Hà Nội chỉ 400km: Mê mẩn cảnh thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ, du khách đi chẳng muốn về

Du lịch

09:41:00 01/10/2024
Miền Bắc nước ta có một thảo nguyên sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và ngọt ngào. Nơi đây đang thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh sống ảo .

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân

Pháp luật

09:29:13 01/10/2024
Các bị cáo là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty, em trai ông Tân).