Chứng khoán ngày 29/9: LHG, HPG, VPB được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 29/9.
Khuyến nghị mua LHG với giá mục tiêu 66.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Công bố báo cáo lần đầu cho CTCP Long Hậu (LHG) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 66.500 đồng/CP.
LHG là chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN) Long Hậu (LH) – KCN LH1, LH2 và LH3 (bao gồm LH3.1 và LH3.2) – với tổng diện tích 460 ha tại tỉnh Long An. Các KCN này chỉ cách trung tâm TP.HCM 19 km và cách cụm cảng Hiệp Phước 3 km.
Tính đến cuối quý 2/2021, các KCN LH1 và LH2 đã được lấp đầy hoàn toàn trong khi tỷ lệ lấp đầy của LH3.1 đạt 33%, tương ứng diện tích cho thuê còn lại là 61 ha có thể đảm bảo triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn cho công ty.
Ngoài ra, triển vọng dài hạn của LHG sẽ được thúc đẩy bởi kế hoạch mở rộng 90 ha từ KCN LH3.2 tại tỉnh Long An và 200 ha từ KCN An Định tại tỉnh Vĩnh Long.
dự báo doanh thu đạt 810 tỷ đồng ( 26% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 314 tỷ đồng ( 58% YoY) trong năm 2021, chủ yếu được thúc đẩy bởi giả định doanh số bán đất KCN đạt 12 ha ( 15% YoY) và giá bán đất trung bình (ASP) tăng 16% YoY.
Trong giai đoạn 2020-2025, VCSC kỳ vọng LHG sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 19% đối với doanh thu và 26% đối với LNST sau lợi ích CĐTS, chủ yếu được thúc đẩy bởi các giả định về giá đất KCN tiếp tục gia tăng, doanh số bán đất KCN sẽ tăng tốc và đóng góp từ các dự án mở rộng dự kiến từ năm 2024.
VCSC tin rằng LHG là doanh nghiệp được hưởng lợi chính từ nhu cầu cao đối với đất KCN tại tỉnh Long An và TP.HCM. Ngoài quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng có giá trị tại các vị trí đắc địa, chúng tôi cho rằng LHG có vị thế thuận lợi để nắm bắt nhu cầu đất KCN khi KCN Hiệp Phước lân cận đang gặp trở ngại về pháp lý.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Tỷ lệ hấp thụ thấp hơn kỳ vọng; ASP đất KCN thấp hơn kỳ vọng; các khoản phải trả liên quan đến giải phóng mặt bằng cao hơn dự kiến.
LHG, HPG, VPB được khuyến nghị.
Video đang HOT
Mở vị thế mua HPG tại mức giá 52.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): HPG đang nằm trong nhịp tích lũy ngắn hạn 51.6. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20, MA50 và dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 52.5, chốt lãi tại ngưỡng 61.2 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 50.2.
Khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 86.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) thông báo ngày chốt danh sách của đợt chia cổ tức cổ phiếu và cổ phiếu thưởng sẽ là ngày 8/10.
Tỷ lệ thực hiện là 80% với 62,15% cổ tức cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại và 17,848% dưới dạng cổ phiếu thưởng từ các nguồn khác.
Số lượng cổ phiếu phát hành: 1.975.749.297. VPB dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ 25,3 nghìn tỷ đồng lên 45 nghìn tỷ đồng sau khi thực hiện.
VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho VPB với giá mục tiêu là 86.200 đồng/CP.
Chứng khoán ngày 18/8: Cổ phiếu nào nên chú ý?
Khuyến nghị khả quan cho VIC với giá 133.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Vingroup (VIC) đã đăng ký bán 100,5 triệu cổ phiếu của CTCP Vinhomes (VHM) từ ngày 19/8/2021 đến 17/9/2021. Sau giao dịch này, VIC sẽ giảm sở hữu tại VHM từ 2,34 tỷ cổ phiếu (72,34% cổ phần) xuống 2,23 tỷ cổ phiếu (69,34% cổ phần).
Ngoài ra, Viking Asia Holdings II Pte. Ltd. (thuộc KKR Group) đăng ký bán 32 triệu cổ phiếu VHM từ ngày 19/8/2021 đến 17/9/2021 để giảm tỷ lệ sở hữu trực tiếp từ 5,5% xuống 4,6%.
Dựa trên giá đóng cửa của VHM là 116.000 đồng/CP vào ngày 16/08, VIC sẽ thu về tổng số tiền ước tính là 11,7 nghìn tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu VHM.
Qua trao đổi với ban lãnh đạo, VIC sẽ tái sử dụng số vốn này chủ yếu để đầu tư thêm vào mảng công nghiệp, bao gồm các mẫu xe điện của VinFast và phục vụ kế hoạch xuất khẩu sang các thị trường lớn hơn.
VHM đang thực hiện kế hoạch trả cổ tức cho năm tài chính 2020 bao gồm 1.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 1,3%) và 30% bằng cổ phiếu dự kiến sẽ được chi trả vào đầu tháng 10.
Theo đó, bên mua khối lượng cổ phiếu VHM (mà VIC đăng ký bán) sẽ có thể vẫn nhận được cổ tức trong điều kiện việc giao dịch hoàn thành trước ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến vào khoảng giữa tháng 9.
VCSC cũng lưu ý rằng VHM gần đây đã thành công trong việc bán 60,0 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 1,79% tổng số cổ phiếu VHM) với giá bình quân 108.637 đồng/CP từ ngày 26/7/2021 đến ngày 11/8/2021.
Như vậy, VHM đã thu về tổng số tiền ước tính 6,5 nghìn tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu quỹ. Giá bán bình quân 108.637 đồng/CP cao hơn 18% so với mức giá 92.425 đồng/CP mà VHM đã mua vào cuối năm 2019.
Các giao dịch bán tổng cộng lên đến 132 triệu cổ phiếu VHM có thể giúp tăng thêm tính thanh khoản giao dịch của cổ phiếu VHM (giá trị/khối lượng giao dịch trung bình trong 30 ngày của VHM hiện là khoảng 7,5 triệu cổ phiếu/khoảng 36 triệu USD).
VCSC đang có khuyến nghị KHẢ QUAN cho VIC với giá mục tiêu 133.000 đồng/ cổ phiếu và khuyến nghị MUA cho VHM với giá mục tiêu 135.000 đồng/cổ phiếu.
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 18/8?
Mở vị thế mua POM quanh ngưỡng 15.900 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : POM đang nằm trong xu hướng hồi phục từ vùng đáy 14.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.
Đường giá cổ phiếu đã vượt lên MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 15.9, chốt lãi tại ngưỡng 20.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 14.0.
Khuyến nghị mua POW với giá mục tiêu 15.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị cho Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu DPM đã tăng gấp đôi trong 3 tháng qua và cho rằng công ty hiện có định giá khá phù hợp.
VCSC nâng giá mục tiêu từ 19.200 đồng/CP lên 33.900 đồng/CP khi 1) nâng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 thêm tổng cộng 23% nhờ giả định giá bán urê và amoniac (NH3) cao hơn, 2) số dư tiền mặt cuối kỳ cao hơn dự kiến vào cuối quý 2/2021 và 3) giả định vốn đầu tư thấp hơn.
Kỳ vọng tăng trưởng EPS cốt lõi năm 2021 đạt 68,0% YoY, sẽ được thúc đẩy bởi 1) giá urê tăng 26,0% YoY bù đắp cho giá khí đầu vào tăng 24,8% YoY và sản lượng urê giảm 6,9% YoY, và 2) lợi nhuận mạnh mẽ từ phân khúc NH3 nhờ giá bán tăng mạnh khoảng 60% YoY.
Dự báo EPS cốt lõi năm 2022 giảm 9,2% YoY khi giả định giá bán urê và NH3 giảm lần lượt 4%/khoảng 18% YoY. Dự báo EPS báo cáo năm 2022 sẽ giảm 25,8% YoY do không có khoản lợi nhuận bất thường nào từ việc điều chỉnh KQKD năm 2020 và bồi thường bảo hiểm.
Dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 12,1% trong giai đoạn 2020-2025 nhờ giá urê/NH3 tăng mạnh hiệu suất hoạt động của nhà máy NPK đạt 100% vào năm 2023.
DPM có tình hình tài chính vững chắc với lượng tiền mặt ròng là 4,2 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 2/2021, sẽ hỗ trợ mức cổ tức dự kiến là 1.500 đồng/CP (lợi suất 4,1%) vào năm 2021.
Định giá của DPM khá hợp lý với P/E dự phóng năm 2021 là 13,6 lần và P/B quý gần nhất là 1,7 lần.
Yếu tố hỗ trợ: Cổ tức tiền mặt năm 2021 cao hơn dự kiến. Rủi ro: Giá urê thấp hơn dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2021 và 2022; cước phí vận chuyển khí cao hơn dự kiến từ năm 2021 trở đi.
Chứng khoán ngày 9/7: Cổ phiếu nào nên chú ý? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 9/7. Khuyến nghị mua cho KBC với giá mục tiêu 48.500 đồng/cp CTCK Bản Việt (V C SC): Ngày 25/6/2021, Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) thông báo đã huy động thành công 1,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu thông qua phát hành ra công...