Chứng kiến con trai “gây hậu quả nghiêm trọng”, người mẹ không khỏi sững sờ và bất lực: Bài học dành cho các bậc phụ huynh
Màn nghịch ngợm “gây hậu quả nghiêm trọng” này đã khiến cho người mẹ không khỏi suy sụp. Thế nhưng phía sau đó lại là một vấn đề giáo dục quan trọng mà nhiều phụ huynh cần lưu tâm.
Vào ngày 5 tháng 3 vừa qua, một đoạn video ghi lại cảnh một cậu bé tô son vào bồn cầu ở Sơn Tây (Trung Quốc) đã được lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc và nhanh chóng gây xôn xao tại nước này.
Trong đoạn video nói trên, cậu bé không chỉ tô son ở xung quanh bệ ngồi mà thậm chí còn… cho vào cả bên trong bồn cầu.
Sau khi chứng kiến cảnh này, mẹ của cậu bé không khỏi sững sờ và bất lực. Nhìn lại “thành phẩm” của con trai, cô chia sẻ rằng mình có lẽ đã tổn thất không dưới 4 thỏi son cho màn “ phá hoại” này.
Chứng kiến màn nghịch ngợm kinh hoàng nói trên, nhiều cư dân mạng đã tỏ ra đồng cảm với người mẹ.
Thế nhưng bên cạnh việc thông cảm và an ủi sự suy sụp của người mẹ, nhiều người còn cho rằng căn nguyên của những hành động phá phách mà con cái làm ra thực chất liên quan trực tiếp tới việc giao tiếp, giáo dục con trẻ của các bậc phụ huynh.
Theo Sohu (Trung Quốc), cách giáo dục con cái khi mắc lỗi nên thay đổi dựa theo từng độ tuổi. Vào mỗi giai đoạn khác nhau, cha mẹ nên có những phương pháp dạy bảo khác nhau.
Theo đó, nếu trẻ còn nhỏ và có những suy nghĩ ngây thơ, đơn thuần, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở trẻ rằng những việc làm phá hoại là sai, đồng thời chỉ rõ cho các em biết tác hại và hậu quả của những hành động ấy là gì.
Trong quá trình giao tiếp với trẻ, các bậc phụ huynh nên cố gắng hình thành cho các em thói quen im lặng lắng nghe, từ đó hình thành mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp và sửa chữa những hành vi sai trái của trẻ.
Không chỉ vậy, các gia đình còn tuyệt đối không nên áp dụng những biện pháp giao tiếp, giáo dục tiêu cực như đánh đập, mắng mỏ. Bởi giống như người lớn, trẻ em cũng cần có lòng tự trọng.
Video đang HOT
Ảnh: Nguồn Sohu.
Nếu con cái mắc lỗi, cha mẹ nên động viên con dũng cảm nhận trách nhiệm và dạy các em làm thế nào để bù đắp lỗi lầm.
Ngoài ra, trong quá trình phê bình, các bậc phụ huynh cũng nên giải thích để cho trẻ hiểu rõ mình sai ở đâu, từ đó chỉ ra cho các con ranh giới giữa đúng và sai, giúp hoàn thành nhận thức toàn diện của trẻ.
Quan trọng hơn là sau khi đã chỉ ra lỗi sai, cha mẹ nên chỉ dạy cho các em những việc nên làm và cần làm trong tương lai.
Điều này không chỉ xoa dịu những cảm xúc tiêu cực trong trẻ mà còn khiến các em nhận ra rằng: Điều quan trọng nhất sau khi mắc lỗi không chỉ là thừa nhận lỗi lầm mà còn là làm cách nào để bù đắp lỗi lầm và tránh tái phạm chúng trong tương lai.
Con xem điện thoại suốt ngày, mẹ lập chiêu trị không quát mắng đòn roi, bé nghe răm rắp
Kể từ lần đó, cậu bé có được cho phép cũng không dám dùng điện thoại nữa.
Trong thời đại hiện nay, khối lượng công việc ngày càng nặng nề và quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, rất khó cho các bậc phụ huynh để dành nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc con cái. Không ít cha mẹ đã "giao phó" con mình cho chiếc điện thoại để chơi game hay xem phim hoạt hình,...
Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hậu quả vô cùng tay hại như ảnh hưởng đến thị lực, học tập giảm sút,... và dù cha mẹ nhắc nhở thế nào trẻ cũng không chịu nghe. Chính vì thế câu hỏi luôn khiến nhiều cha mẹ băn khoăn nhất đó là làm thế nào để con bớt dùng điện thoại đi?
Gần đây, câu chuyện "cai điện thoại" cho con trai vô cùng hài hước của một bà mẹ trẻ đã một phen gây bão cộng đồng mạng. Được biết, chuyện đã xảy ra cách đây khá lâu, tuy nhiên khoảng thời gian nghỉ dịch vừa qua trẻ ở nhà nhiều, nghiện điện thoại nên các bà mẹ lại thi nhau chia sẻ lại cách "cai nghiện" hiệu quả cho con.
