Chúng ta cần học những gì trong một thế giới đầy biến động?
Học tập không chỉ là quá trình thu thập kiến thức. Đó là quãng thời gian quý báu để chúng ta trau dồi các kỹ năng cần thiết, để từ đó tự tin sống trong xã hội luôn chuyển động.
Khi nói đến giáo dục, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của những đứa trẻ ngồi ngay ngắn trong lớp, hay các sinh viên chăm chú trên giảng đường. Nhưng học tập không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các kiến thức thuộc một lĩnh vực nào đó, để con người có thể làm một nghề, hay thuần thục ở một công việc chuyên môn nhất định.
Giáo dục, nói một cách rộng hơn là việc rèn luyện cả kiến thức và kỹ năng. Từ những tiềm năng sẵn có, nhờ có giáo dục, chúng ta có thể tìm thấy sở trường của mình, khắc phục các điểm yếu và học cách thích nghi với môi trường xung quanh. Đó là thông điệp mà ba tác giả Daisaku Ikeda, Jim Garrison, Larry Hickman muốn gửi gắm trong cuốn sách Cách dạy cách học cách sống trong thế kỷ XXI.
Sách Cách dạy cách học cách sống trong thế kỷ XXI . Ảnh: Best books. Giáo dục là quá trình tương tác và thấu hiểu
Hai tác giả Daisaku Ikeda và Jim Garrison đều là các giáo sư về triết học đang giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Virginia và Illinois, còn tác giả Larry Hickman là chủ tịch của tổ chức Soka Gakkai International, một tổ chức về Phật giáo với 12 triệu thành viên trên toàn thế giới. Cuốn sách này xoay quanh những quan điểm của ba tác giả về giáo dục trong thời đại mới.
Cả ba có cùng quan điểm về mối liên hệ mất thiết giữa việc học, sự hình thành nhân cách và các ảnh hưởng xã hội tới quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Khi nói về vai trò của giáo dục, Jim Garrison luôn đề cao giáo dục gia đình. Với ông, quá trình dạy dỗ phải bắt đầu từ khi đứa trẻ vừa mới chào đời, các hành động âu yếm giữa cha mẹ với con cái cũng là một hình thức giáo dục trong giai đoạn này.
Muốn giáo dục được con cái, các bậc cha mẹ phải hiểu và có thể phán đoán được các hành động của đứa trẻ trong các tình huống nhất định. Từ đó, mới có thể uốn nắn con cái một cách phù hợp mà không gây áp lực cho chúng. Dù ở bất cứ đâu, giáo dục cũng là một quá trình tương tác hai chiều. Trước khi muốn đứa trẻ làm điều gì đó, chúng ta phải tìm hiểu xem chúng muốn gì.
Video đang HOT
Nhiều bậc phụ huynh và cả các giáo viên thường than phiền rằng lũ trẻ rất lười học. Daisaku Ikeda lại cho rằng chúng ta đang dạy không đúng cách. Trước khi bắt trẻ con ngồi vào bàn học, người lớn phải cho chúng thấy hai điều: “Học để làm gì?” và “Việc học thú vị như thế nào?”.
Nếu thấy được lợi ích và sự hứng khởi đối với tri thức, nhất định lũ trẻ sẽ học một cách chăm chỉ hơn. Phải gắn với các hành động thực tiễn, để giải thích cho trẻ nhỏ ích lợi của việc học, không nên dùng điểm số và áp lực thành tích để gò ép chúng. Ngoài việc thu nhận tri thức, học tập còn là quá trình trau dỗi kỹ năng, nên rất cần sự tương tác của người học với người dạy.
Quá trình tương tác này cũng giúp cho những đứa trẻ giải tỏa bớt áp lực tâm lý. Larry Hickman cho rằng: Dạy được một đứa trẻ ngoan, chính là cách gieo một mầm thiện xuống cuộc đời. Những vụ xả súng trong trường học, hay nạn bạo lực học đường đều bắt nguồn từ chuyện một học sinh gặp nhiều căng thẳng, áp lực nhưng không biết giải tỏa cùng ai.
Giáo dục là một quá trình cần sự chủ động và tương tác từ hai phía. Ảnh: The Sun.
Học bao nhiều là đủ?
Trong cuốn sách này, các tác giả đem tới cho người đọc một khái niệm không mấy xa lạ trong thời gian gần đây, đó là: “ Học tập suốt đời”. Theo Daisaku Ikeda: Ở độ tuổi nào, chúng ta cũng cần phải học tập, vì kiến thức là vô tận và chúng được sản sinh mỗi ngày. Không chỉ có vậy, thế giới luôn biến đổi, những kỹ năng mà bạn có ngày hôm nay, có thể sẽ trở thành thứ vô dụng trong tương lại không xa.
Vì vậy, để thích nghi với cuộc sống, con người phải học tập không ngừng. Các tác giả cũng đưa ra quan điểm: Đôi khi việc thay đổi tư duy, chấp nhận sự khác biệt trong xã hội còn khó hơn việc học một đống kiến thức mới mẻ. Nhưng ở thời đại hiện nay, nếu không chấp nhận sự vận động và thay đổi của xã hội, con người đó ắt sẽ bị đào thải.
Để thực hiện được mục tiêu học tập suốt đời, cách tốt nhất chúng ta nên làm là “tự học”. Thế kỷ XXI, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tự học không hề khó. Thế nhưng, những phương pháp giáo dục cổ điển đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Ở thời đại hiện nay, giáo dục cần sự tương tác và phản biện rất lớn từ người học. Nhờ có sự tác động ngược chiều này, mà các nhà sư phạm tìm ra được những điểm thiếu sót trong phương pháp truyền đạt của mình. Điều này không chỉ đúng với giáo dục truyền thống trong nhà trường, nó còn rất hữu ích với giáo dục trực tuyến và cần thiết cho việc phát triển các phần mềm dạy học thông minh.
Cuốn sách Cách dạy cách học cách sống trong thế kỷ XXI được trình bày dưới dạng đối thoại giữa ba tác giả. Từ đó, độc giả có được cái nhìn đa chiều về quan điểm có họ đối với giáo dục thời hiện đại.
Các tác giả không bác bỏ những thành tựu của nền giáo dục truyền thống, họ thừa nhận rằng chúng có những ưu điểm phù hợp ở mọi thời đại. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra những điểm mạnh của các hình thức giáo dục mới. Từ đó, cuốn sách mang tới cho người đọc một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về viễn cảnh của giáo dục trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Ai không học là lùi'
Trong lá thư gửi Hội khuyến học Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi'.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu - Ảnh:ĐHKHTN
Ngày 1-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Hội Khuyến học Việt Nam và các tấm gương điển hình, tiêu biểu nhân đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng gửi lời chúc tới các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" tiêu biểu toàn quốc cùng toàn thể các hội viên khuyến học, các đồng chí cán bộ làm công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong cả nước.
Trong thư, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh: "Xây dựng xã hội học tập suốt đời là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Thời gian qua, tôi vui mừng được biết các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập" đã không ngừng phát triển, được triển khai hiệu quả, rộng khắp trên cả nước, đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành hướng đi phù hợp cho mọi người dân, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh phát triển mới, với sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi từng nhà, từng người và xã hội phải không ngừng học tập để đáp ứng yêu cầu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi". Với truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc ta, học tập suốt đời đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhiều người dân. Vì vậy, mọi nỗ lực xây dựng xã hội học tập luôn cần được ghi nhận, đánh giá cao và ủng hộ.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập nói chung, các mô hình học tập nói riêng sẽ không ngừng được đẩy mạnh, nhân rộng, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển bền vững đất nước, xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Hội Khuyến học Việt Nam đã có nhiều cố gắng với nhiều hoạt động phong phú, hữu ích trong phong trào khuyến học của nước nhà".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị về phong trào học tập suốt đời Chiêu 30/11, tai Ha Nôi, Trung ương Hôi Khuyên hoc Viêt Nam tô chưc Hôi nghi Tông kêt Đê an "Đây manh phong trao hoc tâp suôt đơi trong gia đinh, dong ho, công đông đên năm 2020" (Đề án 281). Pho Thu tương Vu Đưc Đam; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dự...