Chứng khoán chiều 16/11: Phiên hồi phục bị gây nhiễu bởi VHM
Có thể xem cổ phiếu VHM là nhân tố “bóp méo” VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay. Vì vậy, nhà đầu tư nên nhìn vào những diễn biến tích cực của các chỉ số VN30, VNMID, VNSML hay HNX-Index để đánh giá diễn biến thị trường.
VN-Index 16/11. (Bloomberg)
Theo thống kê, VN30 ( 0,5%) đã có diễn biến tăng tốt hơn nhiều so với kết quả của VN-Index( 0,12%) khi đóng cửa. Nguyên nhân là cổ phiếu VHM (-5,7%) dù chỉ giao dịch chưa đến 60 tỷ đồng nhưng đã có ảnh hưởng kém tích cực lên thị trường.
Trong khi đó, theo ghi nhận cơ cấu các cổ phiếu trong rổ VN30 có tới 20 mã tăng so với 7 mã giảm và 3 mã đứng giá tham chiếu.
Các mã dẫn dắt tốt nhất là dầu khí GAS ( 5,1%) cùng ngân hàng với VPB ( 6,8%), MBB ( 3,9%), CTG ( 3,3%). Và còn lại khá nhiều mã có mức tăng đạt trên 3% như CII ( 3,8%), PLX ( 2,5%), HSG ( 2,5%), SBT ( 2,1%).
Một ông lớn không thể không nhắc đến nhưng nằm ngoài nhóm VN30 là BID ( 3,87%) đã có mức tăng rất tốt và đóng cửa tại 32.200 đồng/cổ phiếu. Qua đó tiếp thêm tự tin cho nhà đầu tư vẫn tiếp tục chất lệnh đẩy một cổ phiếu ngân hàng khác là HDB ( 6,96%) đóng cửa tại giá trần.
Video đang HOT
Được biết, cả VPB, HDB đều có những thông tin tích cực liên quan đến hoạt động mua vào của lãnh đạo ngân hàng. Trong khi đó, BID có nhiều biểu hiện cho thấy thương vụ KEB Hana mua chiến lược đang sắp được hoàn tất. Việc ngân hàng này có Chủ tịch HĐQT mới chính là một trong những dấu hiệu báo hiệu cho điều này.
Ngay cả ở các nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ, diễn biến chỉ số cũng phản ánh đúng tâm lý nhà đầu tư hơn: VNMID đã tăng 0,51% còn VNSML tăng 0,16%. Các cổ phiếu tăng giá tốt nhất là HDG ( 3,51%, PVD ( 3,19%), VSC ( 2,53%), PME ( 4,9%), NLG ( 2,72%), VND ( 2,44%).
Kết thúc phiên giao dịch, toàn HOSE có 175 mã tăng so với 102 mã giảm và 67 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index đóng cửa tại 898,19 điểm. Thanh khoản đạt 160,63 triệu đơn vị, tương đương 3.446 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 806 tỷ đồng.
Tại HNX, mức tăng còn phản ánh tâm lý tích cực hơn nhiều khi PVS ( 3,8%), ACB ( 3,64%), VCG ( 5,81) ở vị thế cổ phiếu lớn đều tăng trên 3%. Chính nhờ vậy, HNX-Index đã tăng tới gần 2%, vượt trội hơn mọi chỉ số khác và đóng cửa tại 103 điểm.
Thanh khoản sàn này đạt 34,34 triệu đơn vị, tương đương 485 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận hôm nay chỉ có 4 tỷ đồng.
Trên UPCoM, giao dịch cũng hòa nhịp với sự đóng góp của MSR ( 5,3%), POW ( 6%) , QNS ( 4,2%), VEA ( 4,4%), VIB ( 3,1%). Chỉ số UPCoM-Index tăng được 1,5% lên 52,01 điểm. Thanh khoản đạt 17,58 triệu đơn vị, tương đương 313 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán chiều 14/11: Phân hóa thể hiện rõ, nhà đầu tư "rời bỏ" dầu khí và ngân hàng
Các mã tăng giá tốt nhất tiếp tục tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Trong khi đó, nhiều mã lớn không thể níu kéo lại được sắc xanh.
VN-Index 14/11. (Bloomberg)
GAS (-3,94%) và PVD (-3,77%) cùng PVS (-2,67%) vẫn giữ mức giảm so với phiên sáng nay nhưng tâm lý yếu ớt đã kéo sang các mã ngân hàng. Trên HOSE, BID (-3,23%), CTG (-3,64%), HDB (-4%), MBB (-1,46%), TCB (-1,94%) đều thấp hơn nhiều so với mức giá sáng nay. Còn tại HNX đó là các trường hợp của ACB (-2,47%), SHB (-2,7%).
Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, việc Moody's vừa thông báo hạ bậc triển vọng trong 12-18 tháng tới của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ mức "tích cực" xuống "ổn định" (Ba3) là nguyên nhân chính khiến cho tâm lý trở nên kém tích cực và khiến họ bán nhóm cổ phiếu"vua" trên sàn.
Với sự hợp sức này, thị trường đã tạo nên những sự phân hóa rõ rệt hơn. Chỉ còn lại một số mã tăng giá và trụ vững trước diễn biến bi quan của chứng khoán toàn thế giới.
NTL ( 6,4%), LDG ( 2,8%), PHR ( 5,65%),GMD ( 2,05%), PVT ( 6,97%), HT1 ( 2,66%), KMR ( 6,7%), CMX ( 2,8%) là những cổ phiếu trụ lại tốt nhất trong đó PVT bất chấp cả ảnh hưởng của nhóm dầu khí để tăng trần lên 17.650 đồng/cổ phiếu.
Còn NTL tiếp tục duy trì được vị trí đặc biệt và KMR vẫn tạo dấu ấn cho nhóm dệt may. Kết thúc phiên giao dịch, HOSE có 149 mã giảm so với 126 mã tăng và 65 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số VN-Index giảm 0,49% xuống 900,93 điểm. Thanh khoản đạt 142,26 triệu đơn vị, tương đương 3.393 tỷ đồng trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 731 tỷ đồng.
Với nhiều phân hóa, thị trường chung khó lường hơn trên cả phái sinh. VN30F1811 hôm nay chỉ giảm 1,8 điểm và khối lương giao dịch giảm hơn 15% xuống 117 nghìn đơn vị. Khoảng cách của hợp đồngn ày với VN30 chỉ là -0,55 điểm.
Với HNX, cùng với ảnh hưởng đồng loạt của ACB, PVS, SHB, chỉ số HNX-Index mất 1,24% xuống 101,2 điểm. Thanh khoản đạt 40,59 triệu đơn vị, tương đương 513 tỷ đồng.
Trong khi đó, UPCoM-Index cũng mất 0,42% xuống 51,24 điểm. Thanh khoản sàn này chỉ đạt 13,12 triệu đơn vị, tương đương 191,03 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán sáng 14/11: Tiền vẫn không chịu vào Chỉ trong chừng 30 phút cuối, VN-Index nhanh chóng mất sạch mức tăng có được đầu phiên... Chỉ trong chừng 30 phút cuối, VN-Index nhanh chóng mất sạch mức tăng có được đầu phiên. Lực cầu quá kém đã không thể duy trì đà tăng giá ở nhiều cổ phiếu, đặc biệt ở nhóm blue-chips. Tâm điểm sáng nay là cổ phiếu dầu...