Chứng khoán sáng 9/4: Lại thất bại trước ngưỡng 1.000 điểm, vốn ngoại xả lớn
Thị trường đã không có đủ năng lượng để chinh phục ngưỡng 1.000 điểm trong sáng nay…
Thị trường đã không có đủ năng lượng để chinh phục ngưỡng 1.000 điểm trong sáng nay. Hầu hết những trụ kéo VN-Index mạnh mẽ ngày hôm qua đã quay đầu giảm.
VN-Index đã lên tới 1.000,02 điểm trong vài phút đầu tiên sau phiên mở cửa. Đại đa số blue-chips trong nhóm VN30 cũng tăng giá thời điểm này. Tuy nhiên mức tăng hơi nhẹ, VN30-Index tăng cao nhất chỉ 0,26% so với tham chiếu trước khi đồng loạt cổ phiếu quay đầu giảm.
Toàn bộ thời gian còn lại của phiên sáng, các chỉ số cắm đầu rơi xuống vùng đỏ do thiếu sức mạnh dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn. VN30-Index đang giảm 0,46% với 20 mã giảm/8 mã tăng. VN-Index giảm 0,43% với 170 mã giảm/111 mã tăng.
Độ rộng thay đổi quá nhanh giữa thời điểm đầu phiên và thời gian còn lại, cũng như giữa phiên hôm qua và phiên sáng nay cho thấy diễn biến tăng giá không bền vững. Các blue-chips trồi sụt rất dễ, nhất là nhóm cổ phiếu trụ.
Video đang HOT
Dầu khí không còn vẻ mạnh mẽ của ngày hôm qua: GAS đã giảm trở lại 0,93%, PLX giảm 0,64%, PVD giảm 0,74%, PVS giảm 0,85%, PVC giảm 2,56%… Giá dầu thế giới sáng nay vẫn tiếp tục tăng, do đó hiện tượng cổ phiếu dầu khí giảm giá có thể do hoạt động chốt lời. GAS trong 10 phiên gần nhất đã tăng hơn 10%; PVD trong 11 phiên tăng khoảng 20,1%; PVS tăng gần 17%; PLX tăng 8,5%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng nổi lên nhưng không đủ để thay thế vì mức tăng cũng hơi đuối. VCB, MBB đã tụt lại tham chiếu, CTG tăng nhẹ 0,67%, TCB tăng 0,59%, STB tăng 0,41%, VPB tăng 0,5%, HDB giảm 0,87%, EIB giảm 1,14%, TPB giảm 0,22%. Duy nhất BID tăng 1,13% là nổi bật.
Ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu Vin rất nặng nề: VIC giảm 1,3%, VRE giảm 0,84%. VHM tăng quá nhẹ 0,32%, Thêm VNM cũng giảm 1,24%, SAB giảm 0,88%, VJC giảm 2,81%.
Nhìn chung khi các mã lớn nhất đã giảm thì ngân hàng không đủ sức nâng đỡ. Bản thân độ rộng của VN30 cũng nói lên mặt bằng giá rất kém của blue-chips nói chung.
Khả năng vượt 1.000 điểm của VN-Index phụ thuộc hoàn toàn vào nhóm blue-chips. Các mã này đầu phiên có tăng nhưng không duy trì được độ cao. Điều đó cũng ảnh hưởng chung tới thị trường, độ rộng tổng thể HSX thu hẹp rất nhanh. Midcap cũng đang giảm 0,54%, Smallcap giảm 0,13%. Giao dịch đầu cơ lẻ tẻ vẫn chỉ tập trung vào số ít cổ phiếu cá biệt như TDG, PXS, FIT, QCG…
Sàn HNX có chỉ số HNX30 đang giảm 0,59% chỉ với 7 mã tăng/17 mã giảm. Dầu khí giảm đã có tác động mạnh lên các chỉ số sàn này. May mắn là ACB vẫn còn tăng 0,32%, VGC tăng 1,02%. Bất lợi là SHB giảm 1,3%, VCG giảm 0,74%. HNX-Index giảm 0,22% với 58 mã tăng/74 mã giảm.
VN-Index kết phiên sáng còn 993,23 điểm, khoảng cách không phải là xa so với ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm. Tuy nhiên thị trường đã cho thấy không có sự chuyển tiếp luân phiên một cách nhịp nhàng. Dầu khí tụt giảm nhưng ngân hàng lại quá đuối, cộng thêm nhóm Vin và VNM rơi sâu thì việc thất bại là chắc chắn.
