Chứng khoán sáng 24/4: Tưng bừng mở hội cùng thế giới
Thị trường Mỹ đêm qua lập đỉnh mới trong lịch sử ở chỉ số S&P 500 đã thổi bùng bữa tiệc tăng giá trong phiên sáng nay. VN-Index tăng 0,92% là mức mạnh nhất kể từ giữa tháng 3.
Chỉ số vượt lên mức 976,87 điểm, tiếp tục vượt xa ngưỡng rủi ro 965 điểm. Điều này đã kích thích dòng tiền ở mức độ khá hơn. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn đạt 1.481,6 tỷ đồng, tăng 27,3% so với sáng hôm qua.
Độ rộng của HSX rất tốt với 162 mã tăng/88 mã giảm, trong đó 100 mã tăng quá 1%. VN30-Index tăng 0,95% với 21 mã tăng/8 mã giảm. Midcap tăng 0,46%, Smallcap tăng 0,36%.
Như vậy sức mạnh của thị trường chủ đạo đến từ blue-chips. Sáng nay không có cổ phiếu nào tăng đột biến, nhưng mức tăng lại tốt đồng đều. VNM đã quay đầu tăng trở lại 1,73% sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp tới hơn 6%. VNM trở thành cổ phiếu mạnh thứ hai trong chỉ số VN-Index.
Ngôi vương sáng nay thuộc về VCB với mức tăng 1,63%, vốn hóa tăng gần 4.000 tỷ đồng. Đứng thứ 3 là GAS, tăng 1,52%, thứ 4 là VHM, tăng 1,01%. Đây là 4 cổ phiếu có mức gia tăng vốn hóa vượt 3.000 tỷ đồng trong phiên sáng.
Các blue-chips lớn khác cũng tăng rất tốt là VIC tăng 0,8%, CTG tăng 2,64%, HPG tăng 3,61%, TCB tăng 1,69%, BID tăng 1,17%, VRE tăng 1,59%.
Nhìn chung với độ rộng rất tốt của rổ VN30 và nhóm vốn hóa lớn nhất đều tăng xấp xỉ 1% trở lên thì việc các chỉ số bùng nổ là hết sức bình thường. Các mã giảm ảnh hưởng không nhiều: SAB giảm 0,29%, MSN giảm 0,23%, HDB giảm 0,18%, ROS giảm 2,24%…
Video đang HOT
Sàn HNX bất ngờ lạc nhịp với HNX-Index chỉ tăng 0,14% do chỉ có 36 mã tăng/48 mã giảm. HNX30 tăng 0,35% với 8 mã tăng/8 mã giảm. Sàn này có trụ PVS tăng 1,75%, SHB tăng 1,33% nhưng lại có NVB giảm 2,2%, VCG giảm 1,12%.
Điểm tích cực nhất sáng nay là thanh khoản đã tăng trở lại cùng với độ rộng mở rộng. Sàn HSX thu hút dòng tiền là chính. Sự dẫn dắt hiệu quả của GAS, VCB cùng nhóm ngân hàng nói chung và sự phục hồi kịp thời của VNM đã tạo sức mạnh tổng hợp.
Thực tế thị trường Việt Nam yếu hơn thị trường quốc tế khá nhiều và từ đầu tháng 4 tới giờ các chỉ số toàn giảm, trong khi thị trường Mỹ liên tục tăng và chinh phục được đỉnh cao lịch sử. Điều này đã tạo tâm lý chán nản cao độ. Thanh khoản cũng giảm sút liên tục.
Ngay cả phiên tăng mạnh sáng nay cũng có sự thận trọng vẫn còn. Thị trường phái sinh đang có độ chênh lệch cơ sở tới hơn 17 điểm so với chỉ số VN30-Index. Ngoài ra thanh khoản của rổ VN30 cũng chỉ đạt 652,2 tỷ đồng giá trị khớp lệnh, tuy tăng 36% so với sáng hôm qua nhưng vẫn là mức khá thấp.
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng khá mạnh. HSX được giải ngân 184,9 tỷ đồng, bán ra 109,7 tỷ đồng. VN30 mua 129,9 tỷ đồng, bán ra 61,6 tỷ đồng. HNX mua 7,2 tỷ, bán 6,2 tỷ đồng. HPG là cổ phiếu được khối này mua ròng lớn nhất. Tiếp đó là STB, VRE, MSN, GAS, KBC, BWE. Phía bán ròng có HBC với trên 1 triệu cổ phiếu là mã duy nhất đáng kể.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán ngày 24/4: VN-Index có thể tiếp tục đi ngang
VN-Index đang bị kẹp giữa 2 đường SMA (200) và SMA (50) với biên độ giao động trong khoảng 952-980 điểm, dự kiến xu hướng đi ngang của chỉ số VN-Index tiếp tục duy trì trong tình trạng thanh khoản ảm đạm.
