Chúng ta đang có tội vì để lãng phí chất xám quốc gia
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Phó hiệu trưởng trường đại học Nguyên Trãi, nguyên Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Hội)
&’Nhiều người giỏi được Nhà nước đầu tư cho ăn học ở nước ngoài, học xong không muốn về nước gây “chảy máu chất xám” đã là một cái tội của nhà quản lý. Đằng này, nguồn chất xám được đào tạo trong năm, sẵn đấy mà không tận dụng được, để họ “rơi, rụng” thì cái tội còn lớn hơn”. Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Phó hiệu trưởng trường đại học Nguyên Trãi, nguyên Trưởng ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Hội) khi trao đổi với PV về câu chuyện 50% thạc sỹ nước ngoài trượt công chức Thủ đô.
Bất cập từ cả đ ầ u “vào” vả “ra”
Ông nghĩ sao trước con số 50% thí sinh mang tấm bằng thạc sỹ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài và trong nước không thể vượt qua kỳ sát hạch công chức Thủ đô?
Video đang HOT
Từ trước đến nay, chúng ta có thói quen giáo-dục cứ giáo dục, tuyển dụng cứ tuyển dụng mà không bám theo nhu cầu xã hội. Trong quá trình đào tạo có 5 khâu quan trọng là tuyển dụng; tuyển chọn; bồi dưỡng; trải nghiệm; sử dụng.
Tuy nhiên, những khâu này lại không liên hệ với nhau, không tạo thành một dây chuyền. Tuyển sinh cứ tuyển thật nhiều, còn tuyển dụng bao nhiêu thì… kệ. Trên thực tế, nhiều nơi đào tạo xong, 2 bằng cử nhân loại giỏi vẫn phải ra đường làm lao động chân tay. Nói thẳng, bây giờ muốn đi vào công chức phải có tiền. Trước đây có nhiều phản ánh rằng, muốn chạy công chức ở Thủ đô thì không dưới 100 triệu đồng, tôi nói thực, tôi đi nhiều địa phương rồi, tìm hiểu mới biết, con số 100 triệu đồng vẫn còn thua xa!
Trong câu chuyện nêu trên, theo ông liệu có hiện tượng “lót ổ, dọn chỗ”, khiến những ứng viên có thực tài không thể”chen chân ” vào được?
Tôi không nói tới tiêu cực nữa, bởi vì tiêu cực trong thi tuyển công chức thì các chuyên gia cũng đã nói nhiều lăm rồi, phân tích kỹ lắm rồi nhưng có làm được gì đâu?
Ông nghĩ sao trước thực tế không ít thạc sỹ, tiến sỹ tốt nghiệp loại ưu, sở hữu những tấm bằng đỏ bên trời Tây lại không muốn thi vào công chức tại nước nhà?
Nói thế cũng không đánh giá được toàn diện. Hiện nay có hai trào lưu: ở Hà Nội thì người ta muốn vào công chức không đuợc, thậm chí chấp nhận mất tiền cũng không xong, nhưng người ở TP.HCM thì lại muốn xin ra khỏi Nhà nước để làm tư. Nguyên nhân là ở TP.HCM thì sôi động hơn, môi trường làm việc tốt hơn. Tôi chỉ đơn cử một việc, một công chức mới được tuyển dụng lương chỉ hơn 3 triệu đồng nhưng khu vực ngoài Nhà nước lại trả tới 7 triệu đồng, nếu bạn là người lao động, bạn sẽ chịu làm việc ở đâu?
Bên cạnh đó, nhiều người không có thói quen tự quyết định mà theo ý kiến của gia đình, bạn bè, người thân, họ muốn có một nền tảng ổn định và lâu dài chứ đâu phải họ dốt nên thi vào công chức đâu.
Thảm đỏ có gai?
Liệu có hiện tượng trí thức được đào tạo ở nước ngoài cố tình lách luật để ra ngoài “vùng vẫy” mà vẫn tranh được việc bồi hoàn phí đào tạo, thưa ông?
Chuyện những người được Nhà nước đào tạo ở nước ngoài có cố tình thi trượt hay không, cái đó chỉ họ mới biết được, nhưng chuyện nhiều người học xong tìm cách ở lại nước ngoài thì ai cũng biết. Câu hỏi đó thuộc về nhà quản lý. Còn việc những người thủ khoa đầu ra mà thi trượt, thầy trò chúng tôi vẫn thường gọi đùa là: “Chỉ đến vậy…!”. Bởi nếu không có “khiêm khuyết” thì họ đã đỗ. Họ thua những người “giỏi”, thi đậu bởi vì họ không có tiền, không có mối quan hệ.
Nhìn nhận một cách thẳng thẳn và chua xót thì xã hội chúng ta đang để lãng phí nguồn chất xám chứ không phải chỉ là để “chảy máu chất xám”.
Nói như ông, chúng ta lại phải suy nghĩ về cơ chế đãi ngộ của xã hội, không thực sự trọng dụng họ?
Cái này khó nói cụ thể ở từng địa phương, ban ngành. Cũng giống như việc cơ quan tuyển dụng đã trải thảm đỏ ra rồi nhưng người ta có nắm được cơ hội hay không hay có muốn nắm lấy cơ hội đó hay không lại là vấn đề khác. Tôi nhớ, từ thời Lê Thánh Tông đã có chiếu cầu hiền, khẳng định nhân tài là nguyên khí quốc gia. Điều này ai cũng biết, nhưng bây giờ chúng ta đã phát huy được nguyên khí đó như thế nào? Đào tạo tràn lan, bất cập tuyển dụng, người được đào tạo bơ vơ…
Xin cảm ơn ông!
Theo motthegioi.vn