Chúng ta đang thiếu hụt về văn hóa giao tiếp
Cộng đồng mạng đang có nhiều phản ứng trái chiều xung quanh việc GS Vũ Khiêu “ôm hôn và tặng câu đối” cho hoa hậu VN 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Có người ủng hộ vì cho đó là cảm xúc ôm – hôn ông cháu thông thường, có người lại cho rằng người Việt không có hành xử lạ lùng như vậy.
Theo ông Nguyễn An Chất, văn hóa giao tiếp trong cộng đồng của người Việt đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng người Việt chúng ta đang rất thiếu văn hóa ứng xử xã giao. Ông Chất cho biết, tình cảm là một đặc trưng của con người, không chỉ VN mà cả thế giới đều như vậy. Nếu không có tình cảm, cuộc sống của con người rất vô vị. Nhưng thể hiện tình cảm như thế nào, ở đâu, với ai… mỗi vùng miền, dân tộc lại có ứng xử khác nhau.
“Có nhiều nguyên nhân tạo thành kết quả này, nhưng nguyên nhân chính vẫn là ở câu chuyện quản lý, tổ chức và đặt người dân ở đâu trong hoạt động/câu chuyện/sự việc đó”, ông Nguyễn An Chất.
Chẳng hạn việc thể hiện tình cảm trìu mến, đầm ấm với cháu bé sẽ khác với tình cảm lứa đôi, hay thể hiện tình cảm với người mới gặp như thế nào để gây được thiện cảm tùy theo truyền thống mỗi nơi, mỗi dân tộc, ở VN ta thì từ xưa đã hình thành tương đối rõ nét.
Tuy nhiên, qua thời gian có thể có những thay đổi, như thế kỷ trước, khi đôi nam nữ hôn nhau ngoài đường sẽ là việc gì đó rất ghê gớm, thế nhưng dịp lễ tình nhân vừa qua thì người ta đã tổ chức cả một cuộc thi hôn. Đó là một sự thay đổi lớn.
Song ở Hà Nội tổ chức như vậy thì được, nhưng nếu ở một vùng quê nào đó mà lại tổ chức thi hôn thì là vấn đề lớn ngay. Mỗi câu chuyện, hành động cần ứng xử ở vị trí và con người phù hợp.
- Thưa ông, xin bắt đầu câu chuyện bằng một việc đang gây xôn xao dư luận là GS Vũ Khiêu “thơm” hoa hậu Kỳ Duyên gần đây. Nhiều ý kiến tỏ ra phản đối hành động này và cho rằng người Việt không ứng xử như vậy. Theo ông, hành động này có lỗi ứng xử?
- GS Khiêu năm nay đã 100 tuổi, cảm xúc của cụ ấy với một cô hoa hậu là tự nhiên, có thể là của ông với cháu. Có thể cảm xúc của cụ ấy như vậy và cụ rất thoải mái, tuy nhiên nếu dừng lại ở hành động ôm hôn thì nó chỉ là một góc nhỏ của câu chuyện, mà sự khác thường là hai câu đối có ẩn ý.
Khi hoa hậu đến thăm cụ, có thể cô ấy cũng thể hiện sự lễ độ, không xô bồ, nhưng khi cụ đáp lại bằng hai câu đối thì giới nghiên cứu tâm lý học chúng tôi cho là nó hơi khác thường.
Video đang HOT
Có thể cụ đã 100 tuổi, đã có những biến chuyển về mặt tâm lý, nếu cụ chỉ ôm gọn vào lòng hoặc áp má, hôn vào má, trán (trừ hôn môi) cháu gái thì hoàn toàn bình thường, nhưng việc hôn “tình cảm” và tặng hai câu đối thì xã hội có thể hiểu khác đi về hành động của cụ.
Ở góc độ một người nghiên cứu tâm lý, tôi cho đây là cảm xúc nhất thời của GS và cô Kỳ Duyên chứ không hàm ý xấu.
Cộng đồng mạng đang có nhiều phản ứng trái chiều xung quanh việc GS Vũ Khiêu “ôm hôn và tặng câu đối” cho hoa hậu VN 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng văn hóa ứng xử của một số người Việt hiện đang tỏ ra bất thường, có người đi dự lễ hội thì đánh nhau, cướp hoa, đi chùa thì cầm cả nắm hương dù chùa đã có hướng dẫn không cắm hương thêm… Theo ông, có vấn đề gì với văn hóa ứng xử của người Việt hay không?
- Giao tiếp của người Việt thì từng vùng miền có kỹ năng và tập quán khác nhau. Có nơi rất tự nhiên, có nơi rất ý tứ, nhưng giao tiếp trong cộng đồng hiện nay dường như thiếu hụt nghiêm trọng những kỹ năng ấy.