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ ba (23/4). Thông tin tích cực về lợi nhuận quý 1/2019 khiến đồng loạt các cổ phiếu khởi sắc, thị trường phục hồi trở lại sau nhịp giảm trước đó. Cổ phiếu Twitter (NYSE: TWTR) tăng 15,6% kéo nhóm chỉ số công nghệ tăng trở lại với những thông tin tích cực đến từ kết quả hoạt động kinh doanh quý 1.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ ba, chỉ số Dow Jones tăng 145,34 điểm ( 0,55%), đóng cửa ở mốc 26.656,39 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 25,71 điểm ( 0,88%) và đóng cửa ở mốc 2.933,68 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 97,21 điểm ( 1,26%) và đóng cửa ở mốc 7.810,71 điểm.
Giá dầu WTI tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ ba và đóng cửa ở mốc 66,30 USD/ thùng, đà tăng tiếp tục duy trì. Hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện kế hoạch đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0, ông hy vọng các thành viên của OPEC , bao gồm Nga, sẽ nhanh chóng đảo ngược việc cắt giảm sản lượng, cũng như thay thế các thùng bị thiếu hụt từ Iran và các nguồn khác như Venezuela và Libya..
Thị trường tiếp tục đi ngang
Đồ thị chỉ số Vn-Index Nguồn Tradingview
Thị trường chung phục hồi nhẹ với thanh khoản cải thiện so với phiên giao dịch trước đó, các cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn tiếp tục ảnh hưởng đến biến động của chỉ số Vn-Index.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục ảnh hưởng đến biến động của chỉ số Vn-Index và phân hóa, các cổ phiếu kéo chỉ số Vn-Index tăng điểm là: VJC, VIC, VRE, ROS, PNJ, NVL, GAS trong khi đà giảm vẫn tập trung ở các mã cổ phiếu: MWG, SAB, VNM, VHM.
Đà phục hồi đã xuất hiện ở một số cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu chứng khoán như: VND, SHS trong khi đó áp lực bán vẫn duy trì ở các mã cổ phiếu: HCM, SSI, VCI.
Cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu phục hồi và đóng cửa trong sắc xanh ở mức giá 29.600 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản đạt 1,6 triệu cổ phiếu. Thông tin về đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của ACB đã công bố: năm 2019, ACB dự kiến chia cổ tức 30%, trong đó 20% bằng cổ phiếu và 10% tiền mặt và có kế hoạch tăng vốn lên hơn 16.600 tỷ. ACB cũng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 15%, tín dụng tăng 13%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 7.279 tỷ đồng, thông tin trên đã hỗ trợ tích cực đến giá cổ phiếu ACB.
Khối ngoại bán ròng 213,5 tỷ đồng trên sàn HSX và bán ròng 1,78 tỷ đồng trên sàn HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: GAS (mua ròng 32,95 tỷ đồng), VRE (mua ròng 16,16 tỷ đồng), MSN (mua ròng 12,31 tỷ đồng), PLX (mua ròng 9,17 tỷ đồng), STB (mua ròng 8,67 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoại bán ròng các mã VCI (bán ròng 194,31 tỷ đồng), VNM (bán ròng 43,74 tỷ đồng), SSI (bán ròng 19,44 tỷ đồng), POW (bán ròng 11,51 tỷ đồng), KDH (bán ròng 9,33 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ ba, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 968 điểm, tăng 2,14 điểm ( 0,22%), giá trị giao dịch đạt 4,1 nghìn tỷ đồng với 156 mã tăng giá, 68 mã tham chiếu và 122 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 106,29 điểm, giá trị giao dịch đạt 370,41 tỷ đồng với 89 mã tăng, 59 mã tham chiếu, 66 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 55,68 điểm, tăng 0,03 điểm ( 0,66%) với 97 mã tăng, 48 mã tham chiếu và 72 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 178,86 tỷ đồng.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục biến động đi ngang trong biên độ hẹp. Hiện tại, chỉ số VN-Index đang bị kẹp giữa 2 đường SMA (200) và SMA (50) với biên độ giao động trong khoảng 952-980 điểm, dự kiến xu hướng đi ngang của chỉ số VN-Index tiếp tục duy trì trong tình trạng thanh khoản ảm đạm.
Thị trường chứng khoán phái sinh
Bảng giá chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index đồng loạt đóng cửa tăng điểm. Hợp đồng đáo hạn tháng 5/2019 (VN30F1905) đóng cửa ở mốc 865,5 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 861,3 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 858,3 điểm, hợp đồng tháng 12/2019 (VN30F1912) đóng cửa ở mốc 860 điểm.
Các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index tiếp tục bị bán mạnh với thanh khoản ở mức thấp, tâm lý thận trọng bao trùm toàn thị trường. Nhà đầu tư có thể chờ các nhịp phục hồi trên thị trường cơ sở để bán (go short) các hợp đồng phái sinh phòng hộ cho danh mục cổ phiếu cơ sở.
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán 23/4: Xu hướng của thị trường được xác định với mức giảm ngắn hạn Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần với thanh khoản tiếp tục ở mức thấp. Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể tiến đến thử thách vùng kháng cự 975-980 điểm. Ảnh Internet. Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm đóng cửa ở mức 965,86 và 105,63...