Chứng khoán ngày 12/10: Có nên mua vào?
Một số cổ phiếu đã bị bán giải chấp (Forced selling) sau khi chạm điểm gọi ký quỹ (Margin Call). Nhà đầu tư nên bình tĩnh và nhìn nhận cơ hội từ đợt bán tháo này và có thể mua vào đối với các cổ phiếu cơ bản tốt, bị giảm mạnh theo đà bán tháo của thị trường.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục bị bán mạnh với làn sóng bán tháo của nhóm cổ phiếu công nghệ lan rộng ra các nhóm cổ phiếu khác trên thị trường, bên cạnh đó, mối lo ngại về đà tăng của lãi suất tiếp tục đè nặng lên thị trường chung khiến toàn thị trường chìm trong sắc đỏ.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ năm (11/10), chỉ số Dow Jones giảm 545,91 điểm (-2,13%) xuống mốc 25.053 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 57,31 điểm xuống 2.728 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 92,99 điểm (-1,25%) xuống mốc 7.329 điểm.
Giá dầu WTI giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ năm (11/10) và đóng cửa ở mốc 70,97 USD/ thùng (-3%), giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 80,27 USD/ thùng (-3,4%). Ông Mohammad Barkindo- tổng thư ký OPEC cho biết nguồn cung dầu được ổn định mặc dù “thị trường đang e ngại về tình trạng thiếu nguồn cung cấp” với các lệnh cấm vận đối với Iran bắt đầu từ ngày 4 tháng 11.
Đã đến lúc “tham lam”?
Đà bán xuất hiện ở đầu phiên giao dịch sau hiệu ứng bán tháo trên TTCK Mỹ, chỉ số VN-Index giảm mạnh với tâm lý hoảng loạn và tình trạng thoát hàng bằng mọi giá, thanh khoản thị trường tăng vọt ở cuối phiên giao dịch. Vốn hóa thị trường bốc hơi 165 nghìn tỷ trong phiên giao dịch thứ năm (11/10).
Các cổ phiếu large cap lao dốc mạnh kéo chỉ số VN-Index giảm sâu nhất kể từ đầu năm 2018 tới nay. Đà bán tập trung vào toàn bộ các cổ phiếu large cap như: VHM, VIC, VRE, VNM, SAB, ROS, MSN, PNJ, PLX, FPT, GAS.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm với đà bán tập trung ở các mã: VCB, TPB, MBB, HDB, LPB, SHB, ACB. Một số cổ phiếu ngân hàng đóng cửa ở mức giá sàn là: BID, CTG, STB, VPB.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt đóng cửa ở mức giá sàn với đà bán tháo chung của thị trường, các cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn là: HCM, SSI, VND, SHS.
Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm mạnh với đà bán tập trung ở các mã: BSR, OIL, POW, các cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn là: GAS, PVS, PVD, PVB, PXS.
Khối ngoại bán ròng 284 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 1,27 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VIC (bán ròng 157,90 tỷ đồng), VNM (bán ròng 45,82 tỷ đồng), MSN (bán ròng 38,37 tỷ đồng), BID (bán ròng 18,80 tỷ đồng), VJC ( bán ròng 17,01 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng DXG ( mua ròng 37,79 tỷ đồng), VRE (mua ròng 23,46 tỷ đồng), SBT (mua ròng 14,60 tỷ đồng), PLX (mua ròng 8,76 tỷ đồng), PVD (mua ròng 8,35 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm (11/10), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 945,89 điểm, giảm 48,07 điểm (-4,84%), giá trị giao dịch đạt 7,8 nghìn tỷ đồng với 30 mã tăng giá, 21 mã tham chiếu và 300 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 107,17 điểm, giảm 6,59 điểm (-5,79%), giá trị giao dịch đạt 1,3 nghìn tỷ đồng với 28 mã tăng, 40 mã tham chiếu, 159 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 52,04 điểm, giảm 1,78 điểm (-3,31%) với giá trị giao dịch đạt 596,19 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục phiên giảm điểm thứ sáu liên tiếp với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước, các đáy quá khứ bị phá vỡ với đà bán quyết liệt. Các chỉ báo mang tính động lượng của thị trường như RSI, ADX đều hướng xuống vùng quá bán, ngưỡng hỗ trợ mang tính kỹ thuật trên đồ thị ngày của chỉ số VN-Index quanh vùng 930 điểm.
