Chứng khoán ngày 23/9: PVD, KBC, HDG được khuyến nghị mua vào
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 23/9.
Ngưỡng hỗ trợ của PVD nằm tại mốc 11.000 đồng/cp
CTCK BS C (BSI): PVD vẫn đang ở trong trạng thái dao động đi ngang trong khu vực 11.000- 11.500 đồng/cp sau khi đã có sự hồi phục vào đầu tháng 8.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang có giá trị tốt và ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 22/9, chỉ báo MACD vừa xuất hiện Golden Cross nên PVD tiềm năng sẽ thiết lập xu hướng tăng ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 11.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của PVD nằm tại mức 13.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 10.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị khả quan cho KBC với giá 15.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đầu tư Vinatex – Tân Tạo (Vinatex – Tân Tạo) đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành. Chủ tịch của Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), ông Đặng Thành Tâm, cũng là Chủ tịch và Tổng giám đốc của công ty Vinatex – Tân Tạo.
Giao dịch này sẽ được thực hiện từ ngày 28/9 đến ngày 27/10 thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Hiện tại, công ty Vinatex – Tân Tạo nắm giữ khoảng 11 triệu cổ phiếu – tương ứng khoảng 2,3% tổng lượng cổ phiếu lưu hành.
Vinatex – Tân Tạo là liên doanh giữa Vinatex (VGT) và CTCP Tập đoàn Tân Tạo, là chủ đầu tư của KCN Vinatex – Tân Tạo tại tỉnh Đồng Nai. Tính đến cuối quý 2/2020, Vinatex giữ 21% cổ phần tại Vinatex – Tân Tạo, hiện chưa có thông tin chi tiết về chủ sở hữu của lượng cổ phần còn lại.
Video đang HOT
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho KBC với giá mục tiêu là 15.100 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 8,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%).
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho HDG với giá 25.000 đồng/cp
CTCK SSI: Lần đầu phát hành báo cáo nghiên cứu HDG với khuyến nghị phù hợp thị trường, và giá mục tiêu 1 năm là 25.000 đồng/cp ( 1,2% so với giá hiện tại), định giá theo phương pháp SoTP. HDG đang bước vào giai đoạn mới, khi từng bước chuyển mình từ một chủ đầu tư bất động sản thành công ty phát triển dự án năng lượng tái tạo.
Với việc được hưởng lời từ mức giá FIT hấp dẫn, cũng như các chính sách hiện tại của Chính phủ, công ty có thể tận dụng để phát triển các nguồn năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời. Phân khúc này có tiềm năng thực sự tạo ra lợi nhuận và dòng tiền ổn định, một yếu tố cấu thành cần thiết để bù đắp cho các yếu tố rủi ro định kỳ của mảng kinh doanh bất động sản của công ty.
Tham vọng mở rộng hoạt động sang năng lượng tái tạo: Kể từ năm 2009, HDG đã đầu tư vào thủy điện, với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo thay đổi chiến mới, và công ty cho rằng năm 2020-2021 sẽ là năm bứt phá về mảng điện của HDG.
Công suất phát điện dự kiến tăng 2,5 lần so với năm 2019 (tổng công suất là 395 MW), phần lớn do sự đóng góp từ các dự án mới như nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4, nhà máy thủy điện Đakmi 2, và nhà máy điện gió Ninh Thuận 7A. Trong năm 2021, HDG dự kiến sẽ xây dựng được một danh mục đầu tư bao gồm 5 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy điện mặt trời, và 1 trang trại điện gió.
Mảng năng lượng tái tạo của HDG có IRR hấp dẫn (13-20%), cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp cao lên tới 72%, đây là một lợi thế đáng kể khi so sánh với các công ty cùng mảng điện ở Việt Nam.
SSI tin rằng mảng điện của HDG có thể mang lại gần 2 nghìn tỷ đồng doanh thu (chiếm khoảng 35-38% trong tổng doanh thu), và đạt trên 500 tỷ đồng lợi nhuận ròng (chiếm khoảng 30-33% tổng lợi nhuận sau thuế) khi tất cả các nhà máy đi vào hoạt động.
Mảng bất động sản tiếp tục là điểm sáng: Kể từ khi thành lập, mảng bất động sản đã là 1 trong những hoạt động kinh doanh cốt lõi của HDG, và công ty đã phát triển trở thành một trong số các chủ đầu tư uy tín trên thị trường.
Mặc dù định hướng của công ty là bớt phụ thuộc hơn vào mảng này trong tương lai, đây vẫn sẽ tiếp tục là 1 trọng tâm cốt lõi của HDG. Trong năm 2020, SSI ước tính HDG sẽ thu về 3,3 nghìn tỷ đồng doanh thu nhờ hoàn thành bàn giao dự án Centrosa. Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, HDG sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án có tiềm năng sinh lời cao, bao gồm Charm Villa, Green lane, Dịch Vọng và Kha Vạn Cân.
