‘Chừng nào không đọc sách, chúng ta vẫn bên rìa phát triển’
Nhiêu ngươi hoat đông khuyên đoc cho răng đoc sach không chi giup môi ca nhân tiên bô, ma con la nên tang cho môt đât nươc phat triên bên vưng.
Phát triển văn hóa đọc là vấn đề được quan tâm, chú trọng trong thời gian gần đây. Bên cạnh các cơ quan quản lý, các cá nhân, tổ chức, hội nhóm đang hình thành, hoạt động tích cực cổ vũ mọi người đọc sách. Nhân dịp ra mắt Đọc sách con đường gian nan vạn dặm, tác giả Nguyễn Quốc Vương cùng các diễn giả là ông Nguyễn Minh Tuấn (Giám đốc công ty sách Quảng Văn), bà Sao Mai (trưởng dự án Điểm đọc Việt Nam) có buổi trò chuyện về đọc sách cuối tuần qua.
Người biết chữ tăng lên, nhưng người đọc sách không tăng?
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Vương nói khái quát về vai trò của việc đọc sách với sự phát triển một quốc gia. Ông nói: “Về khát vọng phát triển dân tộc, người dân nào cũng muốn đất nước mình hóa rồng, hóa hổ. Nếu đọc lại lịch sử nhân loại, ta nhận thấy sự phát triển luôn là một quá trình liên tục và nó phải có nền tảng”.
Các diễn giả trong buổi tọa đàm về phát triển văn hóa đọc hôm 21/9.
Chứng minh cho nhận định này, ông Nguyễn Quốc Vương nói về việc đọc ở Nhật Bản – nơi ông có nhiều năm làm nghiên cứu sinh. Hiện nay Nhật là nước phát triển, nhưng họ bắt kịp tiến độ phương Tây không chỉ bởi biết nắm bắt thời cơ, mà còn do nền tảng. Trước khi cải cách Minh Trị, họ đã có 10 năm mở cửa, vì thế có cơ sở để phát triển. Cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, sau sai lầm, họ cũng nhanh chóng trở lại vũ đài chính trị. Trước đó, Nhật là nước tỷ lệ người dân có trình độ đọc và viết cao. Mọi công việc họ làm đều dựa trên năng lực đọc, tính toán.
Ông Nguyễn Minh Tuấn cho rằng Anh luôn là một trong những quốc gia xuất bản sách, đọc sách, xuất khẩu và nhập khẩu sách nhiều nhất thế giới. Hiện nay Mỹ là quốc gia số một về xuất bản sách và đọc sách nhiều nhất thế giới. Cả hai đất nước này, một là quốc gia phát triển bền vững, một quốc gia đứng đầu thế giới trên nhiều phương diện.
Video đang HOT
Trong khi đó, tình trạng đọc sách ở Việt Nam chưa mấy khả quan. Trước năm 1945, tỷ lệ người mù chữ quá nhiều, sau thời gian nỗ lực đẩy lùi “giặc dốt”, hiện nay hầu hết đều biết chữ, nhưng cũng không nhiều người đọc sách. Ông Nguyễn Quốc Vương nói đầu thế kỷ 20, sách Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh in 3.000 bản, khi ấy dân số khoảng 20 triệu người. Sau gần 100 năm, đến nay sách của chúng ta cũng in khoảng 3.000 bản mỗi cuốn, trong khi dân số đã hơn 90 triệu người.
Cuốn Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm.
‘Thế kỷ 19, cuốn Khuyến đọc của Nhật đã bán gần 1 triệu bản. Con số hàng triệu bản cho thấy đọc sách là nền tảng sự phát triển bền vững. “Ta cũng thấy các nước phát triển, nước mạnh trên thế giới hiện nay đều là những nước có nền xuất bản phát triển, người dân đọc sách nhiều. Chừng nào chúng ta không đọc sách, gia đình không có tủ sách, hướng con đọc sách, nhà trường không phát triển thư viện thì đất nước vẫn bên rìa phát triển”, ông Vương nói.
Ông Nguyễn Quang Thạch – người được UNESSCO vinh danh vì những cống hiến với chương trình Sách hóa nông thôn – kể khi ông còn nhỏ, mùa hè nào cũng được một người thân trong họ bắt xe ra thành phố mua sách về cho con cháu đọc. “Làng tôi hồi ấy có tủ sách, ông tôi, cha tôi, chú tôi, chúng tôi đều đọc sách. Chương trình Sách hóa nông thôn mà tôi đang làm hiện nay, có người nói cũng là nỗ lực để các làng có tủ sách như làng tôi trước kia mà thôi”, ông Thạch nói.