Thị trường chung dường như phản ánh thái quá với các tin tức từ thị trường chứng khoán Mỹ, một số cổ phiếu đã bị bán giải chấp (Forced selling) sau khi chạm điểm gọi ký quỹ (Margin Call). Nhà đầu tư nên bình tĩnh và nhìn nhận cơ hội từ đợt bán tháo này và có thể mua vào đối với các cổ phiếu cơ bản tốt, bị giảm mạnh theo đà bán tháo của thị trường.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng tháng 9 (VN30F1809) đóng cửa ở mốc 920,2 điểm. Hợp đồng tháng 10/2018 (VN30F1810) đóng cửa ở mốc 923,2 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 924,4 điểm, hợp đồng tháng 3/2019(VN30F1903) đóng cửa ở mốc 925 điểm.
Thị trường chung đã rơi vào trạng thái quá bán với đà bán quyết liệt trên toàn bộ các nhóm cổ phiếu, các hợp đồng tương lai được coi là công cụ phòng hộ khi thị trường giảm đã bị bán mạnh khiến chỉ số các hợp đồng này giảm mạnh. Xu hướng giảm điểm trên thị trường cơ sở chưa có dấu hiệu dừng lại, nhà đầu tư có thể nắm giữ vị thế bán (short position) qua ngày.
THÀNH LONG
THEO thegioitiepthi.vn
Siết tín dụng bất động sản, phòng ngừa "núp bóng" vay tiêu dùng
Bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác, khi hơn một nửa tín dụng tiêu dùng đổ vào bất động sản, điều này tiềm ẩn những rủi ro.
Năm 2019 tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản
Thông tư 19 chủa Ngân hàng Nhà nước (ngày 28/12/2017) sửa đổi, bổ sung Điều 17 Thông tư 36, quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.
Chỉ thị 04 của Ngân hàng Nhà nước (ngày 2/8/2018) cũng khẳng định chủ trương "Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản". Thực tế, các ngân hàng khó còn "room" tín dụng để cho vay bất động sản.
Như vậy, tỷ lệ tín dụng bất động sản đã tiếp tục được giảm xuống và sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trong năm 2019.
Các doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) ở nước ta, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng để đầu tư vào các dự án. Nguồn vốn huy động trước từ khách hàng của các chủ đầu tư phần lớn khách hàng cũng vay ngân hàng để mua nhà.
Các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản. Thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường bất động sản do mới chỉ có rất ít doanh nghiệp bất động sản niêm yết.
Bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6/2018 cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, con số này cũng thấp hơn rất nhiều so với những năm trước.
Bên cạnh các khoản vay với mục đích đầu tư bất động sản, cho vay cũng liên quan đến nhà đất là mua nhà, sửa nhà để ở đang được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng của người dân. Tính đến cuối năm 2017, dự nợ tín dụng tiêu dùng khoảng hơn 1,1 triệu tỷ đồng thì có tới 53% là cho vay mua, sửa chữa nhà ở.
Bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính - ngân hàng) nếu tính gộp cả tiền cho vay mua, sửa nhà để ở thì khoản vay liên quan đến bất động sản chiếm tới khoảng 20% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế. Việc cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng nhưng phần lớn chảy vào bất động sản qua mua nhà.
"Điều này làm cho bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác, cần phải tách tín dụng mua nhà, sửa nhà khỏi tín dụng tiêu dùng để đổ về tín dụng bất động sản. Tín dụng mua nhà, sửa nhà thực chất là tín dụng bất động sản vì nó gồm đủ hai yếu tố là vay ngân hàng (để mua bất động sản) và thế chấp bằng chính tài sản mua" - TS Hiếu nói.
TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích thêm, nếu tính con số 20% dư nợ bất động sản (gồm cả cho vay thẳng vào bất động sản và thông qua tín dụng tiêu dùng) là rất cao. Thông thường trong nền kinh tế nếu tín dụng cho vay bất động sản dừng ở 10% là hợp lý.
Tuy nhiên, mức này vẫn chưa phải báo động, mức báo động phải là từ 30% trở lên. Nếu ở mức này thì tín dụng bất động sản rủi ro rất lớn, thị trường bất động sản có thể rơi vào khủng hoảng và giá bất động sản xuống rất nhanh. Giá xuống thì tài sản bảo đảm cho khoản vay mất đi giá trị, trở thành nợ xấu và ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng./.
Phương Hoài
Theo vov.vn
Quý IV, lường sớm khả năng lãi suất tăng Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ luôn có mối liên hệ tức thời với diễn biến trên thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ làm tăng sức hút dòng tiền vào ngân hàng và đây được cho là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng,...