Chung kết cuộc thi tiếng Anh ‘New Zealand – Open to the New’
Bên cạnh những thí sinh tài năng và cá tính, buổi thi chung kết còn gây chú ý với sự có mặt của Phó đại sứ New Zealand tại Việt Nam, ông Joseph Mayhew.
Chung kết cuộc thi tiếng Anh “New Zealand – Open to the New” diễn ra tối 5/12 tại trường THPT Kim Liên, Hà Nội, với sự tranh tài của 14 thí sinh xuất sắc.
Góp mặt trong cuộc thi, ngoài các vị khách đến từ Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, đại diện các trường đại học và trung học danh tiếng của New Zealand tại Việt Nam và các thầy cô là cựu sinh viên, nghiên cứu sinh tại New Zealand cũng có mặt.
Ông Joseph Mayhew – Phó đại sứ New Zealand tại Việt Nam – cổ vũ các thí sinh.
Nói về tầm quan trọng của hợp tác giáo dục New Zealand và Việt Nam, ông Joseph Mayhew – Phó đại sứ New Zealand tại Việt Nam – chia sẻ: “Giáo dục là một trong những lĩnh vực trụ cột duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và New Zealand. Đầu năm nay, Thủ tướng của New Zealand và Việt Nam đã có cuộc gặp mặt và cùng thống nhất rằng giáo dục là lĩnh vực thúc đẩy mối quan hệ mang tính chiến lược giữa hai nước”.
Ông cho biết trong năm 2020, ngay trước khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng, hơn 2.000 du học sinh Việt Nam học tập tại New Zealand. Ông hy vọng con số này tiếp tục tăng lên ngay khi việc đi lại giữa các quốc gia được an toàn trở lại.
Trong đêm chung kết, thành phần ban giám khảo gồm: Bà Nguyễn Ngọc Trâm – Cố vấn Truyền thông và Quan hệ công chúng, Đại Sứ quán New Zealand; bà Nguyễn Lam Giang – Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Đại học Waikato; ông James Benjamin Isaac Jacobs – Giám đốc Học thuật SMEPace Việt Nam; bà Trịnh Thị Thúy Liên – Nghiên cứu sinh tiến sĩ, khoa Giáo dục và Giáo dục sau Đại học, Đại học Otago.
Trong suốt cuộc thi, các vấn đề liên quan giáo dục New Zealand đã được các thí sinh đưa ra thảo luận và tranh biện. Các ngành học mơ ước trong thời đại 4.0 giúp bạn trở thành công dân toàn cầu cũng được các thí sinh nêu lên.
Các thí sinh đã vận dụng kiến thức và tài năng của mình để đưa ra những quan điểm, lập luận sắc sảo và thuyết phục. Những màn tranh biện nảy lửa với những góc nhìn đa chiều và lập luận sắc bén đã làm nóng hội trường, đôi lúc làm khán giả rộn lên với những quan điểm thú vị, hài hước.
Video đang HOT
Thí sinh tự tin thể hiện khả năng tranh biện.
Đại diện ban giám khảo – bà Nguyễn Lam Giang, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Đại học Waikato – cho hay: “Chúng tôi đánh giá cao tư duy, năng lực và khả năng phản biện mà thí sinh mang đến cuộc thi hôm nay. ‘New Zealand – Open to the New’ là cơ hội để học sinh Việt Nam được chia sẻ những kỳ vọng của các em về New Zealand, cũng như kế hoạch phát triển tương lai thông qua hiểu biết và trải nghiệm về giáo dục tại đất nước này”.
Trải qua các phần thi gay cấn và quyết liệt, thí sinh Trần Quốc Dũng – học sinh trường The International School of Vietnam – đã giành được giải nhất.
Giải nhì thuộc về bạn Deville Mai Linh, đến từ trường Lycée Franais Alexandre Yersin, Hà Nội.
Hai giải ba lần lượt thuộc về Nghiêm Thái Sơn, cựu học sinh trường Avondale College, New Zealand và Nguyễn Mai Phương, học sinh trường Lycée Franais Alexandre Yersin.
Trần Quốc Dũng giành giải nhất cuộc thi.
Bạn Trần Quốc Dũng, quán quân của cuộc thi, chia sẻ: “Em cảm thấy rất vui và tự hào khi đoạt giải, không chỉ có em mà tất cả thí sinh đã chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc thi này. Cuộc thi đã giúp em tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục New Zealand, đồng thời tăng cường kỹ năng phản biện. Em mong mình có cơ hội học tập ở New Zealand trong tương lai”.
New Zealand được biết đến là đất nước cởi mở và sáng tạo nhất trên thế giới, môi trường lý tưởng để học tập, trải nghiệm cuộc sống và phát triển sự nghiệp tương lai.
Cuộc thi “New Zealand – Open to the New”, diễn ra từ ngày 1/10 đến 5/12, nhằm truyền cảm hứng và nâng cao kiến thức về nền giáo dục của New Zealand. Đây cũng là hoạt động hướng tới 45 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam – New Zealand.