Trong khi kỹ năng giao tiếp có thể quyết định sự thành hay bại của công việc mình đang hướng tới và đem lại nhiều lợi ích, hoặc những hậu quả xấu về sau. Nhưng sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp đang thể hiện thông qua việc giao tiếp không được chừng mực như trước đây.
Trước là luật bất thành văn, nhưng những mực thước trong ứng xử, giao tiếp đã được truyền từ đời này sang đời khác, còn hiện nay các kỹ năng ấy được trộn lẫn vào nhau và đôi khi việc trộn đã tạo ra độ vênh nhất định, thể hiện bằng những hành vi không đẹp. Người ta rất dễ đánh nhau, cãi nhau, chửi tục… sau những va chạm nhỏ.
- Theo ông, sự thiếu hụt này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hay chưa, khi mà các lễ hội truyền thống, lễ đền chùa miếu mạo là những nơi tôn nghiêm nhất đã không còn tôn nghiêm như truyền thống và mong đợi của người dân?
- Những thiếu hụt văn hóa ứng xử đôi khi chỉ thể hiện bằng những câu nói cộc lốc hay hành động vô duyên, làm tổn thương người đối thoại hoặc đối diện. Điều này cũng không diễn ra chỉ ở một nơi, một giới mà xuất hiện ở mọi nơi, mọi giới.
Gốc gác của vấn đề cũng là cách giáo dục dạy chữ trước khi dạy làm người, trong khi lẽ ra phải tuân theo truyền thống là dạy làm người trước khi dạy chữ, “tiên học lễ, hậu học văn”, biết chữ chưa chắc đã biết làm người, bên cạnh dạy chữ phải dạy làm người, dạy ứng xử ở từng vị trí công tác, dạy nghề nghiệp…
Ngay như các quan chức cũng phải biết ứng xử thế nào với dân, công chức là công bộc của dân, đối với dân phải kính trọng lễ phép như Bác Hồ đã dạy, nhưng thật ra các quan chức như vậy còn ít lắm. Có nhiều người cho rằng mình làm quan ở vị trí này vị trí khác thì mình có quyền, nhưng thật ra quan chức đang làm việc ở cơ quan chức năng phục vụ cuộc sống người dân, là công bộc của dân.
Những thiếu hụt về ứng xử mà trong đó có ứng xử ở lễ hội, theo tôi, còn bắt nguồn từ cơ quan quản lý nhà nước.
Bản thân người dự lễ hội thiếu kỹ năng ứng xử, nhưng chúng ta, kể cả báo chí, còn hay đổ lỗi cho người dân mà không nhìn nhận nếu người quản lý biết nhìn xa trông rộng, lường trước những vụ việc có thể xảy ra để có phương án phòng trước những vụ việc phức tạp thì vụ việc đó đã không diễn ra.
Kiểu như người quản lý có tâm nhưng phải kèm theo có tầm, còn nếu đã không có tâm và cũng không có tầm thì sẽ rất khó.
Theo Lan Anh/Báo Tuổi Trẻ
Học trò được đi ăn tiệc buffet để học hỏi văn hóa giao tiếp
Đó là cách làm lần đầu tiên được thực hiện trong khối cấp 2 ở tỉnh Thừa Thiên - Huế tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu với mong muốn cho các em học sinh được tiếp cận, học hỏi với văn hóa giao tiếp thông qua tiệc buffet tổ chức ở khách sạn.
Trong buổi tiệc buffet ở ven sông Hương trong khách sạn Century Riverside cùng các em học sinh (HS) lớp 9 Trường cấp 2 Nguyễn Chí Diểu (TP Huế) sáng cuối năm 31/12/2013, một không khí cực kỳ vui vẻ, thoải mái khi hàng trăm em vừa ăn, tâm sự chuyện trò sau đợt thi học kỳ căng thẳng. Đa số đi buffet lần đầu nên những không gian món ăn Âu, Á, nước uống được các em đến xem rất kỹ. Và chọn món khéo léo, ăn hết dĩa thức ăn. Bên cạnh đó còn có thời gian đi xem khách sạn, ra chụp hình bên sông Hương. Một số em bạo dạn đến giao lưu, nói chuyện với khách Tây đang ở lại Huế đón giao thừa.
Học sinh Trường cấp 2 Nguyễn Chí Diểu (TP Huế) dự tiệc buffet sáng 31/12.
Em Nguyễn Ái Hòa Nhi (lớp 9/1) cho biết đây là lần đầu tiên đi ăn buffet. Nhà em hoàn cảnh còn khó khăn, chỉ biết loại tiệc này qua phim ảnh, sách báo. Lớp biết vậy đã dồn tiền lại đóng cho em phiếu ăn. "Em ăn nhiều món như cơm chiên, rau, xúc xích, bánh nướng, bánh bèo, bún. Món nào cũng ngon. Em khá hồi hộp khi vào khách sạn. Em thấy rất thoải mái với thầy cô, bạn bè hơn ở trong lớp khi được tâm sự, nói chuyện thoải mái. Em thích lần tới sẽ được đi thêm một lần nữa" - Nhi nói.