“Chúng ta lười và không có động lực đọc sách”
Bà Sao Mai kể trong một chương trình tặng sách tại Hiệp Hòa, Bắc Giang mà bà tham gia gần đây, ban tổ chức có phát cho các em học sinh một phiếu câu hỏi. Hầu hết học sinh đều trả lời quá lâu rồi không đọc sách gì ngoài sách giáo khoa; nhiều học sinh nói đã 10 năm rồi không được tặng sách và nếu được tặng thì mong muốn bố mẹ là người tặng.
Trên dọc dài hành trình phát triển chương trình Sách hóa nông thôn, ông Nguyễn Quang Thạch gặp rất nhiều cảnh cha mẹ không đủ tài chính mua sách cho con, một cuốn sách giá 100.000 đồng, phụ huynh phải đắn đo rất lâu.
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của đọc sách, nhưng làm thế nào để phát triển văn hóa đọc là vấn đề cần nỗ lực lớn. Việc đọc trước tiên là công việc hết sức riêng tư, cá nhân, nên phát triển văn hóa đọc từ mỗi người là điều thiết yếu.
“Chúng ta lười và không có động lực. Qua độ tuổi sinh viên, điều gì tác động để thay đổi một người là rất khó. Vì vậy, muốn khuyến đọc cần tạo thói quen từ nhỏ. Nếu cha mẹ không tạo thói quen đọc sách cho con từ nhỏ thì sau này rất khó tạo lập thói quen, niềm yêu thích đọc sách”, ông Quốc Vương nói.
Để thay đổi nhận thức, thói quen, nên bắt nguồn từ môi trường. Ông Nguyễn Quốc Vương cho biết ông đọc sách từ 6 tuổi là bởi sống ở vùng quê nghèo nhưng gia đình có tủ sách: “Anh chị em tôi không học thêm, không đến lò luyện thi nhưng vẫn vào đại học, vẫn đi du học. Tôi rất hạnh phúc với thời đi học của mình vì có sách. Giờ con của tôi cũng nghiện sách, một ngày không được đọc sách là nó phát cuồng. Chúng tôi sinh ra, lớn lên trong môi trường sách, nên tự yêu thích việc đọc”.
Ông Nguyễn Quốc Vương trong một buổi trò chuyện về đọc sách với học sinh THCS Lý Tự Trọng, Bắc Giang. Ảnh: FB nhân vật.
Ông Nguyễn Minh Tuấn cho rằng để khuyến đọc cần ba yếu tố: Cá nhân, hoạt động của NXB và những người làm luật. Ở phương diện cá nhân, việc đọc sách nên được hình thành từ gia đình, nhà trường. Đọc sách cũng không nên chỉ đọc, mà cần có sự chia sẻ. Về phía các NXB, làm sách hay sách tốt là điều đương nhiên, những người làm xuất bản, trí thức còn phải dấn thân cho sự nghiệp khuyến đọc.
Về quản lý, nên khuyến khích những hội nhóm, những người hoạt động thư viện tình nguyện. Ở Mỹ, có những người nghỉ hưu, họ đến các trường tiểu học, mầm non đọc sách cho trẻ nghe. Vai trò luật pháp, những người làm luật cũng rất quan trọng. Ở Nhật, không những luật về xuất bản, bản quyền chặt chẽ mà có cả luật chấn hưng văn hóa đọc. Luật hoàn thiện sẽ là cơ sở, nền tảng cho xuất bản, văn hóa đọc phát triển.
Theo bà Sao Mai, trước đây, thời điểm Nguyễn Quang Thạch xây dựng chương trình Sách hóa nông thôn là những bước đầu khuyến đọc, hoạt động có thể khó khăn. Hiện nay đã có nhiều cá nhân, hội nhóm tích cực thúc đẩy đọc sách. Nếu các cá nhân, hội nhóm này cùng liên kết, chung tay sẽ lan tỏa rộng hơn tình yêu với đọc sách.
Theo Zing
Xây dựng xã hội học tập qua khơi dậy đam mê đọc sách
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là văn hóa nghe - nhìn đang lấn dần văn hóa đọc. Vì thế, việc khơi gợi đam mê tìm hiểu kiến thức qua sách vở cũng như duy trì, khuyến khích thói quen đọc sách là vấn đề đáng quan tâm hiện nay, giúp xây dựng một xã hội học tập lành mạnh, phát triển.
Ai cũng dễ dàng nói về lợi ích của đọc sách như giúp mang lại kiến thức bổ ích, xây dựng văn hóa đọc lành mạnh, khơi dậy trí sáng tạo, tư duy, đặc biệt là hạn chế những trò chơi vô bổ như game hay lướt điện thoại hàng giờ liền... Nhưng để việc đọc sách trở thành thói quen và để sách trở thành người bạn đặc biệt với mỗi người thì không hẳn đã là chuyện một sớm một chiều. Vâng, tất cả đều phải xuất phát từ sự tập luyện kiên trì và niềm say mê thật sự với sách. Nếu thật sự biết trân trọng giá trị trong từng trang sách thì lợi ích mà sách mang lại cho người đọc là không hề nhỏ. Lại nói về đọc sách, không ít người bày tỏ rằng, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng là họ đã có thể đọc được sách với nhiều thể loại khác nhau mà không phải mất tiền mua. Thế nhưng, nếu cứ ghì chặt vào chiếc điện thoại ấy thì liệu có tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Chưa kể những trang viết trên mạng có thể tin tưởng về sự chính thống không. Đồng ý là thời đại hội nhập, chúng ta cần bắt nhịp xu hướng toàn cầu hóa, song giữ gìn văn hóa đọc lại là nét đẹp vô cùng ý nghĩa có từ bao đời của dân tộc ta.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách ở trẻ em - những người chủ tương lai của đất nước
Nếu nói không có tiền nên không thể mua được sách mà đọc, đó chỉ là một sự biện hộ cho việc không muốn đọc sách. Khi phong trào xây dựng văn hóa đọc được khuyến khích nhiều như hiện nay thì việc đọc sách là điều rất dễ dàng. Khoan nói đến thư viện ở các trường học, hãy nhìn vào những nhà sách của siêu thị - nơi luôn cập nhật những quyển sách mới nhất với nhiều thể loại khác nhau là một trong những địa điểm thu hút những người thích đọc nhất. Phải nói rằng, bất kể lúc nào ghé những nhà sách ấy, tôi đều bắt gặp hình ảnh người đứng, người ngồi miệt mài lật từng trang sách trong sự thích thú, say sưa. Không chỉ người lớn, một số học sinh tiểu học và THCS rất thích đến các siêu thị đọc sách vì nơi đây được đọc sách mới miễn phí, nguồn sách dồi dào, phần lớn là sách mới xuất bản. "Cuối tuần, em thường xin ba mẹ chở đi siêu thị Co.opmart (TP. Long Xuyên) để lên nhà sách đọc. Trong lúc chờ ba mẹ mua sắm, em tranh thủ tìm những quyển sách yêu thích như văn học, lịch sử... để đọc. Em thấy việc đọc sách vừa giúp mình có thêm kiến thức vừa giúp em trau dồi từ vựng, ngữ pháp và thư giãn. Lợi ích như vậy nên em luôn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày 30 phút" - em Ngọc Tuyền (13 tuổi, ngụ xã Bình Thạnh, Châu Thành) chia sẻ.
Để duy trì cũng như khuyến khích văn hóa đọc trước sự lấn lướt của "văn hóa nghe - nhìn", hệ thống thư viện, phòng đọc sách tại các trường học đang nỗ lực thực hiện tìm cách thu hút học sinh. Từ phong trào thư viện xanh đến những hội thi kể chuyện sách... đã và đang phát huy hiệu quả vô cùng thiết thực, bổ ích. Mô hình thư viện xanh, với nhiều trường học, đây là giải pháp hữu hiệu góp phần khơi gợi niềm đam mê với sách của học sinh. Cũng chỉ là những quyển sách bày trí trong thư viện trường nhưng để thu hút nhiều học sinh xem hơn, nhiều trường đã sáng tạo linh hoạt với ý tưởng "thư viện xanh" ngoài trời. Ở đó, sách được bày trí thích mắt, với nhiều thể loại như: truyện tranh, sách tham khảo, văn học. Hòa với sự thoáng đãng của khí trời và sắc xanh dịu mát dưới mái trường đã tạo nên điểm đọc sách lạ mà quen với học sinh.
Hay việc duy trì những cuộc thi kể chuyện về sách cũng đã góp phần khơi dậy tinh thần ham đọc sách ở học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi, đọc sách phải từ nhà trường mới hình thành thế hệ những người đọc để rồi cả xã hội mới có được văn hóa đọc. Phải khẳng định rằng, thói quen đọc sách góp phần không nhỏ trong hình thành nhân cách cho học sinh. "Không phải trẻ em ngày nay không thích sách mà là cơ hội để trẻ được tiếp cận với sách ít hơn là tiếp cận với công nghệ. Do vậy, cần tạo cơ hội, tạo không gian để trẻ tiếp cận nhiều hơn với sách. Mà nhà trường là nơi trẻ đến mỗi ngày, nên nơi đây cần chú trọng đến việc đọc sách của trẻ nhiều nhất. Cùng với đó, cha mẹ cần tiếp thêm "lửa" để con em yêu thích sách mỗi ngày!"- chị Hoàng Yến (38 tuổi, ngụ phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên) bày tỏ.
Bài, ảnh: PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Vì sao đọc sách là con đường gian nan vạn dặm? Vơi ngươi chưa quen, đoc ban đâu la viêc nham chan, buôn ngu, kho tac đông vao suy nghi, cam xuc. Nguyên Quôc Vương đưa ra phương phap đoc trong sach mơi. Tác giả Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 tại Bắc Giang, tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004. Anh có thời gian...