Chứng chỉ CDNN giáo viên: Nên lồng ghép vào bồi dưỡng Chương trình GDPT mới
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT xem xét, đề xuất hướng xử lý phù hợp hơn trong quy định chứng chỉ với đội ngũ viên chức.
Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của giáo viên. Ảnh minh họa
Trong quy định của Luật Viên chức năm 2010, “người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”. Theo đó, đối với ngành giáo dục, giáo viên cần có chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) giáo viên.
Thầy Lê Văn Luận – Trường THCS Nam Kim, huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho hay, hiện thầy đang đi học chứng chỉ CDNN giáo viên. Trong khi thầy là hiệu trưởng và đã trải qua hơn 30 năm trong ngành từ vai trò giáo viên đến cán bộ quản lý.
Trước thực tế nhiều cán bộ, giáo viên đăng ký học chứng chí CDNN, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn hướng dẫn gửi các Phòng GD&ĐT, trường học trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu rà soát cơ cấu, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, xác định đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm, xếp lương theo các thông tư mới.
Trước mắt, khi chưa có hướng dẫn chi tiết của Bộ GD&ĐT, thì giáo viên chưa tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp do các đơn vị không đủ điều kiện và chức năng bồi dưỡng.
Đồng thời, tìm hiểu kỹ các các quy định theo thông tư mới để xác định rõ mình thuộc đối tượng nào. Trường hợp giáo viên chưa đủ năm công tác, thì không cần học chứng chỉ nghề nghiệp sớm, tránh lãng phí. Thay vào đó, dành thời gian để bổ sung các điều kiện, tiêu chuẩn khác.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên là một tiêu chuẩn khi xét thăng hạng giáo viên.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT xem lại và đề xuất hướng xử lý hợp lý hơn trong quy định về chứng chỉ với đội ngũ viên chức. Trong đó, yêu cầu nêu rõ loại chứng chỉ nào là điều kiện bắt buộc để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn – nghiệp vụ; chứng chỉ nào bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức…
Cô Ng.T.P (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) là một giáo viên trẻ, mới vào ngành được 3 năm. Cô cho biết trường học nơi cô công tác mới chỉ lập danh sách giáo viên có nhu cầu thăng hạng để rà soát tiêu chuẩn, và chờ cấp trên có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, cô cũng chưa đăng ký đi học. Tuy nhiên, học phí của một khóa học này khoảng từ 2,5 triệu – 3 triệu đồng/người/ khóa. Theo cô P đây là số tiền tương đối lớn, bằng cả tháng lương đối với giáo viên mới ra trường.
Video đang HOT
Cô P cũng cho hay, năm học này cô được giao phụ trách lớp 1. Đây cũng là lớp đầu tiên triển khai chương trình GDPT 2018 và thay SGK. Vì vậy, cô cần dành nhiều thời gian để tham gia tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn các cấp… nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học. Cô tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm và hiện đang học liên thông lên ĐH để đạt chuẩn theo Luật Giáo dục sửa đổi.
“Nếu phải học thêm 1 chứng chỉ chứng nhận chức danh nghề nghiệp nữa đối với bản thân tôi là rất vất vả. Tôi mong rằng, đối với giáo viên đã được đào tạo sư phạm chính quy, hiện đang công tác đúng nghề thì được công nhân đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, và miễn thi chứng chỉ này”, cô giáo trẻ nói.
Một số cán bộ, nhà giáo khác cũng đề xuất chỉ quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với những trường hợp thi hoặc xét thăng hạng. Ngoài ra, nên miễn thi chứng chỉ đối với giáo viên lớn tuổi, sắp nghỉ hưu.
Trường Tiểu học Lưu Kiền (huyện Tương Dương, Nghệ An) tổ chức tập huấn giáo viên đại trà chương trình SGK mới
Một hiệu trưởng trường THCS bày tỏ quan điểm: Cần phải hiểu rõ rằng, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không phải do Bộ GD&ĐT ban hành, mà là quy định trong Luật Viên chức.
Ngành giáo dục hiện đang triển khai chương trình GDPT mới (GDPT 2018) và thay SGK. Để đáp ứng yêu cầu chương trình mới, tất cả giáo viên đều có tài khoản để học, tập huấn kèm theo kiểm tra, thi đánh giá online. Vì vậy, về mặt chuyên môn, Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo, chuẩn bị để cán bộ nhà giáo có đủ trình độ, năng lực giảng dạy cũng như quản lý.
Trong khi đó, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chức danh giáo viên không mới, một số nội dung dạy lại của trường đào tạo sư phạm. Vì vậy, vị hiệu trưởng này cho rằng, nên xem xét việc công nhận cho những giáo viên đã tham gia đầy đủ 9 mô đun tập huấn chương trình GDPT 2018 đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, hoặc miễn thi chứng chỉ cho họ.
Một trong những lý do giáo viên băn khoăn về chứng chỉ này, là liên quan đến điều kiện thăng hạng giáo viên, cùng với đó là quy định về bậc lương theo hạng tương ứng. Việc phân hạng hay phân loại áp dụng cho tất cả viên chức chứ không riêng giáo viên. Để thăng hạng, giáo viên phải có tiêu chuẩn cần và đủ, trong đó, chứng chỉ là điều kiện đủ. Theo chùm thông tư mới của Bộ GD&ĐT, một số giáo viên đang là hạng II bị xếp xuống hạng III dù vẫn được giữ nguyên lương.
Theo ông, nếu nói Bộ GD&ĐT xem xét bỏ loại chứng chỉ nào là chưa chính xác. Mà đề xuất Bộ GD&ĐT xem xét việc giữ nguyên lương chuyển hạng thì có cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không? Vì thực tế, khi học về chương trình GDPT 2018, họ đã được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, quản trị nhà trường… gấp nhiều lần so với việc học chứng chỉ trong vòng 4 -5 ngày.
Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo...
Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại tọa đàm.
Đổi mới chương trình giáo dục, SGK theo hướng mở
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới, bắt đầu với lớp 1.
Ở lần đổi mới này, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây cũng lần đầu tiên xây dựng một chương trình giáo dục một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới.
Nghị quyết 88 quy định cả nước thực hiện một Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt; chương trình là gốc, SGK chỉ có vai trò là tài liệu dạy học và có nhiều SGK cho mỗi môn học. Đây cũng là lần đầu tiên việc biên soạn SGK ở nước ta được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân được tham gia vào quá trình này.
Sau 2 tháng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần của Nghị quyết số 88, theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (tỉnh Vĩnh Phúc), những ngày đầu, khi tiếp cận với chương trình mới, giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại. Tuy nhiên, đến nay thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.
"Điều quan trọng nhất để bắt đầu hành trình chính là cán bộ quản lý, cụ thể hiệu trưởng, cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới" - thầy Ngọc cho biết.
Thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc.
Cũng theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi ý mở tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực.
Thầy Mạnh cũng đánh giá cao phiên bản điện tử của SGK, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án. Các video sinh động của SGK điện tử giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.
Cũng đồng tình với quan điểm này, cô Đinh Duyên Thịnh, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, sau những khó khăn ban đầu, đến nay cô đã nhận được phản hồi tích của học sinh, phụ huynh.
Học sinh có ý thức hơn trong việc học, biết chuẩn bị bài học, ý thức hơn để tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cô cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng về việc đổi mới lần này.
Cô Đinh Duyên Thịnh - Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long.
Học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện
Ghi nhận tín hiệu này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, SGK trước đây là duy nhất, là "pháp lệnh" yêu cầu các nhà trường phải triển khai thực hiện. Nhưng bây giờ có nhiều bộ SGK để thực hiện, giáo viên có quyền lựa chọn SGK để triển khai một chương trình. Như vậy, cách tiếp cận cũng rất khác so với trước đây.
"Đây chính là chuyển biến từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực" - ông Độ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