Chứng khoán châu Á vẫn nhích điểm bất chấp Phố Wall u ám
Chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) vẫn nhích 0,2% trong phiên giao dịch sáng 7/10 nhờ cú hích từ chứng khoán Australia sau khi tăng 0,8%.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,7% trong phiên giao dịch sáng 7/10. Ảnh tư liệu: AFP
Thị trường chứng khoán châu Á vẫn lên điểm bất chấp Phố Wall đêm qua “đỏ sàn” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột hủy đàm phán với các nhà lập pháp về gói kích thích kinh tế mới.
Dòng Tweet đăng tải trên trang cá nhân nêu rõ ông Trump đã hủy các cuộc đàm phán với các nghị sĩ đảng Dân chủ, đồng thời khẳng định cuộc đàm phán sẽ bị dừng lại sau cuộc bầu cử hoàn tất. Ông Trump cũng hứa hẹn về khả năng sẽ có một dự luật khác về gói kích thích kinh tế quy mô lớn.
Động thái ngừng đàm phán gói kích thích kinh tế của Tổng thống Trump khiến Phố Wall đêm qua lao dốc còn các tài sản an toàn như đồng đô la Mỹ và trái phiếu đều đi lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ở châu Á dường như không lo lắng nhiều bởi gói kích thích bị trì hoãn thay vì đi chệch đường ray.
Trên thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng vẫn tăng 0,7%, còn tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei trượt nhẹ 0,2%. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 biến động đi ngang còn đồng đô la ổn định ở mức cao nhất trong tuần đến nay.
Video đang HOT
Rob Carnell, chuyên gia kinh tế châu Á tại Tập đoàn tài chính đa quốc gia ING, cho rằng, vẫn có cách để đạt được gói kích thích kinh tế mới, nhưng phải chờ sau bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới, bởi cả 2 ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều hứa hẹn về gói kích thích này.
Thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ Trung Quốc hôm nay tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ đến ngày 9/10.
Việc ngừng đàm phán gói kích thích kinh tế Mỹ kéo theo những lo ngại về quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới trước tác động của Covid-19.
Trong khi đó, thị trường việc làm Mỹ có dấu hiệu chậm lại khi hoạt động tuyển dụng đang suy giảm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo những rủi ro sẽ đến nếu nhà chức trách đưa ra quá ít chính sách hỗ trợ nền kinh tế hồi phục. Ông Powell đánh giá, rủi ro từ các chính sách mạnh tay lúc này dường như là ít hơn, “ngay cả khi các động thái chính sách được cho rằng quá tay hơn mức cần thiết, chúng vẫn không trở nên vô ích”.
Sau vài tuần hồi phục do kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế mới sẽ sớm được thông qua, thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua hụt đà tăng. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất 1,3% trong khi hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt trượt sâu hơn tới 1,4% và 1,6%.
Giá dầu sáng nay đi xuống sau thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng vượt dự báo. Giá dầu WTI giao kỳ hạn trượt khoảng 2% về 39,91 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao sau giảm 1,5% xuống 42,01 USD/thùng.
Sau 9 tháng, quỹ PYN Elite đã có lãi, duy trì dự báo VN-Index sẽ đạt 1.800 điểm
Sau 9 tháng năm 2020, cuối cùng quỹ PYN Elite đã thoát cảnh tăng trưởng âm. Trong đó, công lao chủ yếu tới từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Chỉ số VN-Index tăng 2,7% trong tháng 9/2020 nhưng vẫn giảm 5,8% kể từ đầu năm tới nay. Hiệu suất đầu tư của PYN Elite trong tháng 9 đạt 4,9% và tăng trưởng dương 2,4% kể từ đầu năm tới nay. Trước đó, tính tới cuối tháng 8, hiệu suất đầu tư của PYN là -2,38%.
Việc PYN Elite đang có hiệu quả đầu tư cao hơn chỉ số xuất phát từ việc tăng tỷ trọng nắm giữ nhóm cổ phiếu ngân hàng gồm 7 mã, chiếm tỷ trọng 33,4% trong danh mục. Các cổ phiếu này đã tăng giá khoảng 12% trong tháng 9 so với tháng trước đó và tăng 24% kể từ đầu năm tới nay.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu có đóng góp tích cực cho đà leo dốc của PYN là MWG (tăng 12% trong tháng 9) và ACV ( 15,3%).
Hiệu suất đầu tư của PYN Elite qua các tháng
Trong Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục đầu tư của PYN Elite có sự hiện diện của 6 cổ phiếu ngân hàng, bao gồm VietinBank, TP Bank, HD Bank, Bản Việt, LienVietPost Bank và MB.
Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục đầu tư của PYN Elite
Trong Thư gửi nhà đầu tư tháng 9/2020, PYN Elite nhận định, Việt Nam là câu chuyện thành công mới tại châu Á. Theo đó, đà tăng trưởng của Việt Nam dựa trên nền tảng vững vàng. Thị phần thương mại toàn cầu của Việt Nam tăng từ mức 0,48% năm 2010 lên 1,45% năm 2020. Giá trị xuất khẩu cùng giai đoạn tăng từ 70 tỷ USD lên 270 tỷ USD.
Việt Nam có sự đầu tư đúng mực vào việc phát triển các lĩnh vực ưu tiên, nhất là công nghệ. Mỗi năm, có khoảng 55.000 kỹ sư IT tốt nghiệp tại đây. Trong 5 năm qua, tăng trưởng thu nhập trung bình của người dân đạt tốc độ 10,2%/năm. Tuy nhiên, tiền lương và thu nhập leo dốc chưa ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường.
Tăng trưởng GDP Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục leo dốc ở tốc độ "xuất sắc", trung bình 6 - 7%/năm trong 10 năm tới. Năm 2020, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 2 - 3%, vượt trội so với nhiều thị trường khác bất chấp dịch Covid-19 tạo tác động mạnh tới các nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức rẻ và có rất nhiều không gian tăng trưởng. Chỉ số VN-Index đang giao dịch với P/E forward 2021 ở mức 12,4 lần.
PYN Elite duy trì mục tiêu VN-Index 1.800 điểm
Theo đó, PYN Elite vẫn duy trì mục tiêu VN-Index đạt 1.800 điểm. Một số yếu tố chính tạo động lực leo dốc bao gồm: định giá hiện ở mức thấp, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tích cực, trong những năm tới, chính phủ Việt Nam sẽ hiện đại hóa thị trường hơn nữa.
Chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 5/10 Chốt phiên 5/10, chỉ số Hang Seng tăng 1,32%, lên 23.767,78 điểm, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,23%, lên 23.312,14 điểm, trong khi chỉ số Kospi tăng 1,29%, lên 2.358 điểm. Chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 5/10. Ảnh: AFP/TTXVN Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 5/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư được khích...