Chứng khoán ngày 24/5: Diễn biến khó lường, nhà đầu tư thận trọng
Tâm lý thận trọng trước những diễn biến khó lường của các nước như Mỹ- Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại vẫn đang là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến thị trường chung.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ năm (23/5) với nỗi lo lắng về cuộc chiến tranh thương mại khi động thái “ăn miếng – trả miếng” tiếp tục diễn ra ở 2 nước Mỹ và Trung Quốc.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ năm (23/5), chỉ số Dow Jones giảm 286,14 điểm (-1,11%), đóng cửa ở mốc 25.490,47 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 34,03 điểm (-1,19%) và đóng cửa ở mốc 2.822,24 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 112,72 điểm (-1,52%) và đóng cửa ở mốc 7.307,93 điểm.
Giá dầu WTI giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ năm và đóng cửa ở mốc 57,91 USD/ thùng, đà giảm hơn 5% này được coi là mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 3/2019. Những lo ngại về đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và sự tăng mạnh của nguồn cung dầu thô Mỹ là nguyên nhân chủ đạo tác động đến đà giảm của giá dầu.
Thị trường chung hồi phục và trở lại mức cân bằng
Đồ thị chỉ số VN-Index Nguồn Tradingview
Chỉ số VN-Index tiếp tục duy trì nhịp điều chỉnh với tình trạng giằng co giữa bên mua và bên bán. Lực cầu vùng giá thấp đã xuất hiện khi chỉ số VN-Index tiến sát vùng hỗ trợ, thanh khoản thị trường được cải thiện.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn như: VJC, VJC, VRE, SAB tiếp tục duy trì áp lực bán kéo chỉ số VN-Index đi xuống. Ngược lại, lực đỡ từ MWG, PNJ, NVL, FPT, VCB giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm.
Các nhóm cổ phiếu Ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, bất động sản tiếp tục duy trì đà phân hóa với biên độ giao động giá co hẹp, ít có nhiều biến động. Một số cổ phiếu vẫn đóng vai trò dẫn dắt và duy trì sắc xanh là: VCB, MBB, BID.
Nhóm cổ phiếu Thủy sản tiếp tục bứt phá sau quá trình điểu chỉnh và tích lũy trước đó với đà tăng ấn tượng của các mã cổ phiếu như: VHC, MPC, ANV, CMX.
Video đang HOT
Cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt đóng cửa ở mức giá trần 31.850 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản đạt 1,2 triệu cổ phiếu, cao hơn 20% khối lượng trung bình 10 phiên giao dịch.
Thông tin ANV đặt mục tiêu tổng doanh thu là 6.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế kế hoạch 700 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 20% bằng tiền mặt trong kỳ đại hội đồng cổ đông 2019 vừa diễn ra tiếp tục hỗ trợ tích cực đến đà tăng của giá cổ phiếu ANV.
Khối ngoại bán ròng 107 tỷ đồng trên sàn HSX và mua ròng 60 tỷ đồng trên sàn HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: PTB (mua ròng 11,3 tỷ đồng), SSI (mua ròng 19,37 tỷ đồng), CTG (mua ròng 19,28 tỷ đồng), SVI (mua ròng 18,76 tỷ đồng), HVN (mua ròng 17,72 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoạibán ròng các mã VNM (bán ròng 32,93 tỷ đồng), MSN (bán ròng 23,64 tỷ đồng), HPG (bán ròng 20,68 tỷ đồng), VIC (bán ròng 17,80 tỷ đồng), HBC (bán ròng 16,96 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm (23/5), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 982,71 điểm, giảm 1,07 điểm (-0,11%), giá trị giao dịch đạt 4,3 nghìn tỷ đồng với 129 mã tăng giá, 68 mã tham chiếu và 153 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 106,30 điểm, tăng 0,17 điểm ( 0,16%) giá trị giao dịch đạt 435,91 tỷ đồng với 71 mã tăng, 61 mã tham chiếu, 61 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 55,40 điểm với 104 mã tăng, 38 mã tham chiếu và 78 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 715,39 tỷ đồng.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến Bullish Pin bar đảo chiều tăng với đuôi nến dài cho thấy lực cầu khi giá cổ phiếu áp sát vùng hỗ trợ vẫn hiện hữu.
Tâm lý thận trọng trước những diễn biến khó lường của các nước như Mỹ- Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại vẫn đang là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến thị trường chung. Tuy nhiên, lực cầu vẫn xuất hiện và thanh khoản cải thiện cho thấy các nhóm cổ phiếu trên thị trường đang vận động theo xu hướng tích lũy, trở lại cân bằng.
Chứng khoán phái sinh
Bảng giá chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index diễn biến trái chiều. Hợp đồng đáo hạn tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 907,2 điểm, hợp đồng tháng 7/2019 (VN30F1907) đóng cửa ở mốc 909,9 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 909 điểm, hợp đồng tháng 12/2019 (VN30F1912) đóng cửa ở mốc 910,7 điểm.
Các hợp đồng phái sinh trở lại xu hướng tích lũy và tiếp tục cao hơn chỉ số VN30-Index cơ sở cho thấy tâm lý chung vẫn kỳ vọng thị trường duy trì đà phục hồi và kiểm định lại các mốc kháng cự. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) các hợp đồng phái sinh ngắn hạn.
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán ngày 14/11: Trạng thái đi ngang tích luỹ
Chỉ số VN-Index biến động trong xu hướng đi ngang với thanh khoản cao hơn phiên giao dịch trước đó nhưng vẫn ở mức thấp. Biên độ giao động của chỉ số VN-Index ngày càng co hẹp với trạng thái tích lũy để kiểm định lại mốc kháng cự quanh 930 điểm.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng giảm
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng giảm trong phiên giao dịch thứ Ba (13/11), đà sụt giảm duy trì ở nhóm cổ phiếu năng lượng với ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu như Exxon Mobil (NYSE:XOM), Chevron (NYSE:CVX) and Marathon Oil (NYSE:MRO).
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Ba (13/11), chỉ số Dow Jones giảm 100,69 điểm (-0,40%) xuống mốc 25.286 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,04 điểm (-0,15%) xuống 2.722 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,01 điểm xuống mốc 7.201 điểm.
Giá dầu WTI giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (13/11) và đóng cửa ở mốc 55,69 USD/ thùng (-7%). Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 65,47 USD/ thùng (-6,6%). Sản lượng dầu thô của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục là yếu tố khiến giá dầu giảm mạnh 12 phiên liên tiếp trong khi đó OPEC và các nước Ả-rập vẫn chưa có động thái cho thấy sẽ tiến hành cắt giảm sản lượng.
Nỗ lực phục hồi bất thành, thị trường chung chìm trong sắc đỏ
Thị trường chung tiếp tục bị bán mạnh ở đầu phiên giao dịch với tâm lý ảnh hưởng từ TTCK Mỹ và các nước trong khu vực, yếu tố giá dầu thế giới giảm mạnh tác động tiêu cực đến nhóm dầu khí. Thanh khoản cải thiện dần, tuy nhiên vẫn ở mức thấp và chưa xuất hiện lực cầu bắt đáy cũng như nhóm cổ phiếu dẫn dắt.
Nhóm cổ phiếu large cap phân hóa với nhóm kéo chỉ số VN-Index giảm điểm là: VNM, VIC, VJC, ROS, PNJ, PLX, MSN, MWG, FPT, GAS. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu large cap duy trì sắc xanh là: NVL, SAB, GMD, DPM, BVH, BHN
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm với áp lực bán tập trung ở hầu hết các cổ phiếu ngân hàng như: VCB, CTG, BID, MBB, ACB, TCB, TPB, VIB, VPB, STB, SHB, HDB.
Nhóm cổ phiếu dầu khí lao dốc theo xu hướng giảm mạnh của giá dầu thế giới, các cổ phiếu dầu khí đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ như: GAS, PVS, PVD, PVC, PVB, OIL, BSR, POW.
Dòng tiền tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nhóm cổ phiếu thủy sản (VHC, FMC, ABT, ACL, ANV CMX) và may mặc (TCM, TNG, TDT, GIL, VGT). Nhìn chung, xu hướng tăng giá của nhóm cổ phiếu Thủy sản và may mặc khá ổn định và đồng đều, là nơi trú ẩn của dòng tiền khi thị trường bước vào nhịp điều chỉnh.
Khối ngoại bán ròng 77 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 3,3 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VIC (bán ròng 32,42 tỷ đồng), SAB (bán ròng 22,23 tỷ đồng), VHC (bán ròng 15,80 tỷ đồng), HDB (bán ròng 10,47 tỷ đồng), MSN (bán ròng 9,85 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng SBT (mua ròng 33,69 tỷ đồng), GMD (mua ròng 13,53 tỷ đồng), HPG (mua ròng 12,50 tỷ đồng), E1VFVN30 (mua ròng 5,54 tỷ đồng), VHM (mua ròng 4,49 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba (13/11), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 905,38 điểm, giảm 12,74 điểm (-1,39%), giá trị giao dịch đạt 3,6 nghìn tỷ đồng với 99 mã tăng giá, 47 mã tham chiếu và 194 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 102,47 điểm, giảm 0,90 điểm (-0,87%), giá trị giao dịch đạt 518,44 tỷ đồng với 56 mã tăng, 62 mã tham chiếu, 83 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 51,46 điểm, giảm 0,20 điểm (-0,39%) với giá trị giao dịch đạt 338,17 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index biến động trong xu hướng đi ngang với thanh khoản cao hơn phiên giao dịch trước đó nhưng vẫn ở mức thấp. Biên độ giao động của chỉ số VN-Index ngày càng co hẹp với trạng thái tích lũy để kiểm định lại mốc kháng cự quanh 930 điểm.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 872,8 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 869 điểm, hợp đồng tháng 3/2019 (VN30F1903) đóng cửa ở mốc 870,5 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 874,5 điểm.
Nhóm cổ phiếu large cap trong nhóm VN30-Index đồng loạt giảm điểm tác động tiêu cực đến các hợp đồng phái sinh. Nhà đầu tư có thể mở vị thế bán (go short) và nắm giữ qua ngày các hợp đồng tương lai chỉ số VN30- Index.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên, Vn-Index đảo chiều giảm gần 5 điểm Nhóm dầu khí dù thu hút dòng tiền khá mạnh nhưng cũng chỉ còn PVS, BSR, OIL giữ được sắc xanh tăng điểm, trong khi GAS, PVD, PVB, PLX, PXS...đều giảm mạnh. Tương tự, nhóm dệt may, thủy sản cũng bị bán mạnh và hầu hết đều đảo chiều giảm điểm, ngoại trừ STK, VHC tăng kịch trần. Sau những phút hưng phấn...