Chứng khoán ngày 12/7: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng
Trong phiên này, bộ 3 cổ phiếu họ “vin” cùng với nhóm ngân hàng là những nhân tố tạo áp lực lớn đến thị trường.
Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Đóng cửa phiên giao dịch 12/7, chỉ số VN-Index giảm 3,23 điểm (0,33%) còn 975,4 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 157 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3.602 tỷ đồng. Toàn sàn có 123 mã tăng và 180 mã giảm.
HNX – Index đóng cửa ở mức 105,86 điểm,giảm 0,16 điểm (0,15%). Khối lượng giao dịch đạt trên 28,9 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 429 tỷ đồng. Toàn sàn có 56 mã tăng và 84 mã giảm.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch buổi sáng với sắc xanh. Tuy nhiên, về cuối phiên hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn giảm điểm gây áp lực lên thị trường.
Trong phiên này, bộ 3 cổ phiếu họ “vin” cùng với nhóm ngân hàng là những nhân tố tạo áp lực lớn đến thị trường. Cụ thể, VHM giảm 1%, VIC giảm 0,4%, VRE giảm 1,5%.
Nhóm ngân hàng sau phiên bứt phá hôm qua (11/7) đã quay đầu giảm điểm, VCB giảm 0,4%, BID giảm 0,1%, CTG giảm 0,5%, TCB giảm 1,4%.
Video đang HOT
Thị trường cũng chịu áp lực lớn từ các cổ phiếu như GAS giảm 0,4%, MSN giảm 1,2%, PLX giảm 0,2%.
Chiều ngược lại, SAB, HPG, HVN, POW, PNJ là những nhân tố tích cực giúp kìm hãm đà giảm của thị trường.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên hôm nay. Trên HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 7,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 331 tỷ đồng.
PLX dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay với giá trị hơn 188 tỷ đồng. Tiếp đến là VCB hơn 32 tỷ đồng, VRE trên 24 tỷ đồng, BMP trên 22 tỷ đồng, CTG trên 21 tỷ đồng.
MSN dẫn đầu danh bán ròng với giá trị hơn 19 tỷ đồng, tiếp đến là VNM trên 17 tỷ đồng, VHM trên 14 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 664.155 đơn vị, trị giá hơn 896,98 triệu đồng, PVS dẫn đầu danh bán ròng với giá trị hơn 10 ftỷ đồng.
Chứng khoán chấu Á đa phần tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 12/7 giữa bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất.
Đóng phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tiến 0,2% lên 21.685,9 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại thị trường Thượng Hải tăng 0,4% lên khép phiên ở 6.696,5 điểm.
Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong phiên này tăng 0,1% lên 28.471,62 điểm. Chứng khoán Seoul phiên này tăng 0,3%. Thị trường Singapore phiên này tăng 0,1% bất chấp các số liệu cho thấy nền kinh tế nước này đang bị tổn hại nặng nề do bất ổn thương mại toàn cầu. Thị trường Sydney, Đài Bắc và Jakarta phiên này giảm điểm./.
Theo BNEWS
Vietcombank lọt vào Top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất bảng xếp hạng của Nikkei
Tạp chí Nikkei vừa công bố Bảng xếp hạng Asia300, cung cấp cái nhìn tổng quan về những doanh nghiệp đang hướng tới việc trở thành lực lượng thống trị trong thế kỷ 21. Vietcombank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.
Đây là danh sách độc quyền của Nikkei về các công ty lớn nhất và phát triển nhanh nhất từ các nền kinh tế trên khắp lục địa. Lựa chọn của Nikkei dựa trên vốn hóa thị trường, tiềm năng tăng trưởng và cân bằng địa lý. Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên mạng lưới các văn phòng của Nikkei trên khắp châu Á.
5 đại diện của Việt Nam gồm: Vietcombank, FPT, PetroVietnam, Vinamilk và Vingroup có mặt trong danh sách Asia300 của Nikkei.
Nikkei đồng thời cũng công bố top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất trong bảng xếp hạng này và có xếp thứ hạng. Nikkei cho biết: "Bảng xếp hạng cung cấp một chuẩn mực cho hiệu suất của các công ty lớn ở châu Á.
Ngoài xếp hạng tổng thể, danh sách này còn phân tích năm chỉ số đã sử dụng để tính toán các bảng xếp hạng - tăng trưởng trung bình 5 năm về doanh thu và lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ lệ của các cổ đông vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản".
Ba doanh nghiệp Việt Nam lọt top 100 là Vinamilk - đứng vị trí thứ 25, Vietcombank - đứng thứ 54 và PetroVietnam, xếp thứ 84.
Bảng xếp hạng Asia300 của Nikkei. Nguồn: Nikkei Asian Review
Năm 2018, Vietcombank được ghi nhận là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động với lợi nhuận hợp nhất đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017. Các chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ.
Trên thị trường chứng khoán, Vietcombank đã xuất sắc vươn lên trở thành nhà quán quân về lợi nhuận, xếp trên các tên tuổi lớn và trở thành ngân hàng Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất vượt 10 tỉ đô la Mỹ.
Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2018, Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2019 với lợi nhuận trước thuế đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận hợp nhất đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019. Vietcombank tiếp tục có giá trị vốn hóa lớn nhất trong các ngân hàng niêm yết và vươn lên là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng.
Theo Tapchitaichinh
Cổ phiếu tăng gấp đôi từ đầu năm, cổ đông KCN Nam Tân Uyên sắp nhận cổ tức "khủng" Tính cả đợt cổ tức này, cổ đông của KCN Nam Tân Uyên sẽ nhận được cổ tức với tổng tỷ lệ 200% cho năm 2018. Trên thị trường, cổ phiếu NTC đã tăng hơn 2 lần so với thời điểm đầu năm 2019. Ảnh minh họa. Ngày 5/8 tới đây, CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) sẽ chốt danh...