Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên: Tốn 3.500 tỷ đồng chỉ để… làm đẹp hồ sơ?

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lời hứa với hàng triệu giáo viên: Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, nặng tính hình thức. Thế nhưng chứng chỉ này chưa qua, chứng chỉ khác lại tới khiến đa số giáo viên kêu trời…

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định từ ngày 20/3, giáo viên buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Nếu không có loại chứng chỉ này giáo viên sẽ không giữ được hạng, thăng hạng; đồng nghĩa họ sẽ không được tăng lương. Điều đáng nói, mỗi giáo viên tốn 2,5-3 triệu đồng để học những nội dung mà họ thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng và đang trải nghiệm trên bục giảng hằng ngày.

2,5-3 triệu đồng cho 3-5 buổi học online

Từ ngày 20/3, các thông tư 01, 02, 03 của Bộ GD-ĐT có hiệu lực. Trong đó có quy định rõ giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Dù biết chỉ mang tính hình thức, song đa số giáo viên của nhiều địa phương đã cấp tập đi học để lấy loại chứng chỉ này. Bởi nếu không học, không có chứng chỉ, giáo viên sẽ không được thăng hạng, thậm chí không giữ được hạng; và họ sẽ không được tăng lương.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên: Tốn 3.500 tỷ đồng chỉ để... làm đẹp hồ sơ? - Hình 1

Thời gian qua, đội ngũ giáo viên trên cả nước phải cấp tập hoàn thành chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bằng những buổi học lại các nội dung đã thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng (ảnh minh họa)

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chia ba phần, gồm 11 chuyên đề (tương đương 240 tiết học). Thời gian học cũng được Bộ GD-ĐT quy định là 5 buổi/tuần và hoàn thành trong sáu tuần. Song, do dịch COVID-19, nhiều đơn vị đào tạo đã tổ chức giảng dạy trực tuyến và hoàn thành khóa học trong 3-5 buổi (hoặc 5-8 buổi tùy theo địa phương và đơn vị đào tạo). Có những ngày, không chỉ giáo viên “chạy đua” để hoàn thành chứng chỉ, mà các đơn vị đào tạo cũng “chạy đua” chiêu sinh. Mức học phí dao động từ 2,5-3 triệu đồng/người.

Hiện trên toàn quốc có khoảng 1,3 triệu giáo viên, thì số tiề.n mà họ phải bỏ ra cho loại chứng chỉ này, ít nhất cũng lên tới 3.200 tỷ đồng. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp “ngốn” một khoản tiề.n không hề nhỏ đã đành. Bên cạnh đó, chất lượng các lớp bồi dưỡng không tương xứng với số tiề.n học phí mà giáo viên phải bỏ ra.

Cô giáo P.T.T. (tỉnh Bình Thuận) cho biết, mỗi ngày cô ngồi học hai tiếng rưỡi; riêng Chủ nhật thì học từ sáng đến chiều. Nội dung của 11 chuyên đề rất quen thuộc với giáo viên. Đó là những nội dung mà giáo viên đã được tập huấn định kỳ, được bồi dưỡng theo chương trình giáo dục phổ thông cũng như những trải nghiệm hằng ngày. Cô T. không phủ nhận rằng một giảng viên giảng rất hay. Vấn đề cũ, quen thuộc nhưng nghe họ giảng lại, cô vẫn mở mang được nhiều điều. Cô và nhiều đồng nghiệp cũng nghĩ, với cái nghề phải học hỏi, cập nhật thường xuyên của mình; thì học rồi – học lại không thừa, biết rồi – thì biết sâu hơn cũng tốt.

Tuy nhiên, cô T. cùng không ít đồng nghiệp cảm thấy bị ép buộc khi phải đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Trong đó, kinh tế không phải là vấn đề nhỏ. Bởi, có những gia đình cả vợ chồng đều là giáo viên, cả hai cùng đi học là mất trọn tháng lương của một người.

Tương tự, cô giáo N.T.M. (tỉnh Lào Cai) cũng đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Cô thẳng thắn nói: “11 chuyên đề chúng tôi đều được học và tập huấn trước đó. Học xong các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, tôi vẫn thấy các nội dung ấy không giúp ích gì đến chuyên môn của mình”.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, từng tham gia giảng dạy tại một số lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho biết, trong quá trình giảng dạy, ông nhận ra nhiều nội dung trùng lặp và không thiết thực với giáo viên, dù quy định về loại chứng chỉ này không hẳn là không cần thiết.

Nặng tính hình thức, dễ phát sinh tiêu cực

Video đang HOT

Dù đã đóng tiề.n và hoàn thành khóa học, song cô giáo P.T.T. vẫn không hiểu tại sao mình vẫn phải đi học lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để hoàn thành hồ sơ, giấy tờ chứng minh mình là giáo viên – trong khi cô T. đã đứng trên bục giảng gần hai mươi năm?

Theo thầy L.X.T. (hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội), quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chỉ nên áp dụng với bộ phận quản lý chứ không nên áp dụng với giáo viên chuyên môn. Hiện điều mà các đồng nghiệp của thầy quan tâm nhất là việc học chứng chỉ này có thực sự giúp ích cho công việc chuyên môn hay không?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên: Tốn 3.500 tỷ đồng chỉ để... làm đẹp hồ sơ? - Hình 2

Cùng với quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là sự nở rộ các hình thức chiêu sinh, thậm chí các ‘cò” tuyển sinh cũng hoạt động khá đông đảo trên mạng xã hội

Hiện nay, đội ngũ giáo viên của cả ba cấp học trên toàn quốc đang tự học, tự bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình được thiết kế gồm chín thành phần, mỗi giáo viên có một mã số riêng và tự học theo các nội dung quy định. Chín thành phần đó đều có rất nhiều bài tập, nhiều câu hỏi trắc nghiệm.

Với cách tự học, tự bồi dưỡng này, giáo viên sẽ phải phát huy hết sự chủ động. Bởi để làm được bài tập đó, giáo viên phải đọc tài liệu, nghe các cuộc trò chuyện trong video. Nếu làm bài không đạt số điểm yêu cầu, giáo viên sẽ phải thay đổi tư duy để làm lại cho đến khi đạt thì thôi.

Khi giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thực hiện các bài tập, cán bộ quản lý của phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT địa phương cũng dễ dàng theo dõi tiến độ và kết quả học tập của từng giáo viên. Học và hoàn thành bài kiểm tra (với điểm số đạt tiêu chuẩn) của chín thành phần, giáo viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo chương trình mới.

Cô giáo L.T.T. bày tỏ: Đến mới như chương trình giáo dục phổ thông mới giáo viên còn tự học để lấy chứng chỉ được, thì tại sao với những nội dung quá quen thuộc như chương trình học lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp lại không cho phép giáo viên tự học – nếu chứng chỉ đó thực sự cần thiết? Khi tự học, tâm lý của giáo viên sẽ thoải mái hơn, và còn tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng.

Chưa kể, việc cho phép giáo viên tự học và thi lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp sẽ tránh được việc ngành giáo dục trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều đơn vị đào tạo tranh thủ trục lợi. Ngành giáo dục cũng tránh được tai tiếng tổ chức học “gạo” và việc lấy chứng chỉ cũng chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam, phân tích: Muốn trở thành giáo viên đứng lớp, người thầy đã phải hoàn thành bốn năm học đại học. Rồi hằng năm, giáo viên đều được tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT. Họ đã đáp ứng đủ yêu cầu, và có đủ điều kiện để dạy học. Bản thân họ đã và đang là giáo viên thì tại sao lại yêu cầu họ đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp? Theo giáo sư Phạm Tất Dong, quy định này nặng tính hình thức và thừa.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cũng cho rằng, với giáo viên, nếu chứng chỉ là yêu cầu tối thiểu để đảm đương chức danh hướng đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn thực chất thì mới cho phép chứng chỉ đó tồn tại. Song, nếu đưa ra quy định mà lại bớt xén thời gian; bớt xén chương trình học và biên soạn cẩu thả; không tổ chức, đán.h giá chặt chẽ quá trình học, rồi tổ chức cấp phép cho các đơn vị đào tạo một cách tùy tiện sẽ rất dễ dẫn đến tiêu cực.

Trước phản ánh của báo chí về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; từ giữa tháng Ba, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất phương án sửa đổi và báo cáo trong tháng. Song đến nay, hàng triệu giáo viên vẫn chưa được biết quy định về loại chứng chỉ mà họ phải miễn cưỡng học ấy có được sửa đổi hay không.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp 'cân não' giáo viên

Giáo viên tưởng thở phào nhẹ nhõm, mừng như 'bắt đượ.c vàn.g' khi 2 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ được xóa bỏ thì nay lại phải bỏ tiề.n túi ra học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp...

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp 'cân não' giáo viên - Hình 1

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang 'làm khó' giáo viên. (Ảnh: YN)

Ngày 2/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một chùm các Thông tư 01, 02, 03 và 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Điểm mới được nhiều nhà giáo quan tâm là việc điều chỉnh quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo đó, hai chứng chỉ tin học và ngoại ngữ đã bao năm "hành" giáo viên nay chính thức được xóa bỏ.

Tuy nhiên, xóa bỏ hai loại chứng chỉ này lại "đẻ" ra loại chứng chỉ khác. Nếu như với tin học và ngoại ngữ, mỗi giáo viên chỉ cần hai tờ chứng chỉ là đủ thì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên phải có nhiều hơn thế. Thậm chí, có thầy cô giáo phải "cõng" tới ba cái chứng chỉ chức danh.

Đồng thời, giáo viên hoang mang, lo lắng trước thông tin từ ngày 20/3, chùm thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập có hiệu lực. Theo đó, giáo viên ở hạng nào, ứng với chứng chỉ chức danh hạng đó. Trong khi đó, Sở, Phòng liên tục gửi công văn về trường thông báo chiêu sinh lớp học càng khiến người thầy hoang mang hơn.

Bài toán đi học lấy chứng chỉ hay không đi được nhiều thầy cô mang ra "cân não". Đi học sẽ mất hai triệu rưỡi, mất hơn nửa tháng lương của giáo viên có thâm niên công tác 5 năm. Không đi học ngộ nhỡ bị xuống hạng hoặc không được thăng hạng thì sao?

Thế là, ai cũng "tặc lưỡi" thà mất vài triệu còn hơn một tháng mất vài trăm. Đi học mà lòng ai cũng thấy xó.t x.a, thấy lãng phí.

Đặc biệt, nhìn vào 10 nội dung cần bồi dưỡng thì cả 10 chuyên đề không có nội dung nào mới hay nói cách khác, những nội dung của từng chuyên đề đã quá cũ, quá quen thuộc với giáo viên.

Đó là những nội dung mà giáo viên đã học trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên hằng năm, nội dung sinh hoạt trong tổ chuyên môn hằng tháng, nội dung giáo viên đã được học tại trường sư phạm hay những kiến thức học trong thực tế tại nơi giảng dạy.

Phải khẳng định ngay rằng, giáo viên không cần cái giấy chứng nhận chứng chỉ chức danh nghề nghiệp vẫn dạy học và giáo dục học sinh tốt. Thực tế đã cho thấy bao năm qua, giáo viên không có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nhưng ngành giáo dục vẫn gặt hái rất nhiều thành công cả trong nước và trên đấu trường quốc tế.

Nay, thông tư quy định phải có chứng chỉ nghề nghiệp dẫn đến nhiều thầy cô đi dạy hơn 20 năm, có người gần về hưu bỗng chốc phải "vét hầu bao" để đi học vài ba bữa cố lấy cái giấy hợp pháp kẹp hồ sơ. Hỏi có phi lý hay không?

Điều mong muốn của nhiều giáo viên lúc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy bãi bỏ quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp như bãi bỏ hai loại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Giáo viên cần có thời gian, sức lực chăm lo cho việc dạy và giáo dục học sinh, cùng với đó là việc tìm hiểu và học các modun về chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Thực tế, việc ngày đêm lo lắng về học phí học chứng chỉ, dành thời gian để học lấy hết chứng chỉ này đến chứng chỉ khác chỉ để làm đẹp hồ sơ càng làm cho đời sống nhà giáo vốn khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, vô hình trung làm cho lòng nhiệt huyết với nghề cũng bị mai một.

Học lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp gồm những nội dung gì?

Chuyên đề 1: Lý luận về Nhà nước và hành chính Nhà nước.

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường.

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường.

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên.

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Chuyên đề 8: Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường.

Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên.

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 6 khả năng ở ven bờ biển Trung Trung Bộ hơn 24 giờ, đổi hướng 3 lần
20:53:18 25/10/2024
Công an ở TPHCM thông tin vụ nghìn clip quay lén nhà vệ sinh nữ trong trường học
23:38:19 25/10/2024
Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường
19:20:01 25/10/2024
Bão số 6 tăng cấp, càn quét 3 ngày ở vùng biển miền Trung
11:34:10 26/10/2024
Bão Trà Mi tiếp tục tăng cấp, chuyên gia dự báo mưa lớn ở miền Trung
09:59:18 25/10/2024
Hai người mẹ trình báo nghi con mất tích khi gửi vào Mái ấm Quan Âm ở TPHCM
11:19:16 25/10/2024
Bão Trà Mi còn mạnh lên, gây mưa rất to và lũ quét ở miền Trung
16:16:21 25/10/2024
Tin bão Trà Mi (bão số 6) mới nhất ngày 25/10: Giật cấp 12, hướng đi phức tạp
06:19:34 25/10/2024

Tin đang nóng

Chuỗi ngày "địa ngục trần gian" của người đàn ông nhiễm phóng xạ nhiều nhất thế giới: Khóc ra má.u, cầu xin các bác sĩ ngừng điều trị
18:27:59 26/10/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức thống trị BXH nhan sắc giới giải trí suốt 15 năm
14:25:29 26/10/2024
HOT: Xác nhận "anh trai" Quân A.P đã kết hôn với bạn gái yêu từ năm lớp 9, có nhóc tỳ siêu dễ thương!
18:17:32 26/10/2024
Triều Tiên xây rào chắn sau khi cho nổ tung đường sắt nối với Hàn Quốc
15:03:41 26/10/2024
Sao nữ dứt tình sau khi bạn trai đình đám bị vạc.h mặ.t lừa lọc, cả showbiz tẩy chay
19:35:10 26/10/2024
Rich kid Chao khoe bộ móng giá bằng cả tháng lương của người khác, ở Việt Nam cùng lắm vài ba trăm
18:20:43 26/10/2024
Vụ hủy giấy khai sinh của học sinh lớp 12: Quá cứng nhắc và chưa nhân văn
16:00:26 26/10/2024
Người chơi đầu tiên phá kỷ lục 14 câu của Ai Là Triệu Phú nhờ... cãi lời vợ: Bạn còn nhớ câu hỏi khó nhằn ngày nào không?
19:31:04 26/10/2024

Tin mới nhất

An Giang: Phát hiện th.i th.ể nổi trên hồ Nguyễn Du

20:24:50 26/10/2024
Chiều ngày 26.10, UBND P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang đã thông tin về trường hợp phát hiện th.i th.ể nổi trên mặt hồ Nguyễn Du thuộc địa bàn phường vào trưa cùng ngày.

Bão số 6 gây sóng cao 5 m, di dời 2.500 hộ dân ở Quảng Ngãi

20:21:45 26/10/2024
Để phòng tránh bão số 6, tỉnh Quảng Ngãi sẽ di dời 2.500 hộ dân trước 7 giờ ngày 27.10. Dự báo cho biết, sóng ở vùng biển tỉnh này có thể cao từ 3 - 5 m.

52 tàu cá Quảng Nam đang hoạt động ngoài khu vực nguy hiểm của bão Trà Mi

20:08:11 26/10/2024
Hiện toàn tỉnh Quảng Nam còn 52 tàu cá với hơn 2.200 lao động vẫn đang hoạt động trên biển, nhưng không nằm trong khu vực nguy hiểm của bão Trà Mi.

Bão số 6 áp sát ven biển miền Trung, mưa cường suất rất lớn và kéo dài

18:56:35 26/10/2024
Từ gần sáng và ngày mai (27/10), bão số 6 (bão Trà Mi) vào đến khu vực ven biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam với cường độ cấp 8-9.

Xe khách chạy lùi trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

16:02:55 26/10/2024
Tài xế lái xe trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khi đến nút giao với quốc lộ 55 thì chạy nhầm đường, sau đó tài xế lùi ô tô ngay trên cao tốc.

Tình huống pháp lý vụ cô giáo "tác động vật lý" học sinh ở Thanh Hóa

14:25:55 26/10/2024
Theo luật sư, tùy vào mức độ vi phạm, cô giáo tác động vật lý học sinh ở Thanh Hóa có thể bị nhắc nhở, xử phạt hành chính, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ vụ ông Vương Tấn Việt có bằng tiến sĩ: Các tiến sĩ rởm đang ở đâu?

12:59:03 26/10/2024
Đại biểu Quốc hội băn khoăn về chất lượng đào tạo, cấp bằng của ngành giáo dục, từ sự việc ông Vương Tấn Việt có bằng tiến sĩ trong khi bằng cấp ba không hợp pháp.

Sở Văn hóa Bắc Ninh bị nhắc nhở vì thực hành sai lệch tín ngưỡng thờ Mẫu

09:18:46 26/10/2024
Cục Di sản Văn hóa vừa tuýt còi Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bắc Ninh về việc sai lệch trong tổ chức Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở tỉnh này.

Thai phụ trong vụ nổ gas ở TP Thủ Đức đã t.ử von.g

09:10:45 26/10/2024
Sau một tuần điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), nữ nạ.n nhâ.n trong vụ nổ gas ở TP Thủ Đức đã t.ử von.g khi trên đường được người thân đưa về quê.

Bay chặn, ép hạ cánh với máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam

08:52:34 26/10/2024
Khi máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam hoặc bay sai phép bay nhưng không chấp hành hiệu lệnh sẽ bị Quân đội nhân dân bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh...

Vì sao hàng nghìn sinh viên một trường kỹ thuật bị đuổi học, cảnh báo?

07:40:23 26/10/2024
Theo danh sách từ Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, có hàng nghìn sinh viên của trường dự kiến bị thử thách, cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học.

Trích xuất camera điều tra vụ 2 trẻ nghi mất tích tại Mái ấm Quan Âm

07:38:09 26/10/2024
Cơ quan chức năng đang rà soát dữ liệu camera an ninh xung quanh Mái ấm tình thương Quan Âm để điều tra vụ 2 trẻ nghi mất tích tại cơ sở này.

Có thể bạn quan tâm

Hiếm có: Ngọc nữ tập đoàn nghìn tỷ đu trend ca khúc gây sốt toàn cầu của "bông hồng nước Úc"

Nhạc quốc tế

20:31:03 26/10/2024
Trên trang cá nhân, Tăng Thanh Hà đã cùng những người bạn của mình quẩy trend vũ đạo APT. của Rosé và Bruno Mars.

Con gái 6 tuổ.i bị đán.h gãy răng, cha phản ứng quá 'hiền' khiến dân mạng tức giận

Netizen

20:26:32 26/10/2024
Cư dân mạng bức xúc chỉ trích cha của cô bé 6 tuổ.i bị các bạn đán.h gãy răng, cho rằng anh không chịu bảo vệ con mà chỉ lo làm hoa hậu thân thiện .

Brazil nhận 23 tỷ USD bồi thường từ thảm họa vỡ đậ.p chất thải năm 2015

Thế giới

20:24:06 26/10/2024
Chính phủ Brazil cũng sẽ sử dụng một phần số tiề.n bồi thường để đầu tư cho các công trình phục hồi môi trường và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Vợ Quân A.P là ai?

Sao việt

20:21:45 26/10/2024
Mới đây, clip xác nhận Quân A.P đã kết hôn với Lê Khanh, cả hai còn là bố mẹ bỉm của nhóc tỳ gần 1 tuổ.i gây sốt mạng xã hội.

TP.HCM: Khiếp vía xe bồn chạy ngược chiều tại giao lộ đông người

Pháp luật

20:14:15 26/10/2024
Chiếc xe bồn to đùng ngang nhiên chạy ngược chiều tại giao lộ đông người trên tỉnh lộ 8 (TP.HCM) khiến người dân khiếp vía.

Chân dung người đứng sau màn "ăn vạ" của Hoa hậu Myanmar gây chấn động Miss Grand International 2024

Sao châu á

19:58:37 26/10/2024
Sau đêm Chung kết Miss Grand International 2024, loạt ồn ào từ phía người đẹp Myanmar đã gây xôn xao mạng xã hội.

Danh tính người phụ nữ cuối cùng Liam Payne liên lạc trước khi qua đời

Sao âu mỹ

19:43:41 26/10/2024
Cảnh sát vẫn đang tích cực điều tra cái chế.t của Liam Payne. Sự ra đi đột ngột của nam ca sĩ khiến khán giả toàn cầu tiếc thương.

5 mẫu váy liền quý phái là lựa chọn hoàn hảo dành cho phụ nữ ngoài 45 tuổ.i

Thời trang

18:11:53 26/10/2024
Đa phần phái đẹp đều yêu thích váy trắng. Lý do là bởi, mẫu váy này có sự tươi tắn, rạng rỡ nhưng vẫn nhã nhặn. Váy trắng phù hợp để diện trong nhiều hoàn cảnh, như đi làm, dạo phố hoặc dự tiệc.

Cách lựa chọn vị trí đặt tủ quần áo trong phòng ngủ chuẩn phong thủy

Sáng tạo

18:01:20 26/10/2024
Vì vậy, cách đặt tủ quần áo trong phòng ngủ đúng phong thủy còn giúp mang đến những điều may mắn, tốt đẹp, tạo giấc ngủ ngon hơn.