Chứng khoán châu Á đi lên trong phiên chiều 2/6
Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 2/6, nhờ lực đẩy từ việc một loạt quốc gia nới lỏng các lệnh phong tỏa cùng những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế đang dần phục hồi.
Chứng khoán châu Á đi lên trong phiên chiều 2/6. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Phiên này, chứng khoán Nhật Bản phản ứng tích cực trước sự mở cửa trở lại của nền kinh tế sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 giảm. Chỉ số Nikkei 225 đã tăng tới 263,22 điểm (khoảng 1,19%) lên khép phiên ở mức 22.325,61 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ ba liên tiếp trước hy vọng nền kinh tế toàn cầu sớm mở cửa trở lại. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul đã tiến 22,11 điểm (1,07%) lên 2.087,19 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tiến 263,42 điểm (1,11%) lên 23.995,94 điểm khi những thông tin về việc nới lỏng giãn cách xã hội trên toàn cầu đã lấn át nỗi lo về căng thẳng Mỹ – Trung “tăng nhiệt”.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải phiên này cũng tăng 5,97 điểm lên khép phiên ở mức 2.921,4 điểm.
Chứng khoán Mumbai tăng 0,9%, Sydney cộng 0,3% và Taipei cũng ghi thêm 0,4% trong phiên này. Các thị trường Kuala Lumpur, Manila và Wellington đều tăng hơn 1%, trong khi Jakarta tiến tới hơn 2%.
Video đang HOT
Chứng khoán Singapore cũng tăng 1,8% khi quốc gia này bắt đầu nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt với Trung Quốc sau khi nước này đưa ra Luật an ninh Hong Kong đã giúp các nhà đầu tư khởi động tháng Sáu với tâm trạng lạc quan.
Trong khi đó, việc châu Âu thúc đẩy các biện pháp nới lỏng hơn nữa bất chấp lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai mang đến hy vọng rằng các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 tại đây có thể bắt đầu xây dựng lại.
Các số liệu cho thấy sự cải thiện trong hoạt động nhà máy ở một số quốc gia, đặc biệt là Italy, cũng mang lại hy vọng cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đứng trước rủi ro. Các cuộc biểu tình tại Mỹ cũng đã làm dấy lên những lo lắng về khả năng số ca mắc COVID-19 tại nước này sẽ gia tăng trở lại, qua đó cản trở việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Chuyên gia Stephen Innes của công ty tư vấn AxiCorp nói rằng tình trạng hỗn loạn trên đường phố đe dọa sẽ dập tắt sự phục hồi của các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán. Vì nếu tình hình leo thang, sự lạc quan của nhà đầu tư đối với việc nước Mỹ mở cửa lại nền kinh tế có thể suy yếu dần.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/6, chỉ số VN – Index giảm 3,87 điểm (0,44%) xuống 874,8 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 484 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 6.925,732 tỷ đồng. Toàn sàn có 129 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 249 mã giảm giá.
HNX – Index giảm 0,5 điểm xuống 113,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 79,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 915,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 65 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 103 mã giảm giá./.
Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất châu Á trong tháng 5
Sau tháng 4 bùng nổ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục kéo dài đà khởi sắc trong tháng 5, bù đắp gần hết những gì đã mất mát trong tháng 3.
Theo Bloomberg, VN-Index đã tăng 13% trong tháng 5 (tính tới hết phiên 26/5), mức cao nhất trong các thị trường châu Á. Trong tháng 4, VN-Index cũng tăng 16%, là một trong những thị trường tăng mạnh nhất thế giới.
"Chúng tôi đang đầu tư và tiếp tục tìm kiếm những cổ phiếu có câu chuyện cụ thể", Joshua Mock, quản lý danh mục đầu tư tại Robeco (Hồng Kông) cho biết và đánh giá triển vọng trung hạn đầy hứa hẹn tại thị trường Việt Nam.
Trong cùng thời gian, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 5,34%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 4,22%, trong chi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm 0,47% và Hang Seng của Hồng Kông giảm 5,11%.
Triển vọng tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ việc Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19, mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sẽ cao nhất ở châu Á, thậm chí nhiều nước châu Á được dự báo sẽ bị suy thoái mạnh.
Biểu đồ diễn biến VN-Index và MSCI AC Asia Pacific Index
Một điểm đáng quan tâm nữa với thị trường chứng khoán Việt Nam, theo Bloomberg, đó là các cổ phiếu Việt Nam có trong danh sách nâng hạng thị trường mới nổi của FTSE Russell kể từ năm 2018.
Giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room) đã được nới lỏng vào năm 2015. Hầu hết các công ty được phép quyết định giới hạn sở hữu nước ngoài, chỉ có một vài công ty ở một vài lĩnh vực còn bị khống chế room ngoại.
Tuy nhiên, điểm yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam chính là thanh khoản và vốn hóa thấp. Đây chính là một trong những thách thức lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ vào khoảng 170 tỷ USD, thuộc mức thấp nhất châu Á, ít hơn một nửa so với Singapore và Indonesia.
Kỳ vọng kinh tế toàn cầu sớm phục hồi, chứng khoán châu Á bừng sắc xanh Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch khởi sắc trong phiên 11/5 khi nhà đầu tư đặt cược vào triển vọng phục hồi tích cực của các nền kinh tế. Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư khiến các chỉ số chứng khoán chủ chốt trong khu vực đồng loạt tăng mạnh, trong đó chỉ số MSCI của cổ phiếu châu...