Chứng chóng mặt ở người cao tuổi: Chủ quan dễ nguy
Người cao tuổi hay than phiền vì chứng chóng mặt – đây là cảm giác chủ quan của bệnh nhân.
Bệnh nhân tự nhiên cảm thấy mọi vật xung quanh mình chuyển động như đứng giữa một cơn lốc, mất cân bằng, đi đứng không vững, cảm giác bồng bềnh như ngồi trên thuyền, nhìn mọi vật nhòe không rõ, người nôn nao khó chịu ruột gan như bị đảo lộn. Đây là nguyên nhân gây té ngã ở người cao tuổi dẫn đến chấn thương, tàn phế.
Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt.
Ở tai:
Ống tai ngoài: như nút đáy, khi gặp nước nở to ra, kích thích ống tai ngoài gây chóng mặt hoặc nhọt ống tai cũng gây đau tai và chóng mặt. Tai giữa: viêm tai giữa cấp tính, bên cạnh sốt, đau tai, ù tai, nghe kém còn kèm chóng mặt.
Tai trong: viêm tai tiết dịch gây chóng mặt ghê gớm kèm theo ù tai, nghe kém. Có khi viêm tai kèm với viêm màng não, viêm thần kinh tiền đình do virus hoặc vi khuẩn gây chóng mặt, quay cuồng, chóng mặt tư thế rõ nhưng thính lực lại bình thường.
Chóng mặt còn liên quan đến bệnh lý thần kinh, mất thăng bằng, stress và các bệnh huyết áp, mạch máu, nội tiết, dị ứng, chuyển hóa: rối loạn lipid máu, các viêm nhiễm… nên kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt, trong đó cơn chóng mặt kịch phát kéo dài do ảnh hưởng của tăng huyết áp là nguy hiểm nhất và là nguyên nhân của nhiều tai nạn ở người cao tuổi.
Rối loạn tuần hoàn não là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt.
Người cao tuổi (NCT) hay bị chóng mặt tư thế do hạ huyết áp tư thế, thiểu năng tuần hoàn não, thoái hóa cột sống cổ, xơ hóa mạch máu não, hạ đường huyết, thiếu oxy não, rối loạn thần kinh tim.
Các bệnh khác: những rối loạn về mắt: rối loạn vận động các cơ của nhãn cầu, glocom, đục thủy tinh thể, u dây thần kinh tiền đình, áp- xe não. Ngoài ra còn nhiễm độc các thuốc: điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị sốt rét, nhóm thuốc aminozid, streptomycin, kanamycin…
Video đang HOT
Điều trị thế nào?
Trước một bệnh nhân bị chóng mặt, ta cần phải chẩn đoán nguyên nhân, tuy nhiên trong một số trường hợp ta tiến hành điều trị triệu chứng trước trong thời gian tìm ra nguyên nhân. Trong khi điều trị triệu chứng, cần khám tỉ mỉ, nhiều khi phải phối hợp với các chuyên khoa Nội, thần kinh, mắt, tai mũi họng và các thăm dò cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác.
Có 3 nhóm thuốc chính thường dùng điều trị chóng mặt, nên dùng thuốc riêng rẽ để hiểu tác dụng phụ của từng loại. Nhóm kháng histamin. Nhóm kháng tiết cholin, nhóm an thần. Các thuốc này dùng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân nên ăn thức ăn dễ tiêu.
Giai đoạn 2: nâng đỡ sức khỏe, từ 10 ngày – 2 tuần. Bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng, nhưng cần tránh đi lại trên cao, tránh đến gần các vật chuyển động nhanh như xe cộ, quạt điện…; Có thể uống tiếp 7 ngày thuốc chống chóng mặt. Giai đoạn 3: tập luyện, đây là phương pháp điều trị cơ bản, kéo dài trong nhiều tháng. Các bài tập nhằm rèn luyện cho tiền đình chịu đựng các thay đổi tư thế để dần phục hồi hoàn toàn. Bài tập cơ bản: bệnh nhân ngồi trên giường, thả chân dưới sàn nhà, nhắm mắt thư giãn rồi dần dần nghiêng đầu về một bên cho đến khi đầu nằm ngang trên giường, giữ tư thế này ít nhất 30 giây, trở lại tư thế ban đầu, ngồi yên trong 30 giây, tiếp tục làm động tác nghiêng đầu về bên đối diện. Lần đầu tập chỉ làm 3 – 4 lần nghiêng đầu về mỗi bên. Những lần sau, mỗi buổi tập nghiêng đầu về mỗi bên 5 – 7 lần. Mỗi ngày tập 2 buổi vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Bệnh nhân cần tập kiên trì trong 1 – 2 tháng.
Cách tập luyện nêu trên đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã mang lại kết quả tốt trong 80% số bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng cần tránh các yếu tố gây kích động tâm thần, tâm lý, thần kinh. Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc, nước chè đặc.
Chóng mặt ở người cao tuổi có thể phòng ngừa bằng cách tập thể dục đều đặn. Ảnh: TM
Lời khuyên thầy thuốc
Chóng mặt có thể phòng ngừa bằng cách luyện tập thích nghi cho hệ thống giữ thăng bằng của cơ thể khi bệnh nhân ở giai đoạn ổn định hay chóng mặt nhẹ. Tránh thay đổi tư thế đột ngột vì dễ té ngã gây chấn thương. Ngoài ra người cao tuổi không uống rượu, bia; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có thán khí của xe, máy, khói…; khám và điều trị tích cực các tai mũi họng, nhiễm khuẩn…
Dấu hiệu bệnh rối loạn tuần hoàn não
Khác với rối loạn tiền đình (chỉ là biểu hiện), rối loạn tuần hoàn não còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Rối loạn tuần hoàn não mạn tính ở người già gây ra nhức đầu, chóng mặt và sa sút trí tuệ.
Tăng cường thể thao đúng cách. Ảnh: INT
Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao (đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư) do phát triển thành tai biến mạch máu não.
Nguồn cung cấp máu cho bộ não
Bộ não được cung cấp "dinh dưỡng" từ hai nguồn, một nguồn là hệ động mạch cảnh và một nguồn là hệ động mạch sống nền. Ở người lớn bình thường, lưu lượng máu cung cấp cho não là 55mL/100g não/ phút, khi lưu lượng này vì lý do gì đó mà giảm còn 20mL/100g não/ phút thì não sẽ bị thiếu máu.
Các yếu tố như huyết động học, độ quánh của máu, cấu tạo lòng động mạch, hoạt động tim mạch và stress... đều là nguy cơ dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.
Yếu tố nguy cơ gây rối loạn
Tình trạng thiếu máu não xảy ra là do xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính. Sự xơ vữa động mạch đã làm cho lòng động mạch hẹp lại giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não, nhất là khi lòng động mạch cảnh (động mạch nằm hai bên cổ) hẹp đến 70%.
Ngoài nguyên nhân thiếu máu do xơ vữa động mạch còn gặp các nguyên nhân dị dạng bẫm sinh mạch máu não, chèn ép do khối u, thoái hóa các đốt sống cổ hay bán tắc do có cục máu đông trong lòng mạch, bệnh lý valve tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, còn có tác động của yếu tố thời tiết và khí hậu.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa đông bắc).
Cơn thiếu máu não cục bộ thường xảy ra từ nửa đêm về sáng, là thời điểm mà theo nhịp sinh học hoạt động của tim và huyết áp giảm thiểu tối đa khiến cho sự tưới máu lên não giảm làm tình trạng thiếu máu não trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh thiếu máu não thực chất là bệnh thiếu oxy não, có khả năng diễn biến xấu thành tai biến mạch máu não.
Biểu hiện của thiếu máu não
Biểu hiện của bệnh rối loạn tuần hoàn não. Ảnh: INT
Các biểu hiện của thiếu máu não rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Từ các triệu chứng nhẹ nhàng như mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng, giảm khả năng tập trung, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai đến cơn vắng ý thức, giảm trí nhớ, mất thăng bằng, giảm hoặc mất thị lực tạm thời, nói khó, rối loạn cảm giác và liệt nhẹ nửa người.
Hình thức biểu hiện cấp tính và nặng nhất của thiếu máu não là tai biến mạch máu não. Người bệnh có thể ngừng tim ngừng thở và tử vong ngay tức thì.
Bệnh cảnh này vừa có tính "kinh điển", vừa mang tính hiện đại và "thời sự" vì ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đột ngột tử vong, có nghi ngờ hoặc được xác định là bị tai biến mạch máu não. Những biểu hiện có thể có ở người tai biến mạch máu não là nhức đầu dữ dội, liệt nửa người, méo miệng, nói khó, mất tiếng, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê.
Điều trị và phòng bệnh
Việc điều trị thiếu máu não nhằm tái lập sự cung cấp máu với đầy đủ lượng oxy theo nhu cầu của não. Các phương pháp điều trị bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết.
Oxy cao áp là phương pháp được cho là hữu hiệu vì cung cấp nhanh và đủ lượng oxy lên não ngay cả khi lượng máu lên não thiếu. Oxy cao áp còn góp phần điều hòa vận mạch và làm tan cục máu đông (nếu có). Tuy nhiên Oxy cao áp chỉ có ở những cơ sở lớn được trang bị hiện đại.
Việc phòng bệnh nhằm vào các yếu tố nguy cơ đến xơ vữa mạch máu như không hút thuốc lá, không dùng nhiều bia rượu, hạn chế ăn mỡ động vật và điều trị các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp... Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập dưõng sinh, tập Yoga, tránh các stress, duy trì tốt giấc ngủ và ăn uống điều độ, chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Người cao tuổi cần mặc ấm, tránh nơi gió lùa, mỗi khi thức giấc, nhất là lúc nửa đêm hoặc sáng sớm cần nằm một lúc rồi từ từ ngồi dậy. Tư thế thay đổi đột ngột luôn là điều bất lợi cần được lưu ý. Không nên tắm nước lạnh ngay sau khi mới đi ngoài nắng về, hoặc khi trời lạnh. Nên tắm lúc trời ấm vào buổi trưa tốt hơn là chiều tối và khuya.
Mọi người cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Qua đó, không những phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn tuần hoàn não mà còn phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý khác.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa Đông Bắc).
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền đình Rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não là những bệnh thường gặp, nhất là ở những người cao tuổi. Nhiều khi cùng có các biểu hiện: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng... có nơi gọi là rối loạn tiền đình, chỗ khác lại nói rối loạn tuần hoàn não. Vậy đâu là bản...