Chung cư bị xiết nợ, ngân hàng giúp dân làm giấy: Vẫn ách
Cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ từ chối nhận hồ sơ do chưa có văn bản thống nhất của Sở TN&MT.
Suốt hơn 10 năm bế tắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (GCN) cho 280 hộ dân tại chung cư Rubyland (quận Tân Phú), đầu tháng 7-2019, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đứng ra làm thủ tục cấp GCN cho 30 hộ dân (đợt 1). Người dân chưa kịp thở phào với tín hiệu vui này thì phía ngân hàng cho biết Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) TP không nhận hồ sơ vì chưa có văn bản thống nhất của Sở TN&MT.
Ngân hàng chấp nhận xả bớt một phần tài sản thế chấp
Về vấn đề cấp GCN cho 280 hộ dân tại chung cư Rubyland, năm 2015, Sở Xây dựng đã có quyết định thanh tra toàn diện quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý, vận hành chung cư, có kết luận vào năm 2016. Trong đó, Sở Xây dựng kiến nghị Sở TN&MT làm việc với Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan xem xét giá trị tài sản còn lại thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư (CĐT) dự án. Qua đó có phương án giải chấp tài sản nhằm sớm cấp GCN cho người mua căn hộ tại chung cư này.
Vào tháng 11-2017, Sở TN&MT đã có văn bản đề nghị Công ty Tân Hoàng Thắng và Ngân hàng SCB có biện pháp rút bớt tài sản thế chấp để làm cơ sở cấp GCN cho cư dân chung cư Rubyland. Đến cuối tháng 1-2018, Ngân hàng SCB đã có văn bản chấp thuận giải chấp 280 căn hộ tại chung cư này. Đây là tài sản nằm trong khối tài sản mà Công ty Tân Hoàng Thắng đã mang thế chấp tại Ngân hàng SCB.
Trước đó, vào năm 2013, SCB cũng đã khởi kiện Công ty Tân Hoàng Thắng ra TAND quận Tân Bình, trong đó bao gồm phần tài sản là 280 căn hộ nói trên. “Tuy nhiên, để giải quyết quyền lợi cho các hộ dân, chúng tôi đã quyết định sẽ rút 280 căn hộ này ra khỏi đơn kiện để cơ quan nhà nước cấp GCN cho dân” – ông Lê Thiết Hùng, Phó Tổng giám đốc SCB, cho biết.
Ông Hùng thông tin sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp GCN cho 280 căn hộ, sẽ bàn giao bản chính về cho ngân hàng. Các hộ dân khi nhận GCN sẽ đồng thời phải thanh toán số tiền còn lại cho ngân hàng là 10%-15% theo hợp đồng đã ký với CĐT trước đó. Điều kiện kèm theo là các hộ dân phải có văn bản đồng ý để hai công trình trường học và trung tâm thể dục thể thao xây dựng không phép trong dự án được tồn tại theo kết luận thanh tra của Sở Xây dựng.
Ông Hùng cũng cho biết các hộ dân hiện nay đã thanh toán cho CĐT 85%-90% giá trị căn hộ. Theo tính toán của SCB thì việc thu số tiền còn thiếu của cư dân chỉ hơn 30 tỉ đồng. “Đây là con số quá nhỏ so với khoản nợ xấu phát sinh lên đến hơn 513 tỉ đồng. Tuy nhiên, với mong muốn sớm giải quyết cấp GCN cho cư dân, chúng tôi chấp nhận” – ông Hùng nói.
Tưởng đã xong nhưng vẫn phải chờ
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay, UBND TP đã có nhiều văn bản chỉ đạo các sở Xây dựng, TN&MT và các đơn vị có liên quan về việc cấp GCN cho các hộ dân. Cùng đó, Sở Xây dựng cũng có hàng loạt văn bản đôn đốc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía Ngân hàng SCB cũng đã đồng ý giải chấp 280 căn hộ theo đề nghị của Sở TN&MT.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Thiết Hùng cho biết sau khi đã thống nhất với các cơ quan chức năng, ngày 1-7-2019, SCB đã cùng với Công ty Tân Hoàng Thắng và 30 hộ dân (đợt 1) ký văn bản thỏa thuận ba bên về việc thực hiện thủ tục cấp GCN và đồng thuận tồn tại hai công trình trường học và trung tâm thương mại trong chung cư.
Đến ngày 25-7, Ngân hàng SCB đã nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN cho 30 hộ này tại Văn phòng ĐKĐĐ TP. Tuy nhiên, cơ quan này từ chối nhận hồ sơ. Văn phòng ĐKĐĐ TP cho rằng SCB cần phải có quyết định của UBND TP chấp thuận cấp GCN cho 280 hộ dân nêu trên. Đồng thời, SCB cũng cho hay Văn phòng ĐKĐĐ TP yêu cầu SCB phải giải chấp quyền sử dụng đất của toàn bộ dự án thì mới xem xét cấp GCN cho 280 hộ này.
Về phía SCB, sau khi Văn phòng ĐKĐĐ TP từ chối nhận hồ sơ, ngày 26-7-2019, ngân hàng này đã có văn bản gửi UBND TP cùng các sở Xây dựng, TN&MT, Văn phòng ĐKĐĐ TP. Theo đó, SCB kiến nghị UBND TP có văn bản quyết định phương án cấp GCN cho 280 hộ nêu trên. Đồng thời, SCB cũng kiến nghị TP tổ chức buổi làm việc với SCB về vấn đề này. Song đại diện SCB cho biết đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi của UBND TP cũng như các đơn vị có liên quan.
Mới đây, ngày 9-8, Ngân hàng SCB tiếp tục có văn bản gửi UBND TP, mong muốn UBND TP sớm quyết phương án cấp GCN cho các hộ dân tại chung cư Rubyland, đồng thời tổ chức buổi làm việc, đối thoại với 280 hộ dân với sự tham gia của đại diện TP cùng các sở, ngành có liên quan, ngân hàng và CĐT. “Tiếp tục chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ cấp GCN của người dân sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Do vậy, phía ngân hàng chúng tôi mong TP sớm xem xét” – ông Lê Thiết Hùng nói.
Ngày 8-1-2018, Sở TN&MT đã có văn bản báo cáo UBND TP về việc cấp GCN cho các hộ dân tại chung cư Rubyland. Sở này đã kiến nghị TP giao Văn phòng ĐKĐĐ TP giải quyết cấp GCN cho khách hàng đã mua 280 căn hộ sau khi ngân hàng đồng ý rút một phần đơn khởi kiện CĐT tại TAND quận Tân Bình.
Đối với công trình là trung tâm thể dục thể thao và trường học (xây dựng không phép tại chung cư Rubyland), Sở TN&MT kiến nghị TP giao Sở Xây dựng và quận Tân Phú căn cứ quy định pháp luật về xây dựng, quy hoạch, tình hình thực tế thế chấp và thu hồi vốn vay của ngân hàng để xem xét, xử lý. Trường hợp được tồn tại thì giải quyết cấp GCN theo quy định.
VIỆT HOA – KHÁNH MAI
Theo plo
Khối ngoại chùn tay, mua ròng chỉ gần 5 tỷ đồng trong phiên VN-Index tăng mạnh 20/6
Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại bán ròng trên 2 sàn chính HOSE và HNX, nhưng gia tăng mua ròng trên UpCoM, qua đó, nâng chuỗi mua ròng trên toàn thị trường lên 4 phiên.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào hơn 18,1 triệu đơn vị, giá trị 581,22 tỷ đồng, giảm 8% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên trước.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra gần 15,9 triệu đơn vị, giá trị 591,67 tỷ đồng, giảm 6,5% về khối lượng và 20% về giá trị so
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng hơn 2,2 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là bán ròng 10,46 tỷ đồng. Trong khi phiên trước đó mua ròng 2,72 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 32,26 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, nhà đầu tư mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ E1VFV30 với giá trị gần 57 tỷ đồng, tương ứng 3,97 triệu đơn vị.
Đứng thứ 2 là VJC với giá trị 24 tỷ đồng. Tiếp theo có VIC 14,1 tỷ đồng; VCB 11,5 tỷ đồng; BVH 11 tỷ đồng; KBC 9 tỷ đồng; VRE 8,8 tỷ đồng; VGC 8,2 tỷ đồng; SAB 5,6 tỷ đồng; DPR 4,7 tỷ đồng.
Trái lại, bị bán ròng mạnh nhất là VHM với giá trị 75,8 tỷ đồng, tương ứng 965.640 đơn vị. Đứng thứ 2 là VNM với 58,2 tỷ đồng, tương ứng 471.910 đơn vị.
Các mã bị bán ròng tiếp theo có HDB 11,9 tỷ đồng; SBT 11,3 tỷ đồng; BMI 8,1 tỷ đồng; POW 7 tỷ đồng; DPM 6,5 tỷ đồng; PVT 5,48 tỷ đồng; MSN 4,3 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 335.240 đơn vị, giá trị 4,79 tỷ đồng, tăng 22% về khối lượng và 48% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 637.100 đơn vị, giá trị 6,98 tỷ đồng, tăng 23% về khối lượng và 32% so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 301.860 đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 2,2 tỷ đồng. Phiên hôm qua, nhà đầu tư nước ngoái bán ròng 243.680 đơn vị, giá trị 2,08 tỷ đồng.
Trong đó, PVS có thêm một phiên được mua ròng mạnh nhất với giá trị 1,14 tỷ đồng, tương ứng 50.220 đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là BCC với giá trị 477 triệu đồng. Tiếp theo là SHB với 317 triệu đồng; VCR có 230 triệu đồng...
Ngược lại, khối này bán ròng mạnh nhất tiếp tục là TNG với 3,65 tỷ đồng, tương ứng 192.700 đơn vị. Đứng thứ 2 là ART với 0,74 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào hơn 1,02 triệu đơn vị, giá trị 41,2 tỷ đồng, tăng 33% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, khối này bán ra 435.400 đơn vị, giá trị 24,71 tỷ đồng, giảm 67% về khối lượng và 41% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 590.136 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 17,4 tỷ đồng. Trong khi phiên trước đó bán ròng 563.950 đơn giá trị bán ròng 2,52 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng tập trung lớn nhất vào 2 mã ACV và QNS với lần lượt 6,89 tỷ và 6,47 tỷ đồng. Tiếp theo là GVR với 2 tỷ đồng; CTR 1,62 tỷ đồng; BLI 0,95 tỷ đồng; VTP 0,83 tỷ đồng..
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất là VEA với hơn 1,1 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là BSR với 0,94 tỷ đồng. Tiếp theo là CMT, nhưng giá trị không đáng kể với chỉ 68 triệu đồng...
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 20/6, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2,49 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 4,74 tỷ đồng. Trong khi phiên hôm qua mua ròng 1,92 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 27,66 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
SHB áp dụng lãi suất huy động cao nhất lên tới 8,5%/năm Với các khoản tiền trên 500 tỷ đồng, khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại SHB sẽ được hưởng lãi suất từ 7,4 - 8,5%/năm tùy theo kỳ hạn từ 6 đến trên 12 tháng. SHB áp dụng lãi suất huy động cao nhất lên tới 8,5%/năm Theo biểu lãi suất huy động công bố trên website chính thức của Ngân hàng...