Chứng khoán 27/5: Ngân hàng đảo chiều gây hoang mang, BID mất hết thành quả phiên trước
Thị trường rất nhạy cảm với nhóm Ngân hàng. Việc một loạt mã như BID, VPB, CTG giảm trên 3% đã kéo theo tâm lý chốt lời nhanh của nhà đầu ở hàng loạt cổ phiếu khác.
Trái với diễn biến cuối phiên sáng còn ngập trong sắc xanh, thị trường nhanh chóng ngả sang các diễn biến chốt lời mạnh khiến cho các cổ phiếu giảm mở rộng ra hàng loạt. Tổng cộng có tới 258 mã giảm và 127 mã tăng và 47 mã đứng giá tham chiếu.
Nguyên nhân xuất phát từ nhóm Ngân hàng đã dễ dàng tụt dốc trong phiên chiều. BID sau khi ngoi lên không thành công đã bị bên cầm cổ phiếu đổ ra bán mạnh. Giá cuối phiên giảm tới 5,2% xuống 39.800 đồng/cổ phiếu, đồng thời xóa hết thành quả của phiên nỗ lực ngày hôm qua.
Không chỉ như vậy, BID cũng kéo theo một loạt cổ phiếu Ngân hàng như CTG (-3,2%), HDB (-2,7%), VPB (-4,8%), TCB (-1,2%), MBB (-1,7%). Các mã này trong sáng nay cũng đều có lúc được kéo lên trong sắc xanh.
Cả nhóm chỉ còn lại mình VCB ( 0,5%), EIB ( 1,8%) gồng mình tăng giá nhưng hiệu ứng của VCB hay EIB rốt cuộc cũng không thể đủ cho thị trường.
VN-Index cuối phiên vẫn mất 1,34% xuống 857,48 điểm. Thanh khoản vẫn rất mạnh, đạt 388,89 triệu đơn vị, tương đương 6.686 tỷ đồng trong đó có 703 tỷ đồng từ thỏa thuận.
Dù vẫn có quá sớm để lo ngại về một nhịp phân phối nhưng nhà đầu tư bán ra chủ động để bảo đảm an toàn. Nhiều mã bị kích hoạt việc chốt lời mạnh như HPG (-4,23%), BVH (-2,88%), PHR (-4,5%), DBC (-3,7%), AAA (-3,85%), GVR (-3,05%), VRE (-3,77%), KSB (-3,51%), SZC (-4,3%), VHC (-3,83%), DCM (-4,43%), SSI (-2,93%) dù đang được nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng sẽ đi lên. Thậm chí FRT (-7%) còn giảm sàn khi đóng cửa sau khi khớp gần 60 tỷ đồng.
Còn HNX, nhà đầu tư cũng quay ra bán một loạt các mã lớn như SHB (-2,86%), ACB (-2,15%), PVS (-1,54%). HNX-Index vì vậy, còn trượt dốc nhanh hơn cả VN-Index, giảm 1,45% xuống 108,89 điểm. Thanh khoản đạt 65,26 triệu đơn vị, tương đương 735 tỷ đồng.
Tại UPCoM, LTG (-9,1%), QNS (-2,3%), VGI (-2,6%) cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, UPCoM-Index không có những phản ứng quá mạnh như 2 sàn lớn, chỉ số giảm 0,72% xuống 54,93 điểm. Thanh khoản đạt 26,32 triệu đơn vị, tương đương 481 tỷ đồng.
========
Video đang HOT
VNM tụt lại ở nhóm dẫn dắt thì thị trường lại tìm được một loạt các cổ phiếu khác có tầm ảnh hưởng thay thế. MSN ( 2,9%) và GAS ( 1,5%) đã hỗ trợ rất kịp thời và chủ yếu xuất hiện từ sau 10h. BID (0%) cũng đã có nhịp đảo chiều sau 10h nhưng cuối phiên sáng lại bị ghìm ngay về tham chiếu.
Tuy nhiên, cổ phiếu chủ chốt cho thị trường là VCB ( 1,9%) đã tăng rất tốt và đang bứt phá qua cả đường MA200. Qua đó, thành quả của nhóm trụ đã phản ánh vào VN-Index. Cuối phiên, chỉ số đã tăng lại 3,51 điểm lên 872,64 điểm ( 0,4%).
Thị trường chung cũng hưởng lợi rõ rệt với sắc xanh đã có cơ hội được lấn lướt: 183 mã tăng so với 158 mã giảm và 65 mã đứng giá tham chiếu.
Các mã ITA, CTD, TNI, HTN, EVG, TVB cùng tăng trần trong khi đó HVN ( 3,66%), HBC ( 3,32%) cũng tăng tự tin hơn. Tại nhóm Phân bón, DPM ( 1,3%) lại tiếp tục đi lên sau khi bất ngờ có cầu mua vào từ khối ngoại.
Tại HNX, DGC ( 4,18%) đã bất ngờ tăng mạnh và còn lúc còn chạm cả giá trần. Lẽ ra, HNX-Index đã có thể tăng điểm nếu như SHB và PVS vẫn giao dịch khá ì ạch. Chỉ số HNX-Index giảm 0,14% xuống 110,34 điểm. Thanh khoản đạt 31,48 triệu đơn vị, tương đương 353 tỷ đồng.
========
Ngay sau khi phiên ATO kết thúc, thị trường đã lao lên và băng qua ngưỡng 870 điểm. Đến 9h22, VN-Index đã chạm tới 875 điểm. VCB và VNM là 2 cổ phiếu nhận trách nhiệm tiên phong.
Tuy nhiên, cả 2 dường như lại chưa quá quyết liệt giống BID của ngày hôm qua. Tính đến 10h, VCB ( 0,7%) chỉ tăng nhẹ lên 83.100 đồng/cổ phiếu còn VNM (-0,7%) đã đảo chiều giảm. BID (-0,1%) tạm thời giao dịch cầm chừng chưa vội bung sức tăng tiếp.
Chỉ số VN-Index do đó đang bị kéo về đúng 870 điểm ( 0,1%). Toàn sàn cũng đang trở nên giằng co với sắc xanh và sắc đỏ đang bất phân thắng bại.
Một số mã nổi trội nhất sàn hiện đang là HSG ( 4,15%), ITA ( 5,02%), LDG ( 3,15%), CII ( 3,27%), CTD ( 6,93%) và đặc biệt có cả HVN ( 2,93%).
Sự xuất hiện trở lại của HVN nhiều khả năng là do các cổ phiếu Hàng Không tại Mỹ đêm qua cũng có sự hồi phục mạnh với mức tăng trên 10%.
Tại HNX, SHB (0%) đang có trạng thái giao dịch khá cân bằng và không bất ổn lên thị trường. Tuy nhiên, các mã lớn tại sàn lại chưa hề muốn tận dụng cơ hội để kéo điểm số. ACB ( 1,29%), PVS (0%), VCS ( 0,29%) giao dịch còn khá chần chừ. Chỉ số HNX-Index, do đó mới tăng 0,29% lên 110,82 điểm.
Chứng khoán 30/1: Tháo chạy hàng loạt, VN-Index mất hơn 32 điểm
Nhịp dúi xuống đầu phiên đã kích hoạt sự tháo chạy cắt lỗ mạnh hơn. Ngân hàng đã không còn chỉ mình VCB giảm sâu mà còn kéo theo cả CTG, BID, MBB, TCB khiến cho tâm lý tiêu cực càng nhân rộng.
Ảnh minh họa.
Trong khi chứng khoán Mỹ đang dần nỗ lực ổn định thì thị trường Việt Nam dường như vẫn còn đang trong độ trễ thông tin. Nhà đầu tư đã quá dễ dàng bán ra khi bị vấp phải nhịp dúi xuống đầu phiên. Tâm lý tiêu cực lây lan tới hầu hết các nhóm cổ phiếu.
Ngân hàng đã không còn chỉ chứng kiến VCB (-5,7%) giảm sâu mà đã bị bán ra mạnh hơn nữa ở CTG (-5,5%), BID (-4,9%), MBB (-4%), STB (-4,59%).
Nhiều mã cũng giảm hơn 5% như MSN (-5,81%), PVD (-5,35%), BVH (-5,37%). Nhóm ngành hàng không được đánh giá là ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh cũng giảm sâu với HVN giảm sàn, VJC mất 3,41%.
Tuy nhiên, kể các mã khu công nghiệp như D2D (-6,88%) hay xây dựng như HBC (-6,84%) cũng liên đới theo thì rõ ràng tâm lý đang quá bi quan.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index 32,64 điểm xuống 958,82 điểm. Thanh khoản đạt 125,48 triệu đơn vị, tương đương 2.804 tỷ đồng trong đó thỏa thuận chỉ góp vào 450 tỷ đồng.
HNX-Index cũng giảm mạnh, khi mất 2,58% xuống 103,7 điểm. Thanh khoản đạt 19,38 triệu đơn vị, tương đương 19,38 triệu đơn vị, tương đương 224 tỷ đồng.
Tại UPCoM, tác dụng của thông tin kết quả kinh doanh đã hết hiệu quả với BSR (-3,6%) khiến mã này giảm sâu. CTR (-6,8%) thậm chí còn giảm sâu dù trước đó cũng đang vào đà tăng. UPCoM-Index giảm 1,17% xuống 55,56 điểm. Thanh khoản đạt 6,61 triệu đơn vị, tương đương 91,81 tỷ đồng.
========
VN-Index vẫn đang có đà tăng nhưng kỳ nghỉ lễ kéo dài với nhiều thông tin quan trọng liên quan đến Virus Corona đã khiến tâm lý nhà đầu tư cảnh giác cao độ. Các mã Ngân hàng là nhân tố chính thúc đẩy thị trường hồi phục đã đồng loạt quay đầu giảm khá mạnh.
Dẫn đầu đang là VCB (-4%) khi giảm xuống dưới cả ngưỡng 90.000 đồng/cổ phiếu trong đó khối ngoại đang là bên reo rắc tâm lý hoảng sợ khi bán ra cả ở chiều thỏa thỏa thuận và khớp lệnh. Tổng khối lượng họ bán ròng ra là khoảng 200 nghìn đơn vị.
2 cổ phiếu liên tục tăng mạnh trong nhóm Ngân hàng là CTG (-2,7%), BID (-2%) cũng đều không thể thoát ra được việc bị bán ra. Có chăng, cả 2 chỉ giảm nhẹ hơn do vẫn còn người mua muốn tranh thủ vào hàng.
Hiện chưa có một gương mặt nào của nhóm Ngân hàng đủ tự tin để đi ngược thị trường. MBB (-2,2%), HDB (-2,2%), STB (-1,8%), VPB (-2,5%) cũng đều giảm mạnh.
Không chỉ là Ngân hàng, nhóm Vingroup với VHM (-2,3%), VRE (-1,7%), VIC (-0,4%) rồi dầu khí là GAS (-2%), hàng tiêu dùng là VNM (-2,6%), MSN (-3,9%), Công nghệ là FPT (-2,7%), Hàng không VJC (-3,1%), HVN (-5,9%) cũng không chừa lại một cơ hội cho dòng tiền tranh thủ ngày giao dịch đầu xuân Canh Tý.
Thị trường mang một bộ mặt hoàn trái ngược với phiên trước Tết. Sắc đỏ bao phủ tới 210 mã so với 79 mã tăng và 43 mã đứng giá. VN-Index tính đến 10h sáng giảm 2% xuống 971,7 điểm.
Tại HNX, ACB (-2,45%), PVS (-3,83%) cũng đang gây áp lực lớn trong khi SHB (0%) vẫn có tiền nên còn cầm cự chưa giảm ngay. HNX-Index hiện mất 1,29% xuống 104,91 điểm.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán 21/1: Tiền muốn nghỉ nhưng Ngân hàng chưa cho phép Giá trị giao dịch của HOSE cả phiên sáng chỉ đạt 1.661 tỷ đồng nhưng dòng tiền chỉ tập trung vào Ngân hàng. Sắc xanh đang ngập tràn thị trường với 171 mã tăng so với 120 mã giảm và 42 mã đứng giá tham chiếu. Nhân tố Ngân hàng vẫn quá quan trọng với thị trường giúp cho nhiều mã tăng giá...