Thanh khoản phiên sáng khá cao, đạt 2.074,9 tỷ đồng, mức cao nhất 13 phiên. Dấu hiệu bán khá rõ khi 10 cổ phiếu thanh khoản nhất, chiếm 33% giao dịch, chỉ có VHM, CTG là tăng nhẹ, còn lại đều giảm.
Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ bán lớn và quay sang bán ròng. HSX bị xả 307 tỷ đồng trong khi chỉ mua 176,6 tỷ đồng. VN30 bị bán 157,3 tỷ đồng, mua vao 110 tỷ đồng. HNX mua 2,5 tỷ, bán 14,6 tỷ đồng. Dấu ấn của lực bán này thể hiện rõ ở một số blue-chips như VIC, VJC, VNM với tỷ trọng rất cao và đẩy giá giảm. Ngoài ra có AAA, DHC, HCM, VHC, HPG, HDB, VRE, VHM cũng bị bán ròng nhiều. Phía mua ròng có BID, PLX, KBC, VCB, MSN, STB, SBT.
Theo vneconomy.vn
Nghịch lý thị trường chứng khoán
Trong khi vốn hóa thị trường ngày càng tiến lại gần mức đỉnh cũ cách đây 1 năm thì nhiều cổ phiếu vẫn loay hoay hồi phục.
Ngày 9/4/2018, chỉ số Vn-Index chính thức thiết lập mức đỉnh lịch sử mới 1.204 điểm với sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, cùng dòng chảy mạnh của tiền ngoại.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Vn-Index đã rơi một mạch xuống chỉ còn 931,75 điểm, giảm 273 điểm (22,6%) chỉ sau gần 2 tháng. Thị trường đánh mất toàn bộ thành quả đạt được trong hơn 3 tháng đầu năm. Cú trượt dốc cũng khiến Chứng khoán Việt Nam, từ thị trường tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương, tụt xuống thị trường giảm điểm mạnh nhất thế giới
Thời gian sau đó, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam sau đó xen kẽ khoảng thời gian hồi phục, nhưng đều nhanh chóng quay trở về xu hướng giảm với đáy sau thấp hơn đáy trước. Diễn biến tương tự cũng xảy ra với các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index.
"Tại thời điểm 9/4/2019, chỉ số Vn-Index cũng còn cách rất xa đỉnh cũ thậm chí vẫn chỉ "lình xình" quanh mốc 1.000 điểm, với thanh khoản thấp. Tuy nhiên, quy mô vốn hóa thị thị trường lại diễn biến ngược lại với tổng giá trị trên cả 3 sàn giao dịch đạt khoảng 4,5 triệu tỷ đồng, tăng trên 5% so với 1 năm trước.
Trong khi vốn hóa tăng mạnh, thì khá nhiều cổ phiếu vẫn loay hoay chưa có sự bứt phá. Tại HoSE, tính theo giá đóng cửa ngày 8/4, chỉ 141 mã có thị giá cao hơn so với thời điểm 1 năm trước, trong khi có đến 214 mã vẫn chưa thể quay trở về đỉnh giá cũ.
Khá nhiều cổ phiếu bluechip và thậm chí là những cổ phiếu có yếu tố thị trường cao đều vẫn còn cách xa so với mức giá thời điểm Vn-Index ở đỉnh lịch sử. Trong danh sách này còn có những cổ phiếu giảm giá đến trên 50%.
Còn ở sàn HNX và UPCoM, khá nhiều cổ phiếu hồi phục hay vượt qua cả mức giá khi thị trường đạt đỉnh do nhiều cổ phiếu có thanh khoản thấp, cô đặc nên việc 'đẩy' giá lên là điều khá dễ dàng. Trong khi những cổ phiếu có thanh khoản tốt, vốn hóa lớn như ACB, VCS, OIL ... vẫn còn cách mức giá 1 năm trước rất xa.
Theo thuonggiaonline.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu dầu khí bứt phá Thị trường hồi phục trở lại sau hai tuần giảm điểm liên tiếp trước đó, tuy nhiên, nhà đầu tư không quá vui mừng khi thanh khoản tiếp tục ở mức thấp, dưới mức trung bình 20 tuần do xu hướng thị trường không rõ ràng gây tâm lý thận trọng cao độ. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 8,5 điểm (...