Chứng khoán 29/6: Tin GDP quý II kéo VN-index giảm 20 điểm
Chỉ số VN-index có thời điểm giảm hơn 20 điểm, chỉ số VN-index về sát vùng 833 điểm với lực bán mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu.
Phiên sáng 29/6 thị trường bước vào giao dịch với không khí thận trọng cả bên mua và bên bán. Áp lực tâm lý nặng nề khi thị trường chứng khoán thế giới cuối tuần giảm điểm tương đối mạnh. Các tác động của đại dịch vẫn đeo đẳng và chưa hết ảnh hưởng lên thị trường tài chính chung của toàn cầu.
Ảnh minh họa
Chỉ số VN-index có thời điểm giảm hơn 20 điểm, chỉ số VN-index về sát vùng 833 điểm với lực bán mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu. Ngay cả những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, đột biến trong phiên sáng nay cũng không tránh khỏi sắc đỏ bởi không khí bao trùm chủ yếu là sự bi quan.
Ngoài thông tin tiêu cực về dịch tại Trung Quốc có ảnh hưởng đến tâm lý giới đầu tư chung trên toàn cầu, thì trong nước sáng nay mặc dù GDP đạt 0,36% trong quý II/2020, là số liệu tích cực hơn nhiều so với dự báo âm trước đó. Tuy nhiên, với các thông tin tiêu cực chung từ thế giới và số liệu trên khiên cho giới đầu tư có phần hoảng loạn trong hơn 1 tiếng giao dịch.
Điểm sáng của những doanh nghiệp tốt và có lợi nhuận đột biến như SSI, VNM, HPG…cũng không thể tránh được phiên bán sớm, dù cuối tuần có những báo cáo lợi nhuận những doanh nghiệp này đột biến so với cùng kỳ năm trước và vượt kỳ vọng so với kế hoạch năm.
Video đang HOT
Các nhóm cổ phiếu còn lại chịu tác động mạnh mẽ của việc chỉ số giảm sâu khiến cho thị trường bao trùm trong sắc đỏ. Phiên sáng nay thị trường giảm mạnh là bởi sự sụt giảm lớn của nhóm cổ phiếu trụ cột.
Ngay như nhóm VINCOM là VIC, VHM cũng giảm khá mạnh, cùng với VNM, VCB, MSN, BVH, SAB, giảm khá sâu khiến cho chỉ số sụt giảm mạnh gây tâm lý hoang mang cho giới đầu tư.
Cụ thể, VIC giảm 1300 đồng xuống còn 90.200 đồng/cp, VHM giảm 1.500 đồng xuống còn 74.100 đồng/cp, VNM từ 2.400 đồng xuống 112.000 đồng/cp, có thời điểm VNM giảm sâu khi giảm 3800 đồng/cp xuống còn 110.600 đòng/cp; cổ phiếu VCB giảm 1.700 đồng xuống còn 81.600 đồng/cp, MSN 1.400 đồng xuống còn 55.000 đồng/cp, SAB giảm 3.700 đồng/cp xuống còn 161.100 đồng/cp, BVH giảm 1.300 đồng xuống còn 46.200 đồng/cp.
Đây là các cổ phiếu lớn có tác động mạnhvà ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số VN30 cũng như chỉ số VN-index của thị trường. Dấu hiệu bán đối với các cổ phiếu trụ cột này vẫn chưa kết thúc mặc dù về cuối phiên sáng thị trường có dấu hiệu hồi trở lại do việc bán không mạnh như trước đó.
Các nhóm cổ phiếu ngân hàng còn lại cũng giảm tương đối khá và áp lực bán gia tăng mạnh kể từ đầu sáng. Những cố phiếu có kết quả kinh doanh tốt và luôn là tâm điểm của thị trường trong thời gian qua như ACB, CTG, SHB, TCB, VPB, MBB… giảm tương đối mạnh, chính vì sự ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu Vua phần nào tạo cho phiên giảm khá mạnh trong phiên sáng nay.
Những nhóm cổ phiếu cơ bản khác cũng không thể tăng trưởng trong thị trường mà hầu hết các cổ phiếu tru cột và nhóm bank bị bán khá mạnh.
Tính đến thời điểm đóng cửa phiên sáng, toàn thị trường chỉ có 47 mã tăng giá, 342 mã giảm giá trong đó có 18 mã giảm sàn, 23 mã tham chiếu, 50 mã không có giao dịch và chỉ 5 mã tăng trần.
Hầu hết các cổ phiếu giảm giá đều có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chỉ số của thị trường. Nhóm cổ phiếu tăng giá chủ yếu là cổ phiếu thị giá thấp.
Điểm sáng trong phiên sáng nay là cổ phiếu CTD tăng khá tốt và vẫn giữ được màu xanh khi tăng 1.200 đồng lên 68.000 đồng/cp. Sau sự cố tranh chấp giữa các cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng CTD sẽ sớm kết thúc việc lục đục này để tái cấu trúc doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn cho doanh nghiệp.
Với các kết quả kinh doanh tốt của nhiều doanh nghiệp trên sàn như nhóm chứng khoán có cổ phiếu SSI, HCM, SHS hay như nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng hạ tầng như HBC, CTD, FCN, KBC hoặc cổ phiếu cơ bản trụ cột như FPT, REE, GMD hay BVH là các cổ phiếu vẫn thu hút được dòng tiền tốt của nhà đầu tư. Sau quá trình sụt giảm, các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt này sẽ sớm tăng trưởng trở lại khi tâm lý nhà đầu tư ổn định.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay Vn-index giảm 18,67 điểm xuống còn 833,31 điểm với khối lượng giao dịch đạt 190 triệu đơn vị và giá trị là hơn 2.727 tỷ đồng.
Tự doanh CTCK bán ròng hơn 1.900 tỷ đồng trong tháng 4, tâm điểm MSN
Khối tự doanh kết thúc chuỗi 3 tháng mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng đột biến 1.900 tỷ đồng ở tháng 4.
Khối ngoại bán ròng 14.800 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm
VN-Index kết thúc tháng 4 đứng ở mức 769,11 điểm, tương ứng tăng 16,1% so với cuối tháng trước. HNX-Index cũng tăng 15,3% lên 106,84 điểm. Thị trường hồi phục tốt sau khi xác lập mức đáy vào cuối tháng 3.
Khác với tháng trước, cả khối ngoại lẫn tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) lại không đi theo diễn biến tích cực của thị trường chung mà lại gây ra khá nhiều áp lực lên tâm lý nhà đầu tư. Đối với khối tự doanh, theo dữ liệu của FiinPro, tự doanh CTCK trong tháng 4 bán ròng trở lại lên đến hơn 1.915 tỷ đồng ở sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 71,4 triệu cổ phiếu. Trước đó, trong cả 3 tháng đầu năm, khối tự doanh đều mua ròng với giá trị tổng cộng 357 tỷ đồng.
Tự doanh CTCK trong tháng 4 bán ròng đột biến cổ phiếu MSN với giá trị lên đến gần 704 tỷ đồng. GEX cũng bị bán ròng rất mạnh với hơn 213 tỷ đồng. Tiếp sau đó, DBC, PLX, FPT và HPG đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, CCQ E1VFVN30 đứng đầu danh sách mua ròng nhưng giá trị không quá cao với hơn 95 tỷ đồng. CRE đứng sau với giá trị mua ròng là 39 tỷ đồng. MWG và NKG đều được mua ròng trên 24 tỷ đồng.
10 cổ phiếu/CCQ được khối tự doanh mua (bán) ròng mạnh nhất sàn HoSE. Nguồn: FiinPro.
Trong khi đó, khối ngoại vẫn bán ròng rất mạnh trong tháng 4 với giá trị 6.138 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 269 triệu cổ phiếu. Tính chung 4 tháng đầu năm, giá trị bán ròng lên đến 14.800 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục tập trung bán ròng mạnh ở các cổ phiếu vốn hoá lớn, trong đó VIC đứng đầu danh sách với giá trị lên đến 1.214 tỷ đồng, bỏ xa cổ phiếu đứng ngay sau là VNM với 606 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng bị rút ròng khá mạnh với sự góp mặt của 5 mã là VCB, VPB, HDB, STB và BID.
Chiều ngược lại, HPG được mua ròng với giá trị chỉ đạt 99,4 tỷ đồng. Theo sau là FPT với 87,3 tỷ đồng. VHM cũng được mua ròng với giá tri đạt 48,4 tỷ đồng.
FiinGroup: "VN-Index có thể tăng trưởng mạnh bất chấp Covid-19 nếu khối ngoại không bán ròng" Cũng theo FiinGroup, những ảnh hưởng của Covid-19 đã phản ánh khá rõ nét vào kết quả kinh doanh quý 1/2020 của các doanh nghiệp. Sự tham gia mạnh mẽ với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân và dịch chuyển dòng tiền của nhóm nhà đầu tư tổ chức trong hoạt động tái cấu trúc danh mục của họ đã tạo...