Bà Nguyễn Lam Giang, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Đại học Waikato, thành viên Ban giám khảo, chia sẻ: “Với việc lựa chọn sống và học tập tại New Zealand, học sinh có rất nhiều lợi thế. Tất cả bằng cấp và chương trình học tại New Zealand sẽ được chấp thuận tại hầu hết quốc gia trên toàn thế giới.
New Zealand là một trong số 20 quốc gia hàng đầu của OECD về chất lượng giáo dục. Tất cả 8 trường đại học ở New Zealand đều nằm trong top 3% các trường tốt nhất thế giới”.
Top 8 trường đại học tốt tại New Zealand không nên bỏ qua, đặc biệt học sinh Việt có thể được tuyển thẳng nhờ tham dự chương trình này
Giấc mơ du học New Zealand có thể gần hơn với nhiều học sinh nhờ chương trình hợp tác toàn cầu từ Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Tổ chức NCUK và 8 trường Đại học tại New Zealand.
Đất nước New Zealand an toàn, thân thiện, nhiều năm liền dẫn đầu khối các nước nói tiếng Anh, và thuộc top 3 thế giới về giáo dục chuẩn bị cho tương lai (theo Bảng xếp hạng của Economist Intelligence Unit). New Zealand trở thành điểm đến du học lý tưởng của học sinh sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Một điều thú vị, thành công của giáo dục New Zealand là đất nước này chỉ có 8 trường đại học và tất cả đều lọt vào danh sách những trường được đánh giá tốt trên thế giới: Đại học Công nghệ Auckland (AUT); Đại học Auckland; Đại học Massey; Đại học Waikato; Đại học Victoria Wellington; Đại học Canterbury; Đại học Lincoln; Đại học Otago.
Với nền giáo dục đẳng cấp thế giới, New Zealand nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và học sinh, sinh viên Việt Nam.
Đa số trường phải ký cam kết thực hiện Bộ quy chế bảo trợ và chăm sóc du học sinh do chính phủ đặt ra, đảm bảo quan tâm và hỗ trợ để các em có thể học tập tốt tại New Zealand.
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học ở New Zealand được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kiến thức chuyên môn, các kỹ năng thực tế, tư duy phản biện, sự tự tin, tính sáng tạo, mở ra cơ hội việc làm ngay tại New Zealand và trên toàn cầu.
Tính đến cuối năm 2019, có 3.040 học sinh sinh viên Việt Nam theo học tại New Zealand, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 35% sinh viên Việt Nam lựa chọn theo học tại các trường đại học New Zealand, phân bổ nhiều nhất ở các nhóm ngành như: Kinh doanh & Quản lý (Business & Management), Ngôn ngữ & Văn học (Language & Literature), Kinh doanh & Marketing (Sales & Marketing), Kế toán (Accountancy), Khoa học Máy tính (Computer Science), và Hệ thống Thông tin (Information Systems).
Thêm c ơ hội cho học sinh Việt tiếp cận chương trình dự bị , vào thẳng đ ại học tại New Zealand
Từ vài năm trở lại đây, các trường đại học công lập tại New Zealand bắt đầu nhận học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp THPT theo chương trình Phổ thông Việt Nam được nhập học trực tiếp vào năm thứ nhất, với một số điều kiện cụ thể tùy theo từng trường và từng ngành.
Tuy nhiên mới đây, chương trình hợp tác toàn cầu từ Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Tổ chức NCUK và 8 trường Đại học New Zealand đã tạo điều kiện cho học sinh phổ thông được theo học chương trình Dự bị Đại học New Zealand ngay tại Việt Nam.
Theo đó, học sinh sinh viên khi hoàn thành khoá học Dự bị Đại học Quốc tế của NCUK tại Việt Nam với kết quả đạt yêu cầu tương ứng sẽ đảm bảo đủ điều kiện nhập học vào bất kỳ trường đại học nào của New Zealand.
8 trường đại học công lập New Zealand cũng đã công bố quỹ học bổng hàng năm lên đến 300.000 NZD (khoảng 4,5 tỷ đồng) dành riêng cho các học sinh quốc tế theo học chương trình.
Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế NCUK giúp vào thẳng các trường đại học New Zealand cho phép học sinh bắt đầu ngay khi vừa hoàn thành lớp 11.
Lộ trình học tập mới với chương trình Dự bị Đại học Quốc tế NCUK giúp vào thẳng các trường đại học New Zealand cho phép học sinh bắt đầu ngay khi vừa hoàn thành lớp 11 (hoặc lớp 12) tại Việt Nam. Nhờ đó, giúp tối ưu chi phí du học, cũng như mang lại các lợi ích khác như việc chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng, phương pháp học cho các sinh viên tương lai khi đến học tập tại New Zealand.
Trao quyền cho học sinh khi dạy học phát triển năng lực Tổ chức dạy học giúp HS hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất không mới. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình và SGK mới đặt ra yêu cầu rõ nét hơn về dạy học phát triển năng lực HS. GV truyền cảm hứng giúp HS phát huy năng lực. Điều này đòi hỏi thay đổi cụ thể của mỗi GV...