Chứng khoán ngày 4/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 4/11.
Mở hỗ trợ gần nhất của GVR quanh ngưỡng giá 15.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): GVR vẫn đang ở trong xu hướng tăng giá từ đầu tháng 8 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ xung quanh 9.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 3/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nhưng chỉ báo RSI đã đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể đi ngang tích lũy trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GVR nằm tại xung quanh giá 15.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 18.750 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 13.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua GAS với giá mục tiêu 86.500 đồng/cp
CTCK Dầu khí (PSI): Trong 9 tháng năm 2020, tổng doanh thu và lãi sau thuế của Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) đạt 45.625 tỷ đồng và 6.247 tỷ đồng, lần lượt vượt 7% và 27% so với kế hoạch 9 tháng.
Mặc dù vượt kế hoạch 9 tháng đầu năm nhưng lãi sau thuế vẫn giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do (1) Sản lượng từ nguồn khí Nam Côn Sơn suy giảm và sự cố rò rỉ Lô 11.2; (2) Giá dầu và giá CP giảm từ tháng 2, liên tục giảm sâu trong tháng 3,4/2020; (3) Nhu cầu tiêu thụ khí giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chọn cổ phiếu nào phiên 4/11?
Sự cố rò rỉ khí Lô 11.2 đã được khắc phục xong vào giữa tháng 8, chúng tôi ước tính sự cố đã ảnh hưởng làm giảm 260 triệu m3 sản lượng khí. Sự cố rò rỉ khí condensate phải dừng cấp khí Lô 11.2 hoàn toàn đầu tháng 3/2020 đến ngày 07/08/2020, sản lượng khí về bờ ước tính giảm 1,7 triệu m3/ngày đêm.
Sản lượng khí từ Bể Cửu Long tăng 23.3% (so với cùng kỳ) do công suất nén khí tăng và tăng khí Thiên Ưng về bờ. GAS bổ sung số 3 hợp đồng vận chuyển khí Thiên Ưng – Đại Hùng về bờ với Vietsovpetro từ cuối tháng 3/2020 và mở rộng nâng công suất nén khí lô 09-1, ước tính sản lượng khí về bờ 9 tháng đầu năm đạt khoảng 980 triệu m3, tăng 23% so với 793 triệu m3 thực hiện năm ngoái.
Video đang HOT
PV GAS đã thông qua chủ trương thoái toàn bộ 35,26% vống góp tại PGS (Công ty cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam) với giá trị gốc 226,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 35,26% vốn điều lệ và đang tiền hành thủ tục đàm phán giá bán.
Giá thị trường của PGS hiện đang giao dịch với mức giá xung quanh 15.000 đồng/CP ngang với giá trị sổ sách của PGS tại thời điểm hiện tại, nếu tính theo mức giá này, khi thoái vốn thành công, PV GAS sẽ thu về 265 tỷ đồng doanh thu.
PM3 – Cà Mau được nâng công suất vận chuyển khí từ 6,25 triệu m3/ngày đêm lên 6,5 triệu m3/ngày đêm từ giữa tháng 4/2020, do đó có khả năng gia tăng cung ứng nguồn khí cho nhà máy điện, đạm nhờ mua bổ sung khí từ Petronas.
PSI giữ nguyên dự đoán (giả định) giá dầu Brent trung bình trong năm 2020 đạt 42 usd/thùng do dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ trong cuối năm
Tăng dự phóng doanh thu năm 2020 so với dự báo trước lên 65.080 tỷ đồng do tăng giả định giá CP trung bình năm đạt 389 USD/tấn. Đồng thời, PSI đưa ra khuyến nghị mua GAS với mức giá mục tiêu 86.500 đồng/cp.
Khuyến nghị tích cực cho VHC với giá 40.030 đồng/cp
CTCK MBS : Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 40.030 đồng/cp nhờ (i) bù đắp doanh thu từ thị trường châu Âu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Mỹ, và (ii) mảng kinh doanh collagen và gelatin duy trì tăng trưởng tốt. Mức giá mục tiêu được xác định theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Tuy nhiên, MBS cũng lưu ý rằng trước tác động của dịch bệnh Covid19, nhu cầu tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là cá tra giảm mạnh tại các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, Trung Quốc, EU). Lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới.
MBS cho rằng sức tiêu thụ cá tra trong thời gian tới vẫn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu kiểm soát tốt tại các quốc gia trên thế giới.
Hoạt động kết quả kinh doanh quý 3/2020 chứng kiến hồi phục nhẹ so với 2 quý đầu năm. Trong quý 3/2020 VHC ghi nhận 1.800 tỷ đồng doanh thu, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu cá tra fillet giảm 10,2% nhưng đã tăng 7,9% so với quý trước. Giá bán tiếp tục giảm khoảng 17% so với cùng kỳ và 12% so với quý trước trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 8% cùng kỳ và 24% so với quý trước.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 9/7
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 9/7 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 65.000 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong hai tháng 4 và 5/2020, CTCP FPT (FPT) ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 4% và 9% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 13% và 11%, thấp hơn so với mức 17% doanh thu và 19% lợi nhuận trước thuế trong 3 tháng đầu năm 2019.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, FPT đạt 11.199 tỷ đồng doanh thu (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và 1.993 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng trưởng 16%). Biên lợi nhuận trước thuế cải thiện nhẹ, từ 17,3% cùng kỳ 2019 lên mức 17,8%.
Doanh thu tại thị trường nước ngoài duy trì mức tăng cao. Khối Công nghệ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu với tỷ trọng 55% doanh thu toàn khối, trong đó xuất khẩu phần mềm đóng góp 78%, đạt 4.802 tỷ đồng doanh thu, tăng 20,5% so với 5 tháng 2019.
Dù gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhưng doanh thu tại các thị trường chính vẫn tăng trưởng khá tốt, trong đó APAC tăng 53%, châu Âu tăng 20%, Mỹ tăng 18%, và Nhật Bản tăng 15%, mặc dù có dấu hiệu giảm nhẹ trong 2 tháng trở lại đây do tác động của dịch bệnh.
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong nước trong ngắn hạn có xu hướng giảm do tác động của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nội địa chứng kiến giảm 4,1% doanh thu và 37% lợi nhuận trước thuế.
Tính chung cho toàn khối, lợi nhuận trước thuế tăng 15% lên 805 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh mảng dịch vụ quảng cáo trực tuyến chứng kiến giảm do tác động từ Covid-19. Lũy kế 5 tháng 2020, khối Viễn thông ghi nhận 4.303 tỷ đồng doanh thu và 693 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế tăng 12,4% và 31,3% n/n, trong đó chủ yếu đến từ mảng dịch vụ viễn thông nhờ vào việc tăng trưởng số lượng người dùng dịch vụ cũng như các nỗ lực kiểm soát chi phí hiệu quả.
Theo FPT, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của dịch vụ Broadband tăng trưởng lần lượt 10% và 35% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, đối với dịch vụ quảng cáo trực tuyến, doanh thu và lợi nhuận trước thuế giảm lần lượt 19% và 25,8% n/n chủ yếu do khách hàng cắt giảm ngân sách quảng cáo trong thời kỳ dịch bệnh.
Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 31.819 tỷ đồng và 36.025 tỷ đồng trong đó động lực tăng trưởng chính vẫn đến từ mảng xuất khẩu phần mềm với giả định như sau: (1) Mảng này sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 20%/năm; (2) số lượng nhân viên tăng từ 15.500 lên 20.800 người vào cuối năm 2021; (3) năng suất lao động tăng trung bình 10%/năm, riêng 2020 dự kiến đạt 9% do ảnh hưởng dịch bệnh.
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 65.000 đồng/CP. Ngành xuất khẩu phần mềm có quy mô doanh thu lớn gấp 10.000 lần quy mô doanh thu của FPT và duy trì tốc độ tăng trưởng tiềm năng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Trong khi đó, FPT có lợi thế cạnh tranh về nguồn lực nhân công với chất lượng cao và giá thành rẻ so với đối thủ.
Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 12,3 lần (theo EPS dự phóng 2020F khoảng 5.315 đồng).
Nên mở vị thế đối với GEX tại vùng giá 18-19
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam đang kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 18.0 sau khi hình thành mô hình 2 đáy ở ngưỡng giá 16.0. Thanh khoản cổ phiếu vẫn ở mức thấp nhưng đang có dấu hiệu tăng dần về ngưỡng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ tín hiệu tích cưc này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu chỉ tư nên mở vị thế tại vùng giá 18.0-19.0 khi GEX vượt ngưỡng kháng cự này với thanh khoản cao. Mức giá chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 22.0 và mức giá cắt lỗ tại ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 16.0.
Khuyến nghị khả quan dành cho GAS với giá mục tiêu 76.000 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) sẽ thanh toán cổ tức tiền mặt 3.500 đồng/CP cho đợt 2 của tổng cổ tức tiền mặt 2019 là 4.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 6,2%). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 15/07, trong khi ngày thực hiện sẽ là ngày 30/10.
Trong năm 2020, chúng tôi dự báo cổ tức tiền mặt là 4.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 5,5%).
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho GAS với giá mục tiêu 76.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 11,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,5%). Theo giá đóng cửa hôm nay, GAS hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2020 là 21 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Chứng khoán ngày 26/10: Cổ phiếu nào được khuyến nghị? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/10. Ngưỡng hỗ trợ của CSM nằm tại mức 16.500 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): CSM đã quay trở lại xu hướng tăng từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã có giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn nửa tháng trước. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao...