Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế -’tấm kim bài’ trong mùa tuyển sinh 2020
Các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được miễn thi môn Ngoại ngữ và ưu tiên cộng điểm trong quá trình xét tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế được miễn thi
Ngày thi tốt nghiệp THPT 2020 cận kề, nữ sinh Lê Hoàng Na, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đang tập trung toàn lực vào việc ôn thi và rèn luyện kĩ năng giải đề. Hoàng Na dự định đăng ký xét tuyển bằng khối D01 vào ngành Kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Do đã có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 7.5 nên Hoàng Na trong diện thí sinh được miễn thi Ngoại ngữ và cộng điểm môn tiếng Anh trong quá trình xét tuyển đại học.
“Em rất vui mừng trước quy định này. Nó giúp em bớt được một môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, bớt được áp lực thi cử. Em sẽ có đầu tư toàn lực ôn thi môn Toán và Ngữ văn để có kết quả cao nhất”, nữ sinh nói.
Hoàng Na cho rằng, việc miễn thi môn Ngoại ngữ nếu có chứng chỉ quốc tế là hoàn toàn hợp lý, việc này không hề ảnh hưởng xấu tới chất lượng thí sinh. Bởi vì những bạn nào đã đạt chuẩn quốc tế IELTS, TOEFL thì trình độ ngoại ngữ đã thuộc top khá, giỏi trở lên.
Cách đây 4 tháng, nam sinh Đàm Lương Thái, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã hoàn thành bài thi đánh giá đạt 650 điểm TOEFL. Giờ đây, nó như “tấm kim bài” giúp cậu tự tin đăng ký xét tuyển các khối ngành có môn tiếng Anh. Với việc thử sức ở các kỳ thi chứng chỉ quốc tế, học sinh sẽ biết mình còn khuyết kỹ năng nào và cố gắng phấn đấu nâng cao.
Cô Lương Hà An (Giáo viên trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) cho rằng, việc Bộ GD&ĐT có quy định miễn thi môn Ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ quốc tế sẽ hướng học sinh tích cực đầu tư và quan tâm tới việc học Ngoại ngữ nhiều hơn. Đặc biệt, việc học môn này không chỉ dừng trong nhà trường mà cần đạt được những kỹ năng cần thiết theo chuẩn quốc tế.
“Phần lớn các em học sinh ở khu vực thành phố hiện nay đều đầu tư tham gia thi các chứng chỉ tiếng Anh từ rất sớm. Do đó, việc được miễn thi Ngoại ngữ sẽ giúp các em có thời gian tập trung ôn thi các môn học khác, các môn không phải là thế mạnh của mình.
Đồng thời chính sách này cũng là động lực để các em khu vực nông thôn sớm có đầu tư học nâng cao trình độ ngoại ngữ”, cô Hà An nói.
Chắc suất vào trường đại học top đầu
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường top đầu dành các chỉ tiêu xét tuyển ưu tiên với những thí sinh có chứng chỉ quốc tế trong cuộc chạy đua cạnh tranh suất vào đại học.
Video đang HOT
Cán bộ coi thi đọc tên thí sinh bước vào phòng thi. (Ảnh minh hoạ)
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, năm nay, để tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển vào trường, Hội đồng tuyển sinh trường đã quyết định mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu diện xét tuyển kết hợp.
Trong đó, chỉ tiêu để xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của hai môn (Toán và một môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm gồm điểm ưu tiên.
Tương tự, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng sẽ xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo. Riêng đối với các thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5 (hoặc chứng chỉ Tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.
Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội – những chứng chỉ quốc tế này đều được sử dụng, công nhận trên toàn thế giới.
Hầu hết các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Thưong mại… đều dành chỉ tiêu để ưu tiên với các thí sinh sở hữu chứng chỉ quốc tế.
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh có thể sử dụng quyền được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét tuyển vào một số trường đại học nếu trường đó có chấp nhận điểm bài thi này.
Để biết trường đại học có chấp nhận điểm bài thi của thí sinh được miễn thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp hay không, thí sinh cần chú ý theo dõi đề án tuyển sinh của các trường mà mình có nguyện vọng xét tuyển.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD&ĐT quy định: “Thí sinh sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ nếu có các chứng chỉ quốc tế”.
Cụ thể, với môn tiếng Anh, nếu thí sinh có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.0 là có thể được miễn bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Ngoài ra, nếu thí sinh có các chứng chỉ quốc tế tiếng Trung, Nga, Pháp, Nhật, Đức cũng sẽ được miễn thi môn này.
Thí sinh được miễn thi Ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp.
Thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Giáo viên e ngại, học sinh hào hứng
Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế...
Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giáo viên tiếng Anh tham dự một khóa đánh giá năng lực ngôn ngữ theo chuẩn chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS. Trên các diễn đàn, phần lớn giáo viên còn e ngại về kỳ thi trong khi dư luận xã hội lại muốn có một bài thi đánh giá năng lực giáo viên một cách khách quan.
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS là một trong các chứng chỉ đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh có uy tín, được các trường đại học trên thế giới sử dụng đánh giá chuẩn năng lực đầu vào đối với sinh viên đến từ các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ nhất. Thang điểm của IELTS được thiết kế từ 1.0 đến 9.0 dựa trên Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR).
CEFR được Hội đồng châu Âu xây dựng nhằm cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá các ngôn ngữ chính được sử dụng ở châu Âu.
CEFR xác định rõ yêu cầu về năng lực ngôn ngữ thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định; chia làm 3 cấp và 6 bậc, được gọi tắt là A1, A2; B1, B2; C1, C2 (A1 là bậc thấp nhất và C2 là bậc cao nhất trong CEFR).
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg ban hành "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020", đồng thời phê duyệt CEFR làm chuẩn đào tạo trình độ tiếng Anh trong đề án này.
Theo đó, giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt B2 đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, C1 đối với cấp trung học phổ thông theo các tiêu chuẩn của CEFR. Còn theo chương trình tiếng Anh mới (hệ 10 năm) thì tiêu chuẩn đầu ra của học sinh tiểu học là A1, trung học cơ sở là A2, và trung học phổ thông là B1.
Trước Hà Nội, năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh đã có chính sách khuyến khích giáo viên tiếng Anh và học sinh tiếp cận với hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế.
Đây là bước đi đột phá, tạo tiền đề cho việc dạy học tiếng Anh phát triển theo các tiêu chuẩn quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay.
Tuy nhiên, thái độ của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác nhau đối với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Giáo viên còn e ngại với chứng chỉ quốc tế
Theo Nghị quyết 96 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, giáo viên dạy tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế (IELTS hoặc TOEFL) tương đương với mức B2 (đối với giáo viên TH, THCS) và C1 (đối với giáo viên THPT) thì sẽ được thưởng trọn gói 15 triệu đồng/giáo viên.
Sau hai năm triển khai Nghị quyết, mới có 15 giáo viên tiếng Anh THPT có chứng chỉ IELTS mức 6,5; chưa có giáo viên tiểu học, THCS nào có chứng chỉ đạt yêu cầu.
Trong số những giáo viên dự thi, có những giáo viên công tác lâu năm ở các trường THPT miền núi, vùng nông thôn khó khăn nhưng đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, các trường THPT trung tâm, có điều kiện thuận lợi hơn thì lại chưa có nhiều giáo viên mạnh dạn dự thi.
Hiện tại nhiều trung tâm ngoại ngữ ở thành phố Hà Tĩnh đã liên kết với Hội đồng Anh và Trung tâm khảo thí Cambridge để tổ chức thi lấy chứng chỉ IELTS tại chỗ cho giáo viên và học sinh.
Việc giáo viên e ngại, tránh dự thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế làm cho phụ huynh và học sinh nghi ngờ về năng lực sử dụng ngoại ngữ của giáo viên.
Học sinh hồ hởi, hào hứng
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng có chính sách khuyến khích học sinh thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bằng cách xét đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn có hiệu lực (trong vòng 24 tháng).
Giải đặc cách công nhận học sinh giỏi tương ứng với số điểm trong chứng chỉ quốc tế mà thí sinh đạt được.
Chỉ tính riêng lớp 12 trong năm học 2019-2020, có 37 em được đặc cách xét giải trong đó có đến 11 giải Nhất, 16 giải Nhì, 10 giải Ba với mức tối thiểu IELTS từ 6,5, ngang với mức yêu cầu tối thiểu đối với giáo viên tiếng Anh THPT trong Nghị quyết 96.
Như vậy, cùng một chính sách nhưng thái độ đón nhận của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác nhau.
Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (dù được thưởng 15 triệu đồng) thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở mức tương ứng.
Đối với nhiều người đã từng dự thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, việc đạt chuẩn IELTS 6,5 hoàn toàn không hề khó đối với một giáo viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ.
Như vậy, cái khó là giáo viên chưa tự tin để vượt qua chính mình.
Chỉ khi nào giáo viên mạnh dạn, tự tin thì chúng ta mới có hy vọng nâng cao được chất lượng dạy học ngoại ngữ trước thềm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo kế hoạch là lộ trình mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành.
Lưu ý khi quy đổi điểm tốt nghiệp tiếng Anh sang điểm xét tuyển đại học Theo quy định của Bộ GDĐT, nếu học sinh đạt IELTS từ 4.0 trở lên (hoặc tương đương) sẽ được miễn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh và được quy đổi 10 điểm. Tuy nhiên, điểm trong xét tuyển đại học lại không như vậy. Các chứng chỉ quốc tế sẽ được quy đổi ra thang điểm 10. Ảnh: VNU Bộ GDĐT đã...