Chứng khoán Mỹ lại lao dốc phiên 11/3
Xu hướng bán tháo diễn ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19) do virus Corona chủng mới ( SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên 11/3.
Phiên này ghi dấu lần đầu tiên chỉ số công nghiệp Dow Jones rơi vào “thị trường giá xuống” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ, ngày 9/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Kết thúc phiên này, cả ba chỉ số chủ lực của Phố Wall đều lao dốc mạnh. Tính tới phiên này chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasda Composite giảm khoảng 19% từ mức đóng cửa cao kỷ lục ngày 19/2/2020. Chỉ số Dow Jones mất 5,86%, xuống 23.553,22 điểm và tới phiên này rơi vào “thị trường giá xuống” nghĩa là mất hơn 20% so với mức cao kỷ lục xác lập vào tháng trước. Đây cũng là phiên giảm điểm lớn thứ hai trong lịch sử của Dow Jones. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 lùi 140,85 điểm (4,89%), xuống 2.741,38 điểm. Còn chỉ số Nasdaq Composite hạ 392,20 điểm (4,7%), xuống 7.952,05 điểm.
Ngày 11/3, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này coi đợt bùng phát dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra là một đại dịch toàn cầu. Thêm vào đó, ông Ghebreyesus nhấn mạnh, việc mô tả tình hình hiện nay như một đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa do SARS-CoV-2 gây ra, và điều này không thay đổi những gì mà WHO đang làm và các quốc gia cần làm. Ngoài ra, ông Ghebreyesus nói thêm rằng các nước cần đưa ra cả những biện pháp giảm nhẹ và ngăn ngừa, song ngăn ngừa cần phải là biện pháp “trụ cột chính”.
Các nhà đầu tư chứng khoán càng thêm hoang mang sau báo cáo của Reuters cho hay Chính phủ Mỹ đã triệu tập một cuộc họp cấp cao liên quan tới dịch COVID-19. Ngoài ra, việc thiếu thông tin chi tiết từ chính quyền Tổng thống Donald Trump liên quan đến các kế hoạch kích thích tài chính, và các cuộc tranh luận đảng phái ở Washington càng khiến thị trường hỗn loạn.
Video đang HOT
Hãng chế tạo máy bay Boeing Co chứng kiến giá cổ phiếu giảm mạnh nhất trong số các cổ phiếu thuộc Dow Jones, với mức giảm 18,2% sau khi hãng công bố kế hoạch rút toàn bộ khoản tiền cho vay 13,8 tỷ USD mà các ngân hàng đã thu xếp trong ngày 13/3. Mức sụt giảm giá cổ phiếu của Boeing trong ba ngày qua là lớn chưa từng thấy, vượt qua mức giảm do các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng đã hành động để kìm hãm đà suy giảm tăng trưởng kinh tế do dịch COVID-19. Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã hạ lãi suất thêm 50 điểm cơ bản xuống còn 0,25%. Động thái này được đưa ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất khẩn cấp hồi tuần trước. Tuy vậy, chỉ số FTSE 100 của Anh lại giảm 1,6% trong phiên 11/3, ghi dấu ngày giảm thứ năm liên tiếp.
Tại thị trường Việt Nam, vào lúc 9 giờ ngày 12/3, chỉ số VN – Index ở mức 811,35 điểm, chỉ số HNX – Index giảm 1,37 điểm 1,84 điểm (1,64%) xuống 103,65 điểm.
Minh Trang
(Theo TTXVN)
Phố Wall hồi phục sau 'sóng gió', Dow Jones bứt phá hơn 1.000 điểm, S&P 500 ghi nhận diễn biến tích cực nhất kể từ tháng 12/2018
Kết thúc phiên 10/3, chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau 1 ngày liên tiếp trồi sụt, khi nhà đầu tư cân nhắc về động thái kích thích tài khoá của chính phủ nhằm ứng phó với tình trạng kinh tế giảm tốc do sự lây lan của Covid-19.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên tăng 1.167,14 điểm, tương đương 4,9%, lên 25.018,16 điểm. Đà tăng đã xoá bỏ phần nào mức giảm mạnh của Dow Jones ở phiên ngày hôm qua. Có lúc trong phiên, Dow Jones giảm 160 điểm.
S&P 500 tăng 4,9%, kết thúc phiên với 2.882,23 điểm, ghi nhận ngày có diễn biến tích cực nhất kể từ ngày 26/12/2018. Nasdaq Composite cũng tăng 4,9% lên 8.347,40 điểm.
Cổ phiếu Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet đều tăng hơn 4,8%. JPMorgan Chase và Home Depot dẫn đầu đà tăng của chỉ số Dow cao hơn, tăng hơn 7%. Công nghệ và tài chính là những lĩnh vực khởi sắc nhất trong S&P 500, tăng ít nhất 6% mỗi ngành. Năng lượng tăng hơn 4%.
Diễn biến của Dow Jones ở phiên 10/3.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra đề xuất về việc giảm thuế thu nhập để ứng phó với tác động tiêu cực từ coronavirus. Những ưu đã thuế này sẽ nằm trong gói chi tiêu 8,3 tỷ USD mà ông đã ký hồi tuần trước.
Trong khi đó, giá dầu đã hồi phục trong ngày 10/3. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ tăng 10,4% lên 34,36 USD / thùng. Đà hồi phục diễn ra sau một phiên đầy biến động, sau khi cuộc chiến giá dầu nổ ra, khiến thị trường bàng hoàng và lo ngại về tác động tiêu cực từ sự kiện này sẽ kiến nền kinh tế toàn cầu sụp đổ, khiến giá dầu WTI rớt tới 24%.
Các nhà đầu tư đã tìm kiếm tài sản an toàn hơn vào thứ Hai trong bối cảnh lo ngại thêm rằng coronavirus sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Lần đầu tiên, lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống dưới 0,5%, trong khi lãi suất 30 năm vi phạm 1%. Tại một thời điểm đầu thứ Hai, 10 năm trượt xuống 0,318%.
Ở phiên trước, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ 10 năm giảm xuống dưới mức 0,5%, trong khi lợi suất trái phiếu 30 năm giao dịch quanh mức 1%. Trong phiên này, lợi suất trái phiếu đã tăng trở lại, khi trái phiếu 10 năm tăng lên mức 0,6%, lợi suất trái phiếu 2 năm giao dịch quanh mức 0,48%. Lợi suất trái phiếu 30 năm tăng lên 1,133%.
Giang Ng
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần 2/3 Phiên 2/3, Phố Wall đảo chiều đi lên sau khi giảm mạnh vào tuần trước, nhờ thông tin cho hay các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đã lên kế hoạch phối hợp để cùng ứng phó với tác động của dịch COVID-19. Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần 2/3 . Ảnh minh họa: TTXVN Kết thúc phiên giao dịch...