Chủng Delta xóa mục tiêu ‘Zero Covid’, TP.HCM cần làm gì khi mở cửa?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng trước khi mở cửa nền kinh tế, TP.HCM cần có hệ thống giám sát dịch – “chiếc đồng hồ đo tốc độ” để biết lộ trình mở cửa của TP có phù hợp hay không.
Sự xuất hiện của biến thể Delta đã “vô hiệu hóa” mục tiêu “Zero Covid” của các quốc gia. Tại Việt Nam, sau 3,5 tháng giãn cách, chính quyền TP.HCM quyết định thay đổi hướng tiếp cận với dịch bệnh này. Câu hỏi không còn là bao giờ đại dịch này kết thúc, mà đổi thành chúng ta “sống chung” với nó như thế nào?
Trong dự thảo kế hoạch mở cửa, phục hồi kinh tế 3 giai đoạn mà UBND TP.HCM vừa đưa ra lấy ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia, thành phố dựa vào “thẻ xanh Covid-19″ hoặc “thẻ vàng Covid-19″ để quản lý các cá nhân an toàn, cho phép nới lỏng hoạt động. Hai điều kiện để được cấp các loại thẻ này là: Tiêm ngừa hoặc khỏi bệnh.
Chủ trương tái khởi động lại “đầu tàu kinh tế” dựa trên những kế hoạch khoa học nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, trong đó có PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y dược TP.HCM). Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trước khi cho “đầu tàu” này khởi động, “thẻ xanh” hay “thẻ vàng” là chưa đủ. TP.HCM cần có một “đồng hồ đo tốc độ” tốt, hay nói cách khác là một hệ thống giám sát dịch chính xác nhất có thể để đánh giá tình hình.
TP.HCM làm thí điểm cho cả nước
TS Đỗ Văn Dũng đánh giá chiến lược chấp nhận “sống chung với Covid-19″ của TP.HCM là cần thiết và đủ điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, ngoài TP.HCM, các tỉnh, thành còn lại hầu như chưa đủ điều kiện để “sống chung”. Do đó, nhiều người còn hơi e dè và có quan điểm khác về lộ trình mở cửa của thành phố.
Ông khẳng định, quan điểm theo đuổi mục tiêu “Zero Covid” ở Việt Nam không còn phù hợp nữa và TP.HCM có thể đi trước trong “sống chung với dịch”, mở cửa nền kinh tế để làm thí điểm cho cả nước.
“Xét giữa chiến lược không Covid-19 và sống chung thì cách thứ nhất ít thành công và đem nhiều tổn thất chung về xã hội hơn”, ông Dũng đánh giá.
TP.HCM có thể đi trước trong “sống chung với dịch”, làm thí điểm cho cả nước.
Nhận định về việc TP.HCM kéo dài các biện pháp siết chặt giãn cách xã hội đến hết tháng 9, TS Dũng cho rằng cách làm này phù hợp cho mục tiêu giảm số mắc do Covid-19 nhưng chưa tạo điều kiện tốt nhất cho thành phố phát triển và cuộc sống người dân. Ông phân tích việc kiểm soát dịch là giảm thiểu ca mắc, số ca tử vong, để ảnh hưởng ít nhất tới hệ thống chính trị, đời sống xã hội và kinh tế.
“Nếu đặt mục tiêu như vậy thì việc mình chấp nhận mở cửa một bước để phục hồi kinh tế là bước cực kỳ quan trọng thời điểm hiện nay”, TS Đỗ Văn Dũng nói.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: Đại học Y dược TP.HCM.
TP.HCM có thể mở cửa lại những hoạt động kinh tế thiết yếu trước và chỉ hoạt động trong phạm vi thành phố để không ảnh hưởng tới các tỉnh, thành khác.
Về nguyên tắc, thành phố phải thiết lập các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả nhưng ít tốn phí cho xã hội, ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bằng nhiều biện pháp như giãn cách xã hội, không tập trung nơi đông người, đóng cửa dịch vụ không thiết yếu như karaoke, massage… Các rào cản này ảnh hưởng tối thiểu đến chuỗi sản xuất hay cuộc sống, sinh kế của người dân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, TP.HCM cần triển khai nhanh chóng việc tiêm 2 mũi vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên. Đặc biệt là ưu tiên tiêm đủ 2 mũi cho người có nguy cơ cao từ 50 tuổi trở lên.
Ngoài những yếu tố nêu trên, để đảm bảo số ca nhiễm không gây quá tải bệnh viện, tăng tỷ lệ tử vong thì TP.HCM cần có hệ thống giám sát dịch tễ tốt. Hệ thống giám sát này sẽ giúp thành phố đánh giá khi nào tình hình tăng/giảm của dịch để có các biện pháp phù hợp – chặt chẽ hơn hoặc nới lỏng dần ra.
“Nó giống như đồng hồ đo tốc độ để biết lộ trình mở cửa của ta có phù hợp hay không”, ông Dũng so sánh.
Phải có hệ thống giám sát dịch trước khi mở cửa nền kinh tế
Nói về tiêu chí của hệ thống giám sát này, chuyên gia cho rằng cần các yếu tố: Độ đặc hiệu/độ nhạy – Kịp thời – Đại diện – Có hiệu quả kinh tế – Tính bền vững – Đơn giản (Specificity/Sensitivy – Timely – Representative – Efficiency – Sustainability – Simplicity).
Cụ thể hơn, ông Đỗ Văn Dũng gợi ý thứ nhất, thành phố có thể áp dụng hệ thống cảnh báo tại các bệnh viện. Ví dụ, bệnh viện ghi nhận số ca Covid-19 gia tăng thì đây là chỉ số quan trọng cho thấy dịch đang ở ngoài cộng đồng. Thứ hai là giám sát chủ động tại một số địa bàn dân cư nhất định để xem có sự lây lan hay không. Thứ ba là giám sát ở các nhóm đại diện có tỷ lệ di động nhiều, nguy cơ cao như nhân viên bán hàng siêu thị, shipper.
Dựa trên kết quả giám sát, nếu số ca nhiễm giảm dần thì có thể “tương đối yên tâm”. Còn nếu tăng thì phải bắt đầu cảnh giác và nếu tăng mạnh thì cần hành động ngay.
TP.HCM cần có hệ thống giám sát dịch bệnh trước khi mở cửa lại nền kinh tế. Ảnh: Chí Hùng.
Hệ thống giám sát này đòi hỏi hàng loạt các chỉ số như: Số ca tử vong, số ca mắc mới, chỉ số về tỷ lệ xét nghiệm dương tính… Ông nhấn mạnh các dữ liệu này cần được đánh giá theo hệ thống, không nên được xem xét đơn lẻ. Ví dụ, số ca tử vong rất quan trọng nhưng thường có độ trễ và cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên phải xem xét bối cảnh.
Không có hệ thống giám sát thì giống như bước ra ngoài đi một chiếc xe mà mất đồng hồ tốc độ hoặc bị bịt mắt.
Ngoài giám sát dịch bệnh, thành phố còn nên giám sát thêm hành vi nguy cơ. Ví dụ, thành phố quy định tại khu làm việc, mỗi người cách nhau 1 m, nhưng nếu kiểm tra thấy người lao động thực hiện không đúng thì có thể đánh giá đây là điểm nguy cơ.
Bên cạnh đó, khi trở lại bình thường mới, thành phố có thể giữ tỷ lệ xét nghiệm ngẫu nhiên ở mức vừa phải để dự báo, cảnh báo được tình hình dịch trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc xét nghiệm cần lưu ý không gây quá tải cho nhân viên y tế và không trở thành gánh nặng cho người dân.
“Nếu không có hệ thống giám sát thì giống như bước ra ngoài, đi một chiếc xe mà mất đồng hồ tốc độ hoặc bị bịt mắt vậy. Khi bắt đầu tính chuyện mở cửa thì hệ thống giám sát phải có và phải đạt một số yêu cầu tối thiểu”, ông Dũng nói.
Chuyên gia từ Đại học Y dược TP.HCM nhấn mạnh yếu tố quan trọng để kiểm soát ca tử vong là TP phải đảm bảo hệ thống điều trị, khám chữa bệnh đáp ứng được sự gia tăng số ca bệnh ở một mức độ nào đó. Ông cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, tỷ lệ giường trống an toàn là 25%, hay nói cách khác, số bệnh nhân nhập viện chỉ chiếm 75% năng lực của ngành y tế. Khoảng trống còn lại là để xử trí các tình huống bất ngờ phát sinh.
Năng lực này nên được giới hạn rõ tại cả 3 tầng điều trị. Cụ thể, ở tầng 1, nếu cách ly tại nhà quá nhiều có thể dẫn đến lây lan; tầng 2 nếu không đủ máy thở oxy cho bệnh nhân sẽ làm tăng trường hợp chuyển nặng, phải đưa lên tầng 3.
Ông lấy ví dụ hiện TP.HCM có 4.000 giường ICU thì phải tính xem với số lượng đó, thành phố “chấp nhận được” tối đa bao nhiêu ca nhiễm một ngày. Nếu tính theo số liệu này, số ca mắc mới mỗi ngày dưới 3.000 thì có thể yên tâm, khoảng 5.000 thì báo động, và đến 8.000 phải lập tức thiết lập các biện pháp cực đoan hơn.
Nguyên lý là phải kiểm soát dịch dựa trên khả năng đáp ứng. Số giường bệnh là con số tương đối ổn định, không thay đổi được nên xem như hằng số. Biến số là các biện pháp can thiệp cần thay đổi tùy theo biến số dịch tễ.
“Với điều kiện của TP.HCM hiện nay, nếu có thể khống chế ca tử vong mỗi ngày dưới 100 thì hệ thống y tế (bao gồm điều trị và dự phòng) sẽ tạm thời ổn định và thành phố có thể mở cửa dần dần”, TS Đỗ Văn Dũng đánh giá.
Có hay không bé trai ở Hóc Môn bị cha ruột đánh nát tay, bắt đi bán vé số?
Vụ việc này đang có nhiều thông tin trái ngược nhau trên các phương tiện truyền thông. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?
Những ngày qua, dư luận xôn xao về vụ việc bé trai ngụ ở huyện Hóc Môn, TPHCM bị cha ruột bạo hành. Clip vụ việc đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Tuy nhiên, vụ việc này lại đang có nhiều thông tin trái ngược nhau trên các phương tiện truyền thông. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?
Chị Võ Thị Diễm Thuý, mẹ cháu H.A trần tình về vụ việc.
"Bạo lực" chỉ để đe doạ, giáo dục con (?)
Chị Võ Thị Diễm Thuý (34 tuổi, thường trú ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) là mẹ của H.A - cháu bé được cho là bị cha ruột là anh Trần Hoàng Long (36 tuổi) bạo hành cho biết, clip trên mạng xã hội về việc cha ruột đánh con là có thật, nhưng bản chất sự việc không như thông tin trên mạng xã hội và một số báo đưa tin.
Theo chị Diễm Thúy, video ghi lại vụ việc được người hàng xóm bên cạnh khu trọ ở nhà số 1/1A ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn quay lại vào rạng sáng 2/5 vừa qua.
Mẹ cháu H.A cho biết, nguyên nhân cháu bị cha đánh cháu xuất phát từ việc chiều 1/5, lợi dụng lúc anh Long say xỉn, H.A đã đi mượn tiền chủ trọ với lý do cha nhờ "mượn để mua thuốc lá"; nhưng thực chất là cháu lấy số tiền này để trốn học đi chơi game. Đến rạng sáng ngày 2/5, khi H.A đi chơi về, do bực tức nên anh Long đã dùng thanh tre định đánh thì cháu H.A đỡ và nắm được đầu thanh tre. Quá trình 2 cha con giằng co khiến cháu H.A bị... xây xát, chảy máu ở khẽ ngón tay giữa và ngón tay áp út của bàn tay trái.
Vết thương ở kẽ tay trái của cháu H.A, chính cháu đã thừa nhận vết thương do giằng co thanh tre với cha mình, chứ không phải do đánh đập.
Chị Diễm Thúy cho biết, cháu H.A năm nay 11 tuổi, là con trai thứ 2 trong gia đình. Từ sau Tết nguyên đán đến nay, cháu nghiện game và thường xuyên trốn học, trộm tiền của cha mẹ và một số cửa hàng trên địa bàn để đi chơi: "Khi ba nó hỏi ai sai đi mượn tiền thì nó không trả lời được nên ba nó xách cái cây tre dùng để phơi đồ đánh nó. Tuy nhiên, toàn đánh trúng vào vách tường, nền nhà và cái tủ. Khi tôi chạy đến tôi thấy cái cây đã bị gãy, dập nhưng không gãy lìa. Con nắm một đầu cây, cha nó nắm một đầu, hai cha con giằng co qua lại. Khi cha nó giật mạnh cái cây dẫn tới xước tay nó, nó sợ nên bỏ trốn vào nhà tắm rồi chốt cửa lại".
Bà T.H - hàng xóm của cháu H.A.
Theo bà T.H (56 tuổi) hàng xóm của gia đình chị Diễm Thuý thì bà thường xuyên chứng kiến cháu H.A bỏ học đi chơi, khi bị cha mẹ nhắc nhở, cháu còn tỏ thái độ và có những lời lẽ không phù hợp. Thậm chí, H.A còn dùng gạch để đánh lại cha mẹ khi bị la rầy.
"Mới đây nó nổi loạn quá, nó vô siêu thị ăn cắp đồ, camera ghi được người ta đem tới nhà "mắng vốn" cha mẹ nó. Không nghe lời cha mẹ, không nghe lời ai, nó thích là nó đi, đi nay mai mốt lại về. Nó không đi học luôn, vô trường cái là trốn học đi về. Rồi nhà trường lại gọi điện về, cứ như vậy thì cha mẹ nào không nóng ruột", bà T.H cho biết.
Cháu bé nói gì?
Liên quan đến vụ bạo hành trên, phóng viên VOV cũng có buổi làm việc với bà Chu Thị Hồng Nhung, Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn. Bà Chu Thị Hồng Nhung khẳng định, thông tin cháu H.A bị cha mẹ ép đi bán vé số, bị bạo hành nát tay là chưa chính xác. Người đứng đầu chính quyền xã Thới Tam Thôn cho biết đã chỉ đạo công an xã triệu tập anh Trần Hoàng Long ngay trong đêm xảy ra sự việc. Tại cơ quan công an, anh Long cho rằng vì do quá bức xúc việc con bỏ học đi chơi game nên đã dùng thanh tre đánh cháu chỉ với mục đích đe doạ và giáo dục con (!).
Bà Chu Thị Hồng Nhung, Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.
Theo bà Nhung, thời điểm cử cán bộ đến xác minh, thăm hỏi động viên cháu thì chưa xuất hiện clip ghi lại hành vi trên. Đến ngày 4/5, clip này mới phát tán trên mạng xã hội với nội dung "Cha đánh nát tay con, bắt đi bán vé số" gây xôn xao dư luận, một số báo chí đã thông tin nhưng không thống nhất, nhiều nội dung trái chiều. Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn cho biết nếu công an xã tiếp cận được clip ngay từ hôm triệu tập anh Trần Hoàng Long thì đã động thái quyết liệt hơn.
"Chiều 5/5, ngay khi Chủ tịch nước có chỉ đạo làm rõ vụ việc thì địa phương đã chỉ đạo công an xã tiếp tục xác minh, điều tra, làm rõ, xử lý theo đúng quy định. Không có chuyện địa phương bao che hoặc lơ là trong vụ việc này. Chúng tôi yêu cầu công an phải làm rõ cụ thể, xác minh thêm lời khai của người dân lân cận, nhà trường, người thân. Phải thật sự khách quan để xử lý theo quy định", bà Nhung cho biết.
Cũng trong ngày 5/5, UBND xã Thới Tam Thôn đã đưa cháu H.A đi giám định thương tật tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn. Kết quả giám định cho biết, cháu H.A vào viện trong tình trạng tỉnh táo, đầu không sưng u. Bệnh viện kết luận, cháu H.A có vết thương 1x0,2cm ở 3 ngón tay phải đang đóng vảy, xây xát rải rác hai bên tay, vận động cẳng tay và bàn tay hai bên bình thường, tình trạng sức khoẻ tạm ổn nên đã cho cháu H.A xuất viện trong ngày.
Cháu H.A (áo xám) trở về nhà ông bà nội sau 1 ngày bỏ đi... chơi game.
Xuất viện trong ngày 5/5, nhưng sáng 6/5, H.A vẫn không tới trường để tham gia thi học kì II mặc dù đã rời phòng trọ để đến trường từ lúc 6 giờ 30 phút. 6 thầy cô là giáo viên trường tiểu học Tam Đông và cán bộ Phòng Giáo dục huyện Hóc Môn đến tận nhà, một số quán internet tìm H.A nhưng cũng không gặp. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Đông cho biết, cháu H.A đang học lớp 5C. Gần một năm nay, H.A có biểu hiện sa sút trong học tập, thường xuyên trốn học đi chơi game.
Đến tối nay, phóng viên đã tiếp cận được H.A sau một ngày cháu bỏ nhà đi. Trao đổi với phóng viên, H.A cho biết đã tới nhà bạn, sau đó qua quán internet để chơi game. Cho tới chiều tối nay, một người họ hàng phát hiện nên đã đưa H.A quay trở về nhà ông bà nội ở số 78/4 ấp Tam Đông.
Nói về vết thương ở lòng bàn tay H.A cho biết: "Con cầm cây, giật nên xước tay, do con mượn tiền bà Bảy (bà chủ trọ - PV) để vào tiệm internet chơi".
Theo chị Võ Thị Diễm Thuý, góc quay clip lan truyền trên mạng xuất phát từ tầng cao của 1 trong 2 căn nhà bên hông dãy trọ.
Về đoạn clip được đưa lên mạng xã hội, chị Võ Thị Diễm Thúy cho hay, góc quay xuất phát từ tầng cao của 1 trong 2 căn nhà bên hông dãy trọ, được ngăn cách bởi bức tường cao hơn 2m. Thời điểm phóng viên tiếp cận cả hai căn nhà đều đóng cửa cài then và duy chỉ một căn nhà sáng đèn. Ở ngôi nhà sáng đèn, có một người phụ nữ khoảng 35 tuổi ra tiếp phóng viên. Người phụ nữ này cho biết không phải là người ghi hình lại sự việc nhưng rất mệt mỏi vì nhiều ngày nay phải tiếp chuyện công an. Theo người này thì khoảng từ sau Tết nguyên đán đến nay thường xuyên nghe tiếng trẻ em la hét từ khu trọ bên cạnh nhưng không biết sự tình như thế nào. Người này cho rằng vì sợ ảnh hưởng đến gia đình nên cũng không tìm hiểu sâu vụ việc hay tố cáo.
Sau những thông tin trái chiều lan truyền trên mạng xã hội, gia đình chị Võ Thị Diễm Thuý hiện đang chịu rất nhiều áp lực, khiến cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều tin đồn cho rằng anh Trần Hoàng Long là cha dượng của cháu H.A nên mới có những hành vi đánh đập cháu hay vì chị Thuý "mê" ba dượng nên không can ngăn mà còn chửi mắng con như clip đăng tải. Có thông tin cho rằng, anh Trần Hoàng Long đã bỏ trốn khỏi địa phương sau khi clip được phát tán do lo sợ bị cộng đồng mạng truy tìm là không đúng. Hiện, anh Long đang bị Công an huyện Hóc Môn tạm giữ tiếp tục điều tra, làm rõ.
Bất ngờ đối mặt cá sấu, người đàn ông Sài Gòn leo lên cây gọi... ứng cứu Vừa đẩy xuồng xuống kênh, con cá sấu nặng hơn 80kg bất ngờ xuất hiện làm anh Tuấn Anh hốt hoảng leo ngay lên cây tràm cao hơn 4m để lẩn trốn và gọi điện cho người thân đến ứng cứu. Cá sấu "khủng" nhảy lên xuồng của người đánh cá ở Sài Gòn Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan...