Chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần
Chứng khoán Mỹ giao dịch hỗn hợp trong phiên 23/10, kết thúc một tuần biến động khi các nhà đầu tư thất vọng về khả năng kích thích tài khóa bổ sung.
Chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 28,09 điểm, tương đương 0,1%, xuống 28.335,57 điểm. S&P 500 tăng 0,3% đóng cửa ở mức 3.465,39 điểm và Nasdaq Composite đóng cửa cao hơn 0,4% ở mức 11.548,28 điểm.
Cổ phiếu nhà sản xuất chip Intel giảm mạnh 10,6% khi hãng công bố doanh thu từ hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tuần, lĩnh vực công nghệ lao dốc hơn 2% do quan ngại làn sóng xanh của Đảng Dân chủ trong Ngày bầu cử 3/11 tới đây có thể gây áp lực lên nhóm cổ phiếu này. Các nhà phân tích cho rằng “làn sóng xanh” có thể dẫn tới mức thuế cao hơn và các quy định khắt khe hơn đối với các công ty công nghệ, đặc biệt là công ty vốn hóa lớn.
Video đang HOT
Mike Katz, nhà quan sát từ Seven Points Capital nhận định: “Tôi nghĩ hầu hết mọi người đang trong trạng thái quan sát thị trường. Có rất nhiều thông tin trái chiều về gói kích thích tài khóa và mỗi thông tin đều tác động đến thị trường đôi chút. Nhưng rồi chúng ta vẫn không thấy những diễn biến nào tiếp theo”.
Kết thúc tuần, Dow Jones và S&P 500 ghi nhận tuần giảm đầu tiên sau 3 tuần tăng liên tiếp trong khi Nasdaq Composite chứng kiến mức giảm tuần đầu tiên sau chuỗi 5 tuần tăng điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,5% trong tuần. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq lần lượt giảm 0,95% và 1,1%.
Góc nhìn chứng khoán: Đà phục hồi ổn định
Màn đi dạo bằng ô tô vẫy chào người ủng hộ bên ngoài bệnh viện của Tổng thống Trump cuối tuần qua đã giúp các thị trường chứng khoán lấy lại tinh thần tốt.
VN-Index tăng yếu hôm nay chủ đạo là do tác động kém của nhóm vốn hóa lớn, còn đa số cổ phiếu giao dịch tích cực.
Mức giảm của thị trường Mỹ trong phiên cuối tuần qua không nhiều, mạnh nhất là Nasdaq giảm 2,22% và S&P 500 giảm 0,96% nhưng DJA chỉ giảm 0,48%. Thị trường tương lai trong phiên giao dịch của châu Á lại tăng khá tốt. Diễn biến này góp phần ổn định các thị trường khác.
Thị trường Việt Nam tăng trong toàn bộ thời gian của phiên đầu tuần và đà tăng khá ổn định đến lúc đóng cửa, dù điểm số có được không nhiều. Đó là do sự yếu ớt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn hơn là diễn biến giao dịch chung.
Thực vậy, VN-Index chỉ tăng 4,77 điểm, vừa đủ lấy lại những gì đã mất của phiên trước nhưng cổ phiếu tăng rất khá. Sàn HSX có 180 mã tăng trên 1%, trong đó hơn 100 mã tăng trên 2%. Chừng đó là đủ để đánh giá về diễn biến cổ phiếu. Còn điểm số liên quan nhiều hơn tới nhóm trụ.
Có tới 4/5 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường giảm giá đã đảm bảo kiềm chế VN-Index. Đó là VIC giảm 0,74%, VCB giảm 0,6%, VNM giảm 0,65%, và BID giảm 0,62%. Mã duy nhất còn tăng là VHM thì chỉ tăng 0,13%. SAB đã bị ép quay lại tham chiếu lúc đóng cửa. GAS được đẩy tăng 0,83% từ sát mốc tham chiếu. Mặc dù vậy, VN-Index cũng chỉ có thể trông cậy vào các cổ phiếu nhỏ hơn như HPG tăng 2,43%, CTG tăng 2,04%, MSN tăng 3,51%.
Giao dịch ở các cổ phiếu vừa và nhỏ tưng bừng hơn nhiều so với nhóm blue-chips. VN30-Index tăng 0,72% nhưng VNMidcap tăng tới 1,65%, VNSmallcap tăng 1,71%. 18 cổ phiếu kịch trần đều thuộc hai nhóm này với các mã như OGC, GIL, CVT, IDI, TLD, VND giao dịch hàng triệu đơn vị.
Trong khi thanh khoản chung của sàn HSX giảm tới 21% so với phiên trước và nhóm VN30 giảm 43% giá trị khớp lệnh thì nhóm Midcap chỉ giảm 8% và Smallcap giảm 5%. Như vậy nhà đầu tư vẫn giao dịch ổn định ở các cổ phiếu ít chi phối tới chỉ số. PVD, HSG, DIG, DXG, FLC, HBC lọt vào nhóm 15 cổ phiếu thanh khoản nhất sàn HSX và đều khớp vượt 100 tỷ đồng giá trị.
Một vài blue-chips vẫn giữ ngôi đầu về thanh khoản như HPG, STB, MBB nhưng thực tế giao dịch đều giảm so với phiên trước. Như HPG, giao dịch dẫn đầu với gần 12,8 triệu cổ trị giá 347,3 tỷ đồng cũng là giảm gần 37% về khối lượng.
Tổng mức giao dịch hai sàn trong phiên hôm nay đạt gần 8.300 tỷ đồng, giảm khoảng 17% so với phiên trước. Trong đó riêng khớp lệnh giảm 22%, còn 7.386,8 tỷ đồng. Sau phiên khớp lệnh khổng lồ cuối tuần trước, mức giao dịch như hôm nay vẫn là rất cao. Mặt tích cực của thanh khoản lớn là nhà đầu tư vẫn còn rất nhiều tiền để mua, vì đa số cổ phiếu vẫn tăng giá: Sàn HSX có tổng cộng 305 cổ phiếu tăng giá, gấp 2,6 lần số giảm giá.
VN-Index kết thúc phiên ở 914,68 điểm, về mặt chỉ số vẫn không có gì đặc biệt khi chỉ loanh quanh trong biên độ tuần trước. Cổ phiếu thì tích cực hơn, nhất là ở các cổ phiếu vừa và nhỏ. Hai nhóm này đang hút tiền mạnh mẽ và đều có sự gia tăng so với bình quân: Tuần trước nhóm Midcap giao dịch trung bình 2.102 tỷ đồng/phiên, hôm nay đạt gần 2.346 tỷ đồng. Smallcap tuần trước khớp bình quân 885 tỷ đồng/phiên, hôm nay đạt gần 1.028 tỷ đồng.
Các thống kê định lượng hiện vẫn thể hiện tính ổn định của thị trường và diễn biến của cổ phiếu cũng tích cực hơn chỉ số. Rủi ro duy nhất lúc này là tính bất định từ bên ngoài. Cho đến lúc này bệnh tình của ông Trump có vẻ khả quan và các thị trường đều phản ánh kỳ vọng ổn định. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đều nhận định thận trọng về rủi ro trong vài ngày tới. Màn đi dạo bất ngờ là nỗ lực thể hiện tình trạng sức khỏe tốt. Chừng nào thị trường quốc tế còn ổn định thì thị trường trong nước vẫn có cơ hội mạnh lên.
Giới đầu tư thận trọng chờ tuần mới Phố Wall có phiên giao dịch cuối tuần (11/9) ảm đạm khi các nhà đầu tư tỏ ra kém hào hứng với thông tin trên thị trường. Dữ liệu mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tại Mỹ tăng nhưng tình trạng trì trệ của thị trường lao động có thể cản trở lạm phát khi nền kinh...