Chứng khoán châu Á giảm điểm sau những thông điệp trái chiều từ Fed
Phiên 1/8, hầu hết các TTCK châu Á nối gót đà giảm trên Phố Wall sau khi Fed giảm lãi suất lần đầu trong hơn 10 năm, song cho biết đây không phải là sự khởi đầu cho một đợt cắt giảm lãi suất kéo dài.
Chứng khoán châu Á giảm điểm sau những thông điệp trái chiều từ Fed . Ảnh: Yonhap/TTXVN
Sau cuộc họp kéo dài trong hai ngày 30-31/7 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – bộ phận hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – cơ quan này đã quyết định giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trong bối cảnh nguy cơ bất ổn kinh tế gia tăng. Nhưng các thị trường chứng khoán vẫn giảm điểm trong sự hoang mang liệu Fed có tiếp tục cắt giảm lãi suất nữa hay không.
Video đang HOT
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng việc Fed quyết định cắt giảm lãi suất nói trên là một sự điều chỉnh giữa chu kỳ trong chính sách tiền tệ của ngân hàng này và đây không phải là sự khởi đầu cho một đợt cắt giảm lãi suất kéo dài.
Ngay sau quyết định trên của Fed được công bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “phàn nàn” việc ông Powell không đánh tín hiệu cho việc khởi động một chu kỳ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và kéo dài.
Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,8% xuống còn 27.565,70 điểm sau khi Cơ quan Tiền tệ Hong Kong nối gót Fed hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008. Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi số liệu GDP quý II cho thấy mức tăng trưởng đáng thất vọng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái của trung tâm tài chính này.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng để mất 0,8% xuống còn 2.908,77 điểm, một ngày sau khi vòng đàm phán mới đây giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc tại thành phố này. Quan chức hai nước cho biết các cuộc đàm phán đã diễn ra hiệu quả và có tính xây dựng, nhưng không có dấu hiệu sớm đi đến một giải pháp để tháo gỡ thế bế tắc hiện tại.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo lại tăng nhẹ 0,1% lên 21.540,99 điểm. Công ty Okasan Online Securities cho rằng nhiều nhà giao dịch có thể mua vào cổ phiếu của các doanh nghiệp có lợi nhuận tốt sau khi một loạt các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý II trong tuần này.
Giới đầu tư đang đón đợi số liệu kinh tế của Mỹ, bao gồm chỉ số sản xuất toàn quốc của Viện quản lý nguồn cung (ISM) sẽ được công bố trong hôm nay và số liệu việc làm sẽ được công bố vào ngày 2/8.
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/8, chỉ số VN – Index tăng 5,73 điểm lên 997,39 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 222,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 5.176 tỷ đồng. Toàn sàn có 149 mã tăng giá, 48 mã giảm giá, 155 mã giảm giá./.
HNX – Index giảm 0,55 điểm xuống 103,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 25,65 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 347 tỷ đồng. Toàn sàn có 67 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 76 mã giảm giá./.
Khánh Ly (Theo Reuters)
Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần bốn tháng
Chiều 18/7, chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần 4 tháng qua, khi số liệu xuất khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp yếu của Mỹ gây lo ngại về tác động từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần bốn tháng . Ảnh: Yonhap/TTXVN
Cụ thể, chỉ số Nikkei đã giảm 1,97% xuống 21.046,24 điểm, mức thấp nhất trong một tháng và ghi dấu mức giảm lớn thứ hai trong năm nay, chỉ sau mức sụt giảm 3% hôm 25/3. Takashi Hiroki, chiến lược gia của Monex Securities, nhận định: "Lợi nhuận của các nhà chế tạo toàn cầu sẽ suy giảm. Các nhà đầu tư đang chờ đợi để tiến hành mua khi chỉ số Nikkei giảm xuống dưới 21.000 điểm".
Giữa lúc doanh nghiệp Mỹ bước vào mùa báo cáo lợi nhuận, kết quả kinh doanh yếu kém của công ty vận tải đường sắt CSX Corp đã đặt ra mối lo ngại rằng sự bế tắc trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung có thể làm tổn hại lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ.
Triển vọng đối với Nhật Bản thậm chí dự kiến còn ảm đạm hơn khi các công ty "vật lộn" với cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Thêm vào đó, các điều kiện đang xấu đi trên quy mô toàn cầu cũng đè nặng lên hoạt động xuất khẩu của nước này.
Trong tháng 6/2019, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, và đây là lần giảm thứ sáu trong bảy tháng qua.
Cùng đà giảm, tại Trung Quốc, chỉ Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải để mất 30,51 điểm (1,04%) xuống 2.901,18 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong giảm 131,51 điểm (0,46%) xuống 28.461,66.
Theo các chuyên gia, giới đầu tư đang theo dõi sát sao kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đánh giá tác động của cuộc thương chiến Mỹ-Trung trước sự thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế.
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/7, chỉ số VN-Index giảm tới 6,52 điểm xuống 976,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 139,8 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt trên 3608,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 115 mã tăng giá, trong khi có tới 180 mã giảm giá, 65 mã đứng giá.
HNX-Index tăng nhẹ 0,16 điểm lên 106,74 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 33,25 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch gần 555 tỷ đồng. Toàn sàn có 66 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 66 mã giảm giá./.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á giảm điểm Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong ngày 31/7 khi vòng đàm phán mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc để giải quyết xung đột thương mại song phương đã kết thúc mà không có kết quả cụ thể. Vào lúc đóng cửa ngày 31/7, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoánTokyo (Nhật Bản) giảm 0,9% xuống còn 21.521,53...