Chứng khoán sáng 28/9: Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng
Dòng tiền lớn tiếp tục được đẩy vào và nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp các chỉ số tăng điểm.
Chứng khoán sáng 28/9: Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng. Ảnh minh họa: TTXVN
Cùng chung xu hướng của các thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán trong nước mở cửa phiên giao dịch 28/9 đầy hứng khởi, dòng tiền lớn tiếp tục được đẩy vào và nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp các chỉ số tăng điểm.
Cuối phiên sáng 28/9, VN – Index tăng 0,38% lên 911,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 237,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.945 tỷ đồng. Toàn sàn có 225 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 146 mã giảm giá.
HNX – Index tăng 1,19% lên 133,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 33,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 477,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 71 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 55 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực nhất thị trường khi chỉ có VCB giảm nhẹ 0,1%. Các mã còn lại đều ở chiều tăng giá; trong đó, các mã tăng mạnh là STB tăng tới 5,3%, VIB tăng 4,2%, CTG tăng 3,6%, SHB tăng 1,9%, ACB tăng 1,8%, MBB tăng 2%, VPB và MBB tăng 1,7%…
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đồng loạt tăng giá với SHS tăng 3,4%, SSI tăng 2,1%, HCM tăng 1,5%, VND tăng 1,1%, BVS tăng 0,9%…
Tuy vậy, đà tăng của thị trường bị kìm hãm bởi các mã cổ phiếu vốn hóa lớn như: VRE giảm tới 2,6%, các mã VHM, TCH, VJC, PLX, PNJ… cũng đều kết phiên trong sắc đỏ.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/9, thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm do nhà đầu tư tăng cường mua vào cổ phiếu theo sau đà tăng của Phố Wall cuối tuần trước.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn tỏ ra thận trọng trước cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như các ca lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh làm giảm hy vọng vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Trong phiên giao dịch chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) đã tăng 0,5% lên 550,47 điểm. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,72% lên 23.371,7 điểm do cổ phiếu của các công ty điều hành các trang web bán lẻ và thương mại điện tử tăng. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng tăng 1,1%.
Video đang HOT
Trên sàn Thượng Hải chỉ số Shanghai Composite lúc mở cửa tăng 0,85%, nhưng vào lúc thị trường chốt phiên sáng lại để mất 0,22% xuống 3.212,27 điểm./.
Thị trường chứng khoán tháng 9: Nhóm cổ phiếu dẫn dắt báo hiệu khả năng sẽ chững lại
VN-Index tăng 10,5% trong tháng 8, số mã chứng khoán tăng giá cao tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
25% cổ phiếu tăng giá trên 20%
Thị trường chứng khoán tháng 8 có diễn biến tích cực nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Kết thúc tháng 8, VN-Index đạt 881,5 điểm, tăng 10,5% so với tháng 7. Đặc biệt, chỉ số tăng trong cả 4 tuần và lấy lại số điểm đã mất trong 2 tháng 6 và 7.
Cuối tháng 7, thị trường sụt giảm khi nhà đầu tư bi quan, niềm tin bị lung lay vì lo ngại đợt dịch bệnh Covid-19 thứ hai xảy ra, khiến VN-Index mất 71,5 điểm chỉ trong 2 phiên giao dịch ngày 24 và 27.
Tuy vậy, giá giảm xuống mức hấp dẫn là tiền đề để thị trường hồi phục mạnh trong tháng 8, khi dịch bệnh được kiểm soát, không phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên diện rộng, mặc dù số ca nhiễm bệnh lần này cao hơn lần trước đó, cũng như có những trường hợp tử vong đầu tiên.
Tháng 8 vừa qua, chỉ số chứng khoán tăng 10,5%, trong đó 25% số mã cổ phiếu trên 2 sàn niêm yết mang lại mức lợi nhuận trên 20%. Số mã tăng giá cao này thấp hơn số mã tăng giá trong đợt hồi phục tháng 4 (36%), nhưng mức độ lan tỏa rất lớn, từ các cổ phiếu vốn hóa lớn cho tới vốn hóa vừa và nhỏ.
Hiệu suất sinh lời của các nhóm cổ phiếu 8 tháng đầu năm.
Đối với nhóm vốn hóa lớn, nhiều mã luân phiên giữ nhịp cho thị trường như VNM (tăng 13,8%), SAB (tăng 14%), HPG (tăng 13,1%); các mã ngân hàng gồm TCB, VIB, CTG, ACB có mức tăng hơn 20%...
Số mã tăng giá trên 20% trong 8 tháng đầu năm.
Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức vì đại dịch trên thế giới có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, điều gì giúp các cổ phiếu trên tăng giá mạnh?
Thông tin vĩ mô và doanh nghiệp trong tháng 8 đối với các mã bluechips không có nhiều, vẫn xoay quanh quan ngại về triển vọng lợi nhuận của nhóm ngân hàng do chưa phải trích lập dự phòng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Đối với nhóm thực phẩm là câu chuyện bão hòa, nhóm bán lẻ có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp kỳ vọng được hưởng lợi từ đầu tư công trước mắt chỉ là một vài doanh nghiệp, chứ chưa lan tỏa tới nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xét phân tích kỹ thuật, phần lớn các mã bluechips đều hồi phục từ mức thấp cuối tháng 7 - thời điểm thị trường có mức độ bi quan cao khi dịch Covid-19 tái bùng phát đã đẩy thị giá xuống mức thấp nhất trong 2 tháng.
Mức giá hấp dẫn cộng với diễn biến khả quan của chứng khoán thế giới được coi là động lực tăng giá trong tháng 8.
Diễn biến VN-Index từ đầu năm tới nay.
Ba phiên giao dịch đầu tháng 9, VN-Index có 2 phiên tăng và 1 phiên giảm nhẹ. Tính theo tuần, chỉ số tăng 2,6% so với tuần trước đó, đóng cửa tại 901,5 điểm. Giao dịch duy trì ở mức cao, giá trị khớp lệnh bình quân trên HOSE đạt 5.620 tỷ đồng/phiên, tập trung vào các mã VRE, VIC, VNM, VCB.
Chỉ báo kỹ thuật báo hiệu sự chững lại
Đà hồi phục của nhóm cổ phiếu blueschips liệu có được duy trì trong tuần mới, sau khi thị trường chung đã tăng 5 tuần liên tiếp? Chỉ báo kỹ thuật từ nhiều mã dẫn dắt nhịp tăng trong tháng 8 như SAB, VNM đang báo hiệu khả năng sẽ chững lại.
Đối với SAB, cổ phiếu này thất bại ở mức Fibonacci 61,8% so với nhịp giảm gần nhất, cho thấy đường giá đang thiếu động lực tăng, mặc dù thanh khoản được cải thiện.
Cổ phiếu VNM đang có nhịp hồi phục, kiểm định vùng 127.000 - 130.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với vùng biên trên của kênh xu hướng giảm. Tuy vậy, vượt qua được kênh xu hướng kể từ đầu năm không phải là dễ, ít nhất cũng cần tích lũy một vài tuần.
Nhóm ngân hàng đang trong giai đoạn hồi phục so với mức giảm tháng 7, chứ chưa thực sự có nhiều cổ phiếu tăng trở lại vùng điểm của tháng 6. Nhìn rộng ra, nhóm bluechips ở các ngành nghề khác phần lớn cũng trong trạng thái tương tự.
Theo đó, thị trường chung có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong 1 - 2 tuần tới và tâm điểm điều chỉnh là các mã đóng góp nhiều cho đợt tăng vừa qua. VN-Index đang có mức hỗ trợ xung quanh 870 điểm nếu ngưỡng 900 điểm không được duy trì.
Chiến lược cho các nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu vốn hóa lớn có lẽ là chờ thị trường điều chỉnh để mua vào tại các ngưỡng hỗ trợ. Thực tế, chiến lược này đã phát huy hiệu quả cao trong giai đoạn tháng 4 và tháng 8.
Đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đây là nhóm có mức tăng giá vượt trội kể từ đầu năm.
Thống kê của Công ty Chứng khoán Tân Việt cho thấy, dù tăng giá trong tháng 8, nhưng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có lợi suất âm 9,1% trong 8 tháng đầu năm. Trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ lần lượt có mức tăng 7,7% và 16,8%, bất chấp VN-Index giảm 8,9%.
Cụ thể hơn, trên cả 3 sàn giao dịch chỉ có 7 mã cổ phiếu vốn hóa lớn đạt mức sinh lợi trên 20%, với mức lợi nhuận trung bình 25,8%, khá thấp so với mức sinh lợi lên tới 65,08% của 314 mã vốn hóa nhỏ.
Đặc điểm chung các mã vốn hóa vừa và nhỏ là thanh khoản thấp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thiếu ổn định, nhưng vẫn hấp dẫn nhà đầu tư.
Theo Tổng cục Thống kê, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 giảm 2,6% so với tháng 7. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục phục hồi, nhưng mức tăng so với tháng 7 chỉ đạt 3,5%. Lũy kế 8 tháng đầu năm, chỉ số này tăng 2,2% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.
VnIndex hồi phục sau phiên rung lắc, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá Dòng tiền tiếp tục chọn cổ phiếu ngân hàng đẩy giá nhiều cổ phiếu ngân hàng như VCB, MBB, BID. HDB, CTG...tăng giá. Phiên giao dịch hôm qua kết thúc trong sự bất ngờ của không ít nhà đầu tư. Dù suốt cả phiên giao dịch, sắc xanh phủ chỉ số nhưng đến gần cuối phiên, VnIndex bắt đầu phát đi tín hiệu...