Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR): Kỳ vọng sớm rõ mô hình
Nhu cầu về NVDR trên thực tế là hiện hữu, nên cần phải đảm bảo nguồn cung đều đặn ra thị trường, tránh để xảy ra tình trạng nghẽn nguồn cung dẫn đến nguy cơ “ngắt mạch” sức cầu.
Sức cầu hiện hữu
Việc Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó có một quy định mới lần đầu tiên được bổ sung vào văn bản này là cho phép áp dụng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) đang thu hút sự quan tâm của các thành viên thị trường.
Hiện tại, trên thị trường chứng khoán, bên cạnh hàng loạt cổ phiếu đã cạn room sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài như FPT, REE, TCB, PNJ, TPB, EIB, MBB…, còn nhiều cổ phiếu khác cũng gần hết room ngoại có thể kể tới là CTG, MWG, CTD…, trong khi đây đều là những cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu mua vào.
“Một số khách hàng của chúng tôi mong muốn tăng danh mục đầu tư vào cổ phiếu tại thị trường Việt Nam từ mức 500 triệu USD hiện nay lên ít nhất khoảng 1 tỷ USD trong năm nay và tiến tới 1,5 tỷ USD trong năm tới nếu điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, mục tiêu này đang khó thành hiện thực vì nhiều cổ phiếu khách hàng của chúng tôi muốn mua thêm đã cạn room ngoại, trong khi thị trường hiện chưa có thêm các mặt hàng mới khi hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị ngưng trệ kéo dài…”, đại diện một công ty chứng khoán Nhật Bản có văn phòng hoạt động tại Việt Nam chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán.
Ông cho biết thêm, để tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường nhiều sức hấp dẫn như thị trường chứng khoán Việt Nam, có những thời điểm nhà đầu tư Nhật Bản phải “đi đường vòng” thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF với mức giá cao hơn so với mua trực tiếp cổ phiếu tới 10-15% tùy thời điểm, trong khi lại không được hưởng nhiều quyền lợi như khi mua trực tiếp…
“Mỗi khi tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin về giải pháp nào để rộng cửa hơn cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ phía nhà đầu tư ngoại là Việt Nam có cho phép triển khai NVDR không, bao giờ áp dụng…”, giám đốc phân tích một công ty chứng khoán đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông tin.
Ở góc nhìn của một tổ chức đầu tư, phó tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài chia sẻ, sau nhiều năm chuẩn bị, nhà đầu tư ngoại hiện kỳ vọng NVDR sớm được triển khai để họ có thể giao dịch các cổ phiếu đã hết room.
“Ở Việt Nam, việc nới room trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài để họ được nắm giữ cổ phần từ mức 51% trở lên sẽ không thể sớm diễn ra. Lý do chủ yếu là cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp vẫn muốn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro phát sinh. Điều này có nghĩa, cửa để nới room trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ còn lâu mới được mở.
Trong khi đó, việc thành công trong nâng hạng thị trường chứng khoán cũng chưa dễ cán đích, nên cửa hút vốn ngoại vào Việt Nam vẫn còn khó. Từ thực tế này, NVDR là một lựa chọn khả dĩ để đạt mục tiêu kép là vừa không bị nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát doanh nghiệp, vừa thu hút thêm được dòng vốn ngoại tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam”, vị lãnh đạo công ty quản lý quỹ trên nêu quan điểm.
Kết quả nghiên cứu của HOSE cũng cho thấy, nhu cầu giao dịch NVDR của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hiện hữu. Xét về mặt kỹ thuật, sản phẩm này sẽ được triển khai khả thi một khi quy định pháp lý sớm được định hình cụ thể.
Video đang HOT
VSD hay Sở giao dịch được lập công ty phát hành NVDR?
Trước nhu cầu thực tế, theo góc nhìn của các tổ chức tư vấn đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước, việc tìm đầu ra cho NVDR không phải vấn đề quá khó khăn, mà quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung đều đặn cho thị trường.
“Có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp cạn room ngoại hiện nay đều là doanh nghiệp doanh nghiệp đầu ngành, quy mô tài sản lớn, nên nhu cầu huy động thêm vốn của họ không phải lúc nào cũng hiện hữu. Hơn nữa, ngay cả khi cần vốn, họ cũng có nhiều phương án để có thể tiếp cận được với nguồn vốn rẻ. Do đó, cách nào để họ chọn phương án huy động thêm vốn qua hợp tác với tổ chức phát hành NVDR để đưa sản phẩm này ra thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề cần xử lý…”, lãnh đạo một công ty đang niêm yết trên HOSE chia sẻ.
Theo mô hình của Thái Lan, NVDR do một công ty con của sở giao dịch chứng khoán phát hành. Tuy nhiên, với quy định mới của Luật Chứng khoán là cho phép thành lập Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nên công ty phát hành NVDR có thể là công ty con của tổng công ty này hoặc sở giao dịch chứng khoán, miễn sao thuận lợi cho việc quản lý số cổ phiếu phải được phong tỏa để làm cơ sở cho phát hành lượng NVDR tương ứng… Mô hình công ty phát hành NVDR ra sao là điểm pháp luật cần vạch rõ trong năm 2020 này.
Dù có thuộc tổ chức nào thì công ty phát hành NVDR vẫn là tổ chức trung gian, nên chỉ có thể thực hiện việc phát hành NVDR khi có sự đồng thuận, hợp tác với tổ chức phát hành cổ phiếu cơ sở là các doanh nghiệp niêm yết. Nếu hai bên “cơm không lành” thì dễ dẫn đến thiếu nguồn cung cho thị trường.
Để giúp các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đã hết room ngoại nắm bắt được sơ bộ các luật chơi, nhận diện được những lợi ích của NVDR, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký (VSD) cần triển khai sớm các hoạt động chia sẻ thông tin sau khi cơ chế về NVDR được Quốc hội thông qua dự kiến vào trung tuần tháng 6 tới.
Từ đó, họ có quá trình chuẩn bị lên phương án hợp tác với công ty phát hành NVDR, đưa sản phẩm này đều đặn ra thị trường, tạo dòng chảy ổn định cho nguồn cung. Đây là yếu tố quan trọng để tránh rủi ro sức cầu bị “gãy”, tương tự như tình trạng nhiều cổ phiếu cạn kiệt room cho nhà đầu tư nước ngoài kéo dài nhưng chậm được tháo gỡ như hiện nay.
Thực tế, việc triển khai bất kỳ một sản phẩm mới nào thường cần ít nhất 2-3 năm và không bao giờ là dễ, nhất là với những sản phẩm đặc thù trên thị trường chứng khoán do đòi hỏi đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật, thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của cả bên bán lẫn bên mua. Bởi vậy, các thành viên thị trường đang kỳ vọng sau khi cơ chế pháp lý được định hình, nhà quản lý cần sẵn sàng vượt qua các khó khăn, thách thức để vào cuộc triển khai NVDR ra thị trường như mong đợi của nhà đầu tư ngoại cũng như các bên liên quan.
Dù có thuộc tổ chức nào thì công ty phát hành NVDR vẫn là tổ chức trung gian, nên chỉ có thể thực hiện việc phát hành NVDR khi có sự đồng thuận, hợp tác với tổ chức phát hành cổ phiếu cơ sở là các doanh nghiệp niêm yết. Nếu hai bên “cơm không lành” thì dễ dẫn đến thiếu nguồn cung cho thị trường.
Thị trường ngóng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được "ấn lệnh" triển khai
Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng nới rộng sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên trên mức 49% không thành, các thành viên thị trường đang trông đợi Quốc hội cho phép triển khai Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), một đề xuất lần đầu tiên được đưa vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Hướng đi mới về hút vốn ngoại
Ở góc độ của quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, sau khá nhiều hướng tiếp cận, nào là nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, nới room sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên trên 49%..., đến thời điểm này, đường hướng mới định hình cho quyết sách cho thu hút vốn ngoại vẫn không có gì mới.
Trong khi chính sách không chuyển động thì từ phía doanh nghiệp, nhiều chủ thể vẫn muốn nắm giữ lượng cổ phần từ 51% trở lên để có tiếng nói quyết định trong các tình huống phải đưa ra biểu quyết nhằm kiểm soát được công ty.
iều này tạo ra mâu thuẫn trong thu hút vốn ngoại. Vậy làm cách nào để doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát công ty, nhưng vẫn có cửa gia tăng thu hút nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam?
Tiếp nối tinh thần đổi mới qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp, tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, Chính phủ đã đề xuất một nội dung hoàn toàn mới, đó là định ra nguyên tắc để mở đường cho triển khai phát hành NVDR.
Là cơ quan thực hiện dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi theo phân công của Chính phủ, theo Bộ Kế hoạch và ầu tư, nhiều nước trên thế giới và xung quanh Việt Nam đã có cơ chế về NVDR để giải quyết vấn đề thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực mà có giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ví dụ, Thái Lan đã cho phát hành và niêm yết Thai NVDR trên TTCK nước này từ năm 2012. NVDR của Thái Lan là một loại chứng chỉ do Thai NVDR - một công ty của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan phát hành.
NVDR của Thái Lan được phát hành theo tỷ lệ 1:1 tương ứng với các cổ phiếu mà Thai NVDR đang nắm giữ. Người mua NVDR có đầy đủ và quyền lợi kinh tế của cổ phiếu tương ứng, nhưng không có quyền biểu quyết.
Do đó, NVDR sẽ giúp thu hút được thêm vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài trên giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư này, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước do nhà đầu tư sở hữu NVDR không có quyền biểu quyết, nên không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ thực tế và kinh nghiệm trên, cơ quan soạn thảo đã đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi nội dung: "Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành NVDR được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở".
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở.
Người sở hữu cổ phần cơ sở và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết đều không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp thông qua nghị quyết có tác động bất lợi đến quyền và nghĩa vụ của người sở hữu cổ phần cơ sở.
Quyền biểu quyết của các cổ phần cơ sở được phân bổ cho các cổ đông khác, tương ứng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông đó, nhưng đảm bảo quyền biểu quyết của các cổ đông nước ngoài không vượt quá giới hạn tỷ lệ sở hữu theo pháp luật có liên quan. Chính phủ quy định chi tiết về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
Theo kế hoạch, ngày 16/6 tới, dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 cùng thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành. Hai nền tảng pháp lý này sẽ mở ra cánh cửa lần đầu tiên NVDR được triển khai tại Việt Nam.
ợi hướng dẫn chi tiết
Theo ý kiến từ các thành viên thị trường, chuyên gia, hiện là thời điểm chín muồi cho chuẩn bị các bước để triển khai NVDR.
Theo một chuyên gia ở Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), đơn vị đã có nhiều thời gian nghiên cứu về NVDR, chỉ cần Quốc hội thông qua cơ chế về NVDR là việc triển khai sản phẩm này sẽ được kích hoạt và đảm bảo tính khả thi, bởi quá trình nghiên cứu sản phẩm này đã được chuẩn bị kỹ trong thời gian qua, đồng thời nhu cầu giao dịch sản phẩm này từ phía nhà đầu tư đang hiện hữu.
ại diện cho tiếng nói của nhà đầu tư, ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam cho rằng, mở ra cơ chế NVDR sẽ giúp Việt Nam thành công trong gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài...
Theo góc nhìn của chuyên gia lập pháp, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Việt Nam đang có sản phẩm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, nhưng có một loại hình chứng chỉ rất quan trọng chưa khai thác hết, đó chính là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu NVDR.
Có một số ngành và lĩnh vực phải giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhưng nếu triển khai NVDR thì rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua sản phẩm này, bởi họ không cần quyền biểu quyết, mà chỉ quan tâm đến hưởng cổ tức.
Nếu NVDR được đưa vào vận hành trên TTCK, thị trường sẽ tăng khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ đồng bộ hơn, thay vì hiện nay phụ thuộc chính vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Là thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, ông Phan ức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp sửa đổi, sau khi được Quốc hội thông qua, nội dung hướng dẫn cho triển khai NVDR được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Trên cơ sở phân giao đó, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn.
"Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng của HOSE mà chúng tôi nắm bắt được, cũng như xét thực tiễn yêu cầu của thị trường, việc triển khai NVDR tại Việt Nam là khả thi. Qua đó, tạo công cụ mới cho doanh nghiệp, cũng như thị trường chứng khoán huy động thêm dòng vốn ngoại, mặt khác đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm cho nhà đầu tư...", ông Hiếu cho hay.
Trong một diễn biến có liên quan, theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), việc bổ sung nội dung NVDR vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đã được tính đến và đang đợi sau khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được thông qua với quy định rõ ràng về giao cho Chính phủ quy định chi tiết thì UBCK sẽ chốt phương án cụ thể.
Trên cơ sở đó, khi có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCK sẽ cân đối các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán để đề xuất Bộ Tài chính có phương án hướng dẫn NVDR phù hợp.
Với tinh thần đó, trong tháng 6 tới, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ được công khai lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường, trong đó có nội dung về NVDR nếu Chính phủ giao Bộ Tài chính đề xuất nội dung quy định về NVDR vào dự thảo văn bản này...
Thêm cá nhân bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin khi giao dịch cổ phiếu VLA Thanh tra UBCKNN vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Nguyễn Thu Hà với mức phạt 31,25 triệu đồng. Nguyên nhân do bà Hà báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có...