Chứng khoán vẫn còn dư địa tăng trưởng sau giai đoạn bán tháo
Đợt bán tháo bất ngờ và kịch tính của thị trường chứng khoán tuần qua đã làm dấy lên một số câu hỏi: Điều gì đã gây ra một đợt bán tháo? Nó có thể diễn ra trong bao lâu? Liệu đà tăng của thị trường chứng khoán bất chấp đại dịch vẫn sẽ diễn ra không?
Ảnh Shutterstock
Sau giai đoạn thị trường hồi phục mạnh, tâm lý e ngại trong tuần trước khiến chỉ số S&P 500 có ngày giao dịch tồi tệ nhất trong 3 tháng với tâm điểm là nhóm cổ phiếu công nghệ.
Nhìn bề ngoài, diễn biến thị trường tuần rồi trông như những gì đã diễn ra trong vụ nổ bong bóng dotcom năm 2000.
Tuy nhiên, các chuyên gia thị trường cho rằng, có một số lý do giúp thị trường vẫn duy trì đà tăng tiếp tục khi kỳ vọng tình hình Covid-19 khả quan hơn và dữ liệu kinh tế tốt hơn kỳ vọng.
“Chúng tôi xem đợt bán tháo gần đây là một đợt chốt lời sau giai đoạn thị trường hồi phục mạnh mẽ”, Mark Haefele, Giám đốc đầu tư UBS Global Wealth Management nhận định.
“Thị trường vẫn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ thanh khoản của Fed, phần bù rủi ro hấp dẫn và sự phục hồi kinh tế tiếp tục diễn ra”, ông cho biết thêm.
Video đang HOT
Barry Bannister, người đứng đầu bộ phận chiến lược về đầu tư cổ phiếu của Stifel nói với Yahoo Finance vào tuần trước rằng, công ty ông đã dự đoán thị trường sẽ điều chỉnh 5% đến 10% sau một đợt tăng mạnh kéo dài. Tháng 9 cũng là giai đoạn thường có hiệu suất kém trong năm.
Các nhà phân tích đã chỉ ra một số lý do cho thấy nhịp điều chỉnh của thị trường là một nhịp điều chỉnh lành mạnh. Một kế hoạch rõ ràng với sự hỗ trợ rằng Fed sẽ có bơm tiền hỗ trợ cho đến khi cuộc khủng hoảng Covid-19 qua đi.
“Các chiến lược gia về cổ phiếu của chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng giá khi triển vọng tăng trưởng được cải thiện cùng với các chính sách tiền tệ hỗ trợ sẽ duy trì việc tìm kiếm lợi suất cao hơn. Bên cạnh đó, lãi suất thực âm sẽ giúp hỗ trợ giá cổ phiếu và kinh tế hồi phục lâu bền hơn khi có vắc xin”, Goldman Sachs viết trong một báo cáo cuối tuần qua.
“Không giống như năm 2000, các công ty công nghệ lớn nhất hiện nay có lợi nhuận cao và mặc dù định giá khá cao nhưng khá bền vững”, Jonas Goltermann, chiến lược gia cấp cao của Capital Economics đánh giá.
“Do đó, mặc dù nhịp điều chỉnh có thể diễn ra tiếp tục, nhưng chúng tôi cho rằng các cổ phiếu công nghệ sẽ không có nhiều dư địa so với các ngành khác khi kinh tế tiếp tục phục hồi, chúng tôi không kỳ vọng rằng sự sụp đổ của cổ phiếu công nghệ sẽ kéo toàn bộ thị trường giảm trong một thời gian dài theo cách mà nó đã làm trong giai đoạn 2000 – 2002″, ông cho biết thêm.
Năm nay, GDP tăng bao nhiêu là phù hợp
Theo kịch bản cơ sở của NCIF thì năm nay GDP dự kiến tăng 4,01%, xuất khẩu tăng 5,39% và CPI tăng 4,5%. Còn theo kịch bản hai, GDP tăng 3,03%; xuất khẩu tăng 4,13% và CPI tăng 5,2%.
Khó khăn nhất của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước vào đầu tuần tới là có điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô hay không, "chốt" ở con số nào để có thể đạt được mục tiêu.
Lần thứ 3 điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng
Hiện đã có 2 kịch bản tăng trưởng GDP được xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội thảo luận và "chốt" vào cuối Kỳ họp thứ 9. Theo đó, kịch bản một là GDP tăng 4,4-5,2%; còn đối với kịch bản 2, GDP tăng 3,6-4,4%.
"So với thời điểm cuối năm 2019, tình hình hiện nay có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều. Mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra 6,8% cho năm 2020 là thách thức lớn và khó đạt được. Trên tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng kinh tế-xã hội và dự báo tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới; phân tích, đánh giá kỹ các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn và ước khả năng thực hiện; để tạo sự chủ động trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương; với nỗ lực phấn đấu cao, Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo với Quốc hội về việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9.