Ngoài ra, HDG sẽ mở rộng hơn nữa mảng cho thuê văn phòng, mảng có nhiều dự án tiềm năng tại 15 địa điểm, và có triển vọng tạo ra doanh thu tiềm năng là 450 tỷ đồng mỗi năm.
Tundra Vietnam Fund: Quy mô teo tóp
Theo báo cáo hoạt động tháng 3/2020, giá trị tài sản dưới sự quản lý của Quỹ đầu tư Tundra Vietnam Fund (Tundra) chỉ còn 21,7 triệu USD, chưa bằng số lẻ so với mức gần 226 triệu USD vào tháng 4/2018.
Quy mô tài sản của Tundra liên tục sụt giảm một phần bởi giá trị các khoản đầu tư đi xuống và một phần bởi dòng vốn bị rút ra khỏi Quỹ. 6 tháng qua, Tundra liên tiếp có hiệu suất đầu tư âm, trong đó quý I/2020 là tồi tệ nhất kể từ khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 5/2014, với hiệu suất đầu tư âm 31,6%.
Tính riêng tháng 3/2020, giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV per share) giảm 23,6%, trong khi chỉ số tham chiếu FTSE Vietnam TR giảm 20,9% (tính theo đồng SEK của Thụy iển).
Với việc dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng trên toàn cầu và để lại những hậu quả nặng nề, thị trường chứng khoán thế giới trải qua nhiều cơn biến động mạnh và Việt Nam không là ngoại lệ. Tundra tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa càng khiến hiệu quả đầu tư của Quỹ tệ hơn giữa đà bán tháo trên thị trường và không thể giữ nhịp bước đồng điệu với chỉ số tham chiếu trong nửa cuối của tháng 3, khi thị trường có sự hồi phục nhẹ.
10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Tundra Vietnam Fund.
Những "hố đen" của Tundra trong thời gian qua phải kể tới nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu (Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Cao su à Nẵng) và nguyên vật liệu (Tập đoàn Hoa Sen, Xi măng Hà Tiên). Theo đó, một số mã giảm giá mạnh nhất trong tháng 3 bao gồm TNG (-45,1%), PNJ (-43,5%), HSG (-41,1%), STB (-38,1%), DRC (-36,2%)...
Một số khoản đầu tư của Tundra vào ngành ít chịu ảnh hưởng nhất bởi các lệnh cách ly, giãn cách xã hội như FPT Corp cũng chịu tác động tiêu cực bởi biến động thị trường.
Một diễn biến đáng chú ý trong tháng 3 là Tundra đã hạ tỷ trọng nắm giữ đối với nhóm tài chính và vật liệu xây dựng. So sánh với thời điểm đầu tháng 3, tỷ trọng ngành tài chính giảm từ 23% xuống 19%, tỷ trọng tiền mặt tăng từ mức 2% lên 6%.
Trong khi đó, tỷ trọng các khoản đầu tư ngành năng lượng tăng từ 4% lên 5%. ây có lẽ là biện pháp "tự vệ" của Tundra khi nhắm vào ngành tiện ích.
Tundra nhận định, Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế khác tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh. Việt Nam đã phải áp dụng lệnh cách ly xã hội, mọi hành khách quốc tế bị cấm nhập cảnh, các chuyến bay nội địa bị gián đoạn...
Ngành chịu tổn thương nặng nhất giữa bão Covid-19 là thương mại và du lịch, nhất là khi có những đối tác lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc lao đao vì dịch bệnh.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 rơi xuống mức thấp nhất trong ít nhất 6 năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5%, so với mức tăng trung bình 10,1% trong 3 năm qua. FDI đăng ký giảm 20%, xuống còn 8,6 tỷ USD, trong khi FDI giải ngân giảm 6%, còn 3,8 tỷ USD.
Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam ở mức 3,82%, chậm nhất kể từ năm 2011. ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam xuống còn 4,8%, so với mức 6,9% trước đó. Ngân hàng này để ngỏ khả năng tiếp tục hạ mức dự báo nếu kinh tế không được khôi phục.
Tundra có công ty mẹ tại Thuỵ iển, chủ yếu hoạt động tại các thị trường có tiềm năng được MSCI nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. ây là quỹ đầu tư chủ động đầu tiên thuộc khối Bắc Âu tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lam Phong
Đề xuất đưa Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định khỏi danh mục thoái vốn nhà nước UBND tỉnh Bình Định vừa kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đưa Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định ra khỏi danh mục thoái vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Lý do UBND tỉnh Bình Định có kiến...