Theo đó, vì cậu con trai sử dụng điện thoại quá nhiều nhưng hai vợ chồng chị đã dùng nhiều cách mà cậu bé vẫn một mực xem điện thoại. Dùng cả biện pháp mạnh là tịch thu điện thoại thì cậu bé lại ăn vạ, la hét, khóc lóc ầm ĩ.
Người mẹ vốn biết sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến trẻ nhỏ, đặc biệt là thị lực của trẻ. Vì vậy, sau nhiều lần suy nghĩ và tham khảo các ý kiến trên mạng, cuối cùng người mẹ đã nghĩ ra một cách chắc chắn có thể khiến con trai chị sẽ "cai" được điện thoại.
Tối hôm đó, khi con trai muốn xem điện thoại, người mẹ cho cậu bé xem thả ga. Cậu bé dán mắt vào điện thoại suốt buổi tối, đến khi ngủ, tay vẫn đang cầm chiếc điện thoại. Đó cũng là khi người mẹ bắt đầu hành động. Người mẹ này đã lấy phấn mắt của mình ra và tô đen lên hốc mắt của đứa trẻ, trông giống như quầng thâm.
Sáng hôm sau, cậu bé thức dậy, khi nhìn vào gương, thấy đối mắt thâm quầng của mình, cậu bé hoảng hồn khóc thét. Ngay lúc đó, người mẹ chạy đến và nhắc lại cho cậu bé nhớ những tác hại của việc xem điện thoại quá nhiều mà chị đã nhai đi nhai lại cho cậu bé nghe.
Kể từ lần đó, cậu bé có được cho phép cũng không dám dùng điện thoại nữa.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ, không ít bà mẹ học tập phương pháp độc đáo của người mẹ trẻ. Có mẹ thành công, nhưng cũng có một số phụ huynh thì không. Điều này phụ thuộc vào đội tuổi và độ nhận thức của trẻ. Vì vậy, đây không hẳn là một giải pháp hiệu quả.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề nghiện chơi điện thoại của trẻ em?
Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ nghiện điện thoại hay nghiện chơi game, cha mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
Không nên đe dọa hay cấm trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Công nghệ không có lỗi, các biện pháp ép buộc không phải giải pháp tốt. Chính sự ngăn cấm mới chính là nguồn gốc gây nên sự mất tập trung của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân chính là do cơ thể con người luôn cần các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trí não của trẻ cũng như vậy. Việc cấm đoán con trẻ sẽ làm chúng cả ngày chỉ nghĩ đến điện thoại và máy tính. Sự "thèm khát" do không được thỏa mãn ham muốn sẽ khiến trẻ bị mất tập trung mà thôi.
Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Malaysia (Public Health Malaysia) cũng đã chia sẻ rằng các bậc cha mẹ không nên ngăn con cái của mình sử dụng điện thoại bằng cách dọa nạt trẻ. Tổ chức này giải thích rằng việc dọa con như thế có thể dẫn đến trải nghiệm đau thương cho trẻ và sẽ tồn tại mãi trong trí nhớ của chúng.
Thiết lập cho trẻ các nguyên tắc dùng điện thoại
Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng điện thoại. Cha mẹ vẫn nên cho trẻ tiếp xúc với điện thoại vì trong thời đại công nghẹ thông tin, sẽ rất thiệt thòi cho trẻ nếu chúng không biết cách sử dụng các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, điều quan trong là cha mẹ nên đặt ra các nguyên tắc khi sử dụng điện thoại.
Các bậc cha mẹ phải quản lý chặt chẽ con cái ngay từ khi còn nhỏ, cho trẻ sử dụng điện thoại di động vào một thời điểm cố định hàng ngày.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.
Mang đến cho trẻ những hoạt động giải trí khác
(Ảnh minh họa)
Muốn con cai điện thoại, cha mẹ thật sự không cần phải đe dọa con về tác hại của điện thoại như bà mẹ trẻ trong câu chuyện trên. Trên thực tế, cha mẹ chỉ cần tạo điệu kiền cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí khác như chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa, chơi các loại đồ chơi lành mạnh và kích thích phát triển trí não như xếp hình, lego,...
Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, cùng con đi tham quan, du lịch,... Các hoạt động này vừa có thể mang lại cho trẻ những trải nghiệm lý thú vừa khiến trẻ quên mất sự tồn tại của chiếc điện thoại di động.
Người đàn ông đi "giải quyết nỗi buồn" thì suýt ngất trước vật thể lạ dưới bồn cầu nhưng vẫn chưa sợ bằng câu chuyện đôi mắt bí ẩn trong quá khứ Những tình huống "dở khóc dở cười" thế này hẳn sẽ để lại ấn tượng hay nói đúng hơn là ám ảnh đối với không ít người. Vào ngày 3/3 vừa qua, một người đàn ông sống ở tỉnh Pailin, Campuchia đã gặp phải tình huống "dở khóc dở cười" trong lúc đi vệ sinh. Thời điểm đó, anh chuẩn bị "giải quyết...