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác Chính phủ dự kiến điều chỉnh là CPI tăng khoảng 4% (hiện tại là dưới 4%); tăng trưởng xuất khẩu từ 7% xuống còn khoảng 4%; thu ngân sách nhà nước giảm 163.000 so với dự toán; bội chi tăng thêm 1,31 điểm phần trăm, lên tương đương 4,75% GDP; tỷ lệ nợ công tăng thêm 3,2 điểm phần trăm, tương đương 55,5% GDP.
Nếu Quốc hội đồng thuận với đề xuất của Chính phủ thì đây là lần thứ 3 trong hơn 20 năm trở lại đây Việt Nam buộc phải điều chỉnh các mục tiêu đặt ra do nhìn vào thực tế những tháng đầu năm và dự kiến những tháng còn lại không thể đạt được mục tiêu ban đầu.
Cụ thể, năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam như cánh diều no gió khi tăng trưởng 8,15%. Đứng trước cơ hội này, năm 1998, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng 9%, nhưng cuộc khủng tài chính - tiền tệ châu Á xảy ra ngoài ý muốn buộc Quốc hội phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuống còn 6-7%.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới, với tốc độ tăng trưởng đạt 7,13%. Trước một viễn cảnh tươi sáng, năm 2008, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5-9,0%. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra ngoài dự tính nên cuối cùng buộc Quốc hội phải điểu chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP xuống còn 7%.
GDP tăng trưởng bao nhiêu là khả dĩ
Trước khi dịch Covid-19 "đổ bộ" vào Việt Nam (ngày 23/1/2020), NCIF vẫn rất lạc quan về tình hình kinh tế năm nay.
Theo dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 vừa được Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thì chắc chắn năm nay Việt Nam không thể đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,8% như mục tiêu đã đặt ra. Vì vậy việc điều chỉnh mục tiêu sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ chủ động điều hành và cân đối lại các cán cân kinh tế vĩ mô cho phù hợp với tình hình thực tế.
NCIF cũng đã xây dựng 2 kịch bản. Theo kịch bản cơ sở thì năm nay GDP dự kiến tăng trưởng 4,01%, xuất khẩu tăng 5,39% và CPI tăng 4,5%. Còn theo kịch bản hai, GDP tăng 3,03%; xuất khẩu tăng 4,13% và CPI tăng 5,2%.
Như vậy, cả 2 kịch bản của NCIF đều có khoảng cách khá xa so với mục tiêu dự kiến trình Quốc hội điều chỉnh. "Năm nay, GDP chỉ tăng khoảng 4,01% giảm 2,79 điểm phần trăm so với mục tiêu và CPI tăng 4,5%; tăng trưởng các khu vực sản xuất chính bị ảnh hưởng và đạt tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 1,12%; công nghiệp, xây dựng đạt 4,97% và khu vực dịch vụ đạt 4,09%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giảm từ 7% xuống còn 5,39%", NCIF nhận định.
Thậm chí, NCIF còn lo ngại nền kinh tế diễn biến theo kịch bản thứ 2 tức là chỉ tăng 3,03% và lạm phát bị đẩy lên 5,2%. Vì dịch bệnh Covid-19 ở Mỹ và EU (2 trong số đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam) vẫn hết sức phức tạp; căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có dầu hiệu leo thang trở lại cản trở sự hồi phục của thương mại thế giới và đặc biệt Việt Nam dễ bị tác động mạnh bởi cuộc chiến thương mại giữa các nước lớn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và thương mại của Việt Nam. Chưa kể "khó khăn kép" đó là sự bất ổn xã hội nội tại đang xảy ra tại Mỹ và nhiều nước EU.
Ấn định tốc độ tăng trưởng GDP năm nay bao nhiêu là quyền của Quốc hội sau khi các đại biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, có đạt được mục tiêu điều chỉnh hay không không quan trọng bằng phải nỗ lực, cố gắng hết sức để đạt được kết quả cao nhất có thể và đưa ra các giải pháp thực hiện kế hoạch cho năm sau và kế hoạch phát triển kinh tế cho giai đoạn tới.
Vì trên thực tế, năm 1998 cũng không đạt được mục tiêu tăng trưởng đã được điều chỉnh, chỉ tăng 5,76% (mục tiêu điều chỉnh là 6-7%) và năm 2008 cũng tương tự, chỉ tăng 5,66%, thấp hơn so với mục tiêu điều chỉnh là tăng 7%. Quan trọng nhất là không để kịch bản xảy ra như 2 lần điều chỉnh trước là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau còn thấp hơn năm xảy ra khủng hoảng và cũng không đạt mục tiêu đặt ra như năm 1999, GDP chỉ còn tăng có 4,77% (mục tiêu đề ra là 5-6%) và năm 2009 tăng 5,4% trong khi mục tiêu đặt ra là tăng 6,5%.
Lần thứ 2 Vietcombank "lên ngôi" trong danh sách do Forbes Việt Nam công bố Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp đạt quán quân về lợi nhuận và nắm giữ kỉ lục về lợi nhuận cao nhất trong 8 lần Forbes công bố "Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất". Lần thứ 2 Vietcombank đoạt quán quân ngôi vị cao nhất trong danh sách của Forbes Việt Nam Trong "Danh sách 50 công ty niêm yết...