Em Đặng Minh Nhật (cùng lớp với Nhi) sau khi dẫn nhóm bạn gái trong lớp đến nói chuyện vui vẻ với một gia đình khách Tây đang ăn buffet tại khách sạn này, tâm sự với chúng tôi dù đã một số lần đi cùng gia đình, nhưng ở với lớp tạo cho em một cảm giác thích thú mới lạ vì cùng các bạn cùng trang lứa trải nghiệm văn hóa ăn uống hiện đại. Nhật cho hay: "Lần trước cả lớp và cô chủ nhiệm định đi nhưng bão số 10 đến nên phải hoãn. Ngày đi hôm nay được rất nhiều bạn trong lớp em chờ đợi mấy tháng nay rồi. Tụi em vui vẻ lắm, khả năng giao tiếp với nhau và với khách du lịch được nâng cao làm em tự tin hẳn ra".
Các bạn trong bàn giao tiếp, trò chuyện thân mật và "người lớn" hơn, học được nhiều văn hóa ứng xử trong một không gian buffet đông người.
Theo cô giáo chủ nhiệm lớp 9/1- Lê Thị Hồng Lê, việc đưa học sinh đi ăn buffet đã tạo cho các em một phong cách lịch sự. Tính nghiêm túc, năng động, làm việc theo nhóm tăng. Từ đó ý thức học tập tăng theo, học sinh chăm chỉ hơn. Trong tiệc, các em có thể chuyện trò, tâm tư thoải mái. Quan trọng nhất là học văn hóa, cách giao tiếp chốn đông người chính là kỹ năng mềm để trang bị cho các em sau này. Tình cảm thầy trò từ đó cũng sâu đậm hơn.
Thầy giáo Nguyễn Phương - Hiệu trưởng THCS Nguyễn Chí Diểu cho biết trường đã thử nghiệm việc này cách đây 2 năm, đặc biệt trong năm nay gần như toàn trường đều đồng tình và tất cả học sinh đều đã được đi ăn buffet. Do không bắt buộc, nên các lớp sẽ tự đăng ký lên với trường, mỗi suất là 65.000 đồng (được giảm giá 20.000đ do trường đã làm việc với khách sạn). Mục đích là trường muốn cho các em tiếp cận với văn hóa giao tiếp hiện đại để học sinh chuẩn về kỹ năng mềm.
Trước đây, thầy Phương cũng đã từng thấy trong nhiều tiệc buffet việc người lớn đi ăn lấy nhiều nhưng ăn không hết, hay lấy thức ăn cho cả bàn, cuối cùng bị thừa thãi rất uổng phí. Nên với tâm tư được truyền cho học sinh mình biết cách ăn buffet sao cho có văn hóa và học cách giao tiếp trong tiệc.
Ông Đinh Mạnh Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Thừa Thiên - Huế cho biết, Trường Nguyễn Chí Diểu là trường đầu tiên ở khối cấp 2 tại Huế có sáng kiến rất hay khi đưa học sinh vào khách sạn dự tiệc buffet. Các em sẽ hình thành được kỹ năng quan hệ công chúng, biết được sự đa dạng ẩm thực, và nâng cao tiếng Anh khi nói chuyện với khách Tây tại khách sạn.
Các em học cách đi lấy đồ ăn theo thứ tự, từ tốn, chọn lựa kỹ để tránh trường hợp ăn không hết phải bỏ phí.
Nhiều em lần đầu đi ăn, rất chăm chú, tò mò trước cách tổ chức tiệc buffet
Các nhóm bạn có dịp ngồi lại thật gần gũi hơn, vui vẻ với nhau sau kỳ thi học kỳ căng thẳng.
Nhiều em hoạt bát sang các bàn khách Tây để nói chuyện. Trong ảnh là em Đặng Minh Nhật (đứng, áo đen) tự tin dẫn dắt câu chuyện với khách Tây để tìm hiểu văn hóa nước ngoài và giới thiệu về quê hương của mình.
Theo Trithuc
Vừa đi đường vừa đeo tai nghe, phản cảm! Chẳng biết anh chị em nghĩ thế nào chứ tôi thì thực sự thấy không thích mấy anh chị vừa đi đường vừa đeo tai nghe, rồi làm động tác gật gật, gù gù. Trông cứ phản cảm làm sao ấy. Nhưng trước khi tôi đi phân tích tỉ mỉ lý do vì sao tôi không thích, mong anh chị em hiểu, đây...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
21:32:42 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025