Chúng con muốn…
Ngạc nhiên và có dịp nhìn lại chính mình là cảm xúc của các giáo viên khi nghe những cảm nhận từ học sinh.
Trao đổi, lắng nghe học sinh, giáo viên sẽ hiểu hơn những mong muốn của học trò – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Lòng khoan dung, đủ kiên nhẫn…
Với học sinh, có khi không cần lời nói mà chỉ là cử chỉ, ánh mắt cũng đủ thấy háo hức mỗi ngày đến trường và ngược lại. Đã có không ít giáo viên vì muốn làm tốt công tác giảng dạy mà quá gắt gao, khuôn mẫu, thiếu lắng nghe “tiếng lòng” của học sinh.
Tại diễn đàn “Học sinh nào cũng có quyền có giáo viên tốt”, một học sinh lớp 7 Trường THCS Lý Phong (Q.5, TP.HCM) cho rằng: “Giáo viên cần có lòng khoan dung, đủ để lắng nghe, tha thứ, đủ kiên nhẫn răn dạy trò yếu, ngỗ nghịch”. Học sinh này cho biết về giáo viên của mình: “Trong vai trò chủ nhiệm, cô rất dễ nhưng đôi lúc chưa lắng nghe hết ý kiến và cảm nhận của chúng em. Vào giờ học toán, chúng em thường phải làm theo khuôn mẫu, ít sáng tạo như các môn khác. Cho nên đôi khi trở nên nhàm chán khiến chúng em cảm thấy mệt mỏi. Nếu như cô có chút thay đổi thì tiết học sẽ tốt hơn”.
Hay đơn giản như câu nói của một học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) chứa đựng so sánh và mong ước sự thay đổi về phương pháp giảng dạy mà lứa tuổi này chưa biết gọi tên: “Con muốn ở nhóm A vì cô giáo của các bạn vừa dạy tiếng Anh vừa cho tập vẽ”. Tương tự, Trần Bạch Trâm Anh, học sinh THCS tại Q.5 đưa ra một dẫn chứng: “Em thường gặp khó khăn khi vượt qua những cấu trúc ngữ pháp của môn tiếng Anh. Thế nhưng từ khi cô K.N dạy, bên cạnh việc giải thích, giảng nghĩa cô còn kể cho chúng em nghe những điều lý thú của cuộc sống xung quanh bằng tiếng Anh, điều này đã giúp chúng em hiểu bài hơn. Từ đó em thấy yêu thích, thoải mái, có tinh thần học tập và phát huy khả năng sáng tạo”.
Tâm tư của một học sinh tiểu học tại Q.Tân Bình về thái độ của giáo viên trong giờ học mỹ thuật đáng để giáo viên suy nghĩ: “ Sao cô không nhẹ nhàng chỉ ra chỗ sai, hướng dẫn những màu sắc phù hợp mà cứ thẳng thừng chê “xấu quá, xấu quá, vẽ lại” làm cho tụi em không còn hứng thú”.
Từ 4 năm nay, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) có hộp thư “Điều em muốn nói”. Ngoài những tâm tư, suy nghĩ về áp lực học tập, ứng xử, nhiều học sinh đã có những mong ước thật giản dị: “Cô ơi, con thấy phòng vệ sinh trên lầu, dãy phía sau, không có giấy vệ sinh, vòi nước lại bị hư, cửa bị bể. Nếu được, cô có thể kêu gọi ba mẹ của tụi con cùng chung tay làm sạch nhà vệ sinh cho con, thay mấy vòi rửa vệ sinh nha cô”.
Video đang HOT
Giúp học sinh có niềm tin
Qua mong muốn của học sinh, nhiều giáo viên đã giật mình. Giáo viên Trịnh Thị Kim Chi, Trường THCS Lý Phong (Q.5, TP.HCM), nhìn nhận: “Đôi lúc giáo viên không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn trong cách ứng xử. Đã lấy quyền của người lớn áp đặt học sinh, giao và yêu cầu phải làm hết bài tập về nhà mà quên rằng các em còn phải học nhiều môn khác”.
Để tạo cơ hội cho giáo viên có nhiều dịp nhìn lại, mỗi lớp học của Trường tiểu học Hiệp Tân (Q.Tân Phú, TP.HCM) đều có hộp thư để hằng ngày học sinh gửi gắm tâm tư. Bà Mai Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Học sinh tiểu học còn nhiều e dè, nhút nhát, nhiều khi không dám thổ lộ trực tiếp với cô giáo. Với hộp thư này, các em có thể thoải mái gửi đến cô của mình những mong muốn về trường, về lớp, về bài giảng…”. Đánh giá về việc làm này, bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM) nói: “Thông qua tâm sự của học sinh, giáo viên sẽ nhìn lại mình. Nếu những việc làm, hành động, lời nói của mình được học sinh yêu thích thì có đà phát huy, sáng tạo thêm. Ngược lại, nếu còn làm trò buồn, chưa tạo động lực học tập thì phải kịp thời điều chỉnh”.
Môi trường học đường không chỉ để đến lĩnh hội tri thức mà còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển nhận thức, tâm hồn và tình cảm của học sinh. Vì vậy, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, giáo viên và học sinh phải hiểu nhau, tạo một môi trường thân thiện. Làm thế nào để mong muốn sau đây của một học sinh Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) không chỉ là hy vọng viển vông. Học sinh này viết: “Trong dạy học, giáo viên chăm lo dạy dỗ tận tâm là điều mà chúng em cần, nhưng quan trọng là thầy cô hãy suy nghĩ, dành thời gian quan tâm đến những ưu khuyết điểm để học sinh có niềm tin trước mỗi sự thay đổi”.
Theo TNO
Muốn khỏe đẹp hãy uống một ly nước chanh mỗi ngày
Từ xưa, trái chanh được sử dụng như một bài thuốc dân gian có tác dụng kích thích chức năng gan. Nước chanh cũng giúp thanh lọc độc tố trong máu và giữ cho làn da tươi sáng.
Mọi người thường thích dùng các loại đồ uống nóng ấm vào buổi sáng như trà hay cafe, nhưng bạn hãy thử bắt đầu một ngày mới với một ly nước chanh ấm xem sao. Chỉ cần nửa quả chanh tươi vắt vào một ly nước rồi uống, hoặc thậm chí chỉ cần nhâm nhi nửa quả chanh mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy sức khỏe và làn da của mình được cải thiện rõ rệt, theo Fitnea.
Hỗ trợ chức năng miễn dịch
Chanh chứa hàm lượng Vitamin C và chất chống oxy hóa cao, có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) trong trái chanh có tác dụng chống viêm, được dùng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân hen suyễn hoặc mắc các triệu chứng hô hấp khác. Axit ascorbic còn giúp hấp thụ sắt trong cơ thể, mà sắt đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Chanh cũng chứa saponin được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn bệnh cúm và cảm lạnh.
Bạn muốn khỏe đẹp? Hãy bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh. Ảnh: Fitnea.
Kiềm hóa cơ thể
Mặc dù vị chua của loại trái cây này khiến chúng ta tưởng chanh mang tính axit, nhưng thực tế chanh là một trong các loại thực phẩm kiềm hóa nhất cho cơ thể. Chanh chứa cả ascorbic và axit citric yếu nên dễ dàng được cơ thể hấp thụ cho phép các khoáng chất trong chanh giúp kiềm hóa máu.
Hỗ trợ tiêu hóa
Flavonon trong trái cây họ nhà cam - quýt được ví như là một loại thuốc bổ tiêu hóa. Chất này được chứng minh có thể làm sạch và kích thích gan, cho nên nước chanh thường được dùng để hỗ trợ tiêu hóa axit clohydric trong dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn. Vitamin C còn giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.
Làm sạch da
Vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp chống lại sự phá hủy của các gốc tự do (đây là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa, các rối loan về tim mạch và vô số bệnh hiểm nghèo khác). Việc hấp thụ các chất chống oxy hóa (có trong trái chanh) có thể giúp bù đắp thiệt hại về gốc tự do và giảm thiểu nếp nhăn.
Hơn nữa, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để bôi lên da, giúp giảm các đốm mụn đỏ và làm mờ sẹo. Nhờ những công dụng trên mà từ xa xưa, chanh được sử dụng như một bài thuốc dân gian có tác dụng kích thích chức năng gan. Nước chanh cũng giúp thanh lọc độc tố trong máu, giữ cho làn da tươi sáng.
Hỗ trợ chữa lành các vết thương
Axit ascorbic (hay sinh tố C, vitamin C) được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, giúp xương và sụn chắc khỏe. Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể.
Thanh lọc cơ thể
Bắt đầu buổi sáng với một ly nước chanh nóng sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa cho cả ngày. Hơn nữa uống vào thời điểm này là rất có lợi vì chanh giúp làm sạch cơ thể, nhất là đào thải những độc tố xuất hiện trong đường tiêu hóa vào ban đêm.
Tăng năng lượng
Nước chanh cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng khi nó đi vào đường tiêu hóa, đồng thời giúp làm giảm cảm giác lo âu, trầm cảm. Ngay cả hương thơm của loại trái cây này cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
Theo VNE
9 câu nói kẹp nơ muốn được nghe từ nửa kia Có 3 điều không phụ nữ nào có thể sống thiếu: thức ăn ngon, một tủ quần áo đẹp và những lời khen chân thành. Vì vậy, đừng ngần ngại tặng nàng những lời khen có cánh, biết đâu bạn sẽ nhận lại được những tình cảm tương tự từ cô ấy, theo indiatimes. 1. Cậu xinh thế ^^ Bất kỳ lời khen...