Chứng chỉ giáo dục thể chất là một trong điều kiện xét tốt nghiệp
Theo dự thảo quy định về giáo dục thể chất trong các trường ĐH, CĐ mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, chương trình môn học giáo dục thể chất bao gồm 3 học phần; thời lượng 9 tín chỉ đối với trình độ ĐH; 6 tín chỉ đối với trình độ CĐ.
Môn học này được thực hiện từ năm học đầu tiên, khi sinh viên mới nhập học; sinh viên trình độ ĐH, học trong 3-4 kỳ học, trình độ CĐ, học trong 2-3 kỳ học. Chứng chỉ giáo dục thể chất vẫn tiếp tục được xem là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp ĐH, CĐ của mỗi sinh viên.
Cũng theo dự thảo này, trường có quy mô đào tạo lớn trên 20.000 sinh viên, cần có sân vận động đa năng, bể bơi, nhà thi đấu thể thao, sân điền kinh tổng hợp, sân bóng đá tiêu chuẩn.
T.Nguyễn
Video đang HOT
Theo thanh niên
Sinh viên có nên ra trường sớm ?
Quy chế đào tạo tín chỉ cho phép sinh viên (SV) có thể tích lũy đủ khối lượng kiến thức trước thời hạn để tốt nghiệp sớm hơn bình thường. Thế nhưng đây có phải là điều nên làm với tất cả SV ?
Quan trọng là chất lượng
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mỗi năm có khoảng 2, 3 SV ra trường sớm trước một học kỳ. Tiến sĩ Lương Đình Thành, Phó phòng Đào tạo, cho hay: "Đến thời điểm này, mới chỉ có một SV tốt nghiệp loại giỏi. Tôi thấy việc này tùy vào năng lực của mỗi SV chứ không phải ai cũng có thể làm được. Em nào học tốt, biết lập kế hoạch, sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý thì sẽ có cơ hội nhiều hơn. Tuy nhiên, học ít tín chỉ trong mỗi học kỳ mà có kết quả cao sẽ tốt hơn học nhiều để ra trường sớm, mà kết quả lại thấp".
Học tín chỉ, thời gian tự học là chủ yếu nên SV có thể tích lũy nhiều học phần trong mỗi học kỳ - Ảnh: Mỹ Quyên
Tinh thần của tín chỉ là giúp SV lựa chọn chương trình học vừa với khả năng của mình về mặt sức khỏe, tài chính, thời gian để làm sao việc học đạt chất lượng tốt nhất. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết để ra trường đúng hạn, mỗi học kỳ đạt 15 tín chỉ là vừa sức với SV có lực học trung bình và điều kiện trung bình. Hiện nay trường cho phép SV tích lũy tối đa 25 tín chỉ/học kỳ, 50 tín chỉ/năm, học kỳ hè 12 tín chỉ và các kỳ học thêm là 20 tín chỉ. "Nếu siêu thì chỉ 2 năm là SV có thể ra trường. Tuy nhiên, trước hết các em phải trả lời được câu hỏi: Lý do phải ra trường sớm là gì? Lực học, điều kiện thời gian, tài chính có cho phép hay không? Kết quả học tập sẽ như thế nào? Từ đó cân nhắc, tính toán thật kỹ trước khi thực hiện" - tiến sĩ Nam nói.
Năm 2012, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng có 4 SV ra trường sớm trước một năm. Thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, nhận định: "Tùy theo nhóm ngành, tùy theo sức học, năng lực, điều kiện của từng cá nhân mà có nên quyết tâm học rút ngắn hay không. Vấn đề là chất lượng phải được đặt ra hàng đầu. Cần lưu ý SV học vượt phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường nên đòi hỏi phải thật sự có năng lực".
Không đồng nhất ra trường sớm là giỏi
Phần lớn đều cho rằng, nếu việc ra trường sớm giúp SV tiết kiệm được thời gian và trong điều kiện, khả năng cho phép thì cũng nên làm. Tiến sĩ Lương Đình Thành cho biết một số nhà tuyển dụng đánh giá cao những em ra trường sớm có kết quả học tập tốt, vì những SV này rất giỏi kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề..., nhờ thế khi làm việc cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, lại nhận định: "Một số nhà tuyển dụng nhiều khi chỉ quan tâm tới bảng điểm và năng lực thể hiện trong vòng phỏng vấn trực tiếp có đáp ứng yêu cầu hay không, chứ không biết bạn ra trường sớm hay muộn, do đó, dù ra trường sớm thì cũng chú ý học sao cho kết quả tốt".
Trần Thị Thanh, cựu SV ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ Hà Nội, hiện học cao học ngành khoa học máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, có ý kiến: "Chương trình học của các ngành kỹ thuật, công nghệ khá nặng, học rất vất vả. Chẳng hạn như ngành công nghệ thông tin, có những cuốn sách tham khảo dày cả ngàn trang, nếu không có thời gian nghiên cứu thì khó có thể hiểu và đạt được điểm tốt, chưa kể tài liệu tiếng Anh rất nhiều. Theo tôi thì tốt nhất không nên ra trường sớm, lợi về mặt thời gian nhưng kiến thức chưa chắc đã tốt".
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam cũng cho rằng không nên đồng nhất việc ra trường sớm là giỏi và khuyến khích việc này, vì SV có nhiều mục tiêu phải làm chứ không phải chỉ là việc ra trường sớm.
Theo thanh niên
Sinh viên có thể rút ngắn tới 3 học kỳ khi học theo tín chỉ Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Sinh viên có trình độ, kiến thức và sức học tốt sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất... Việc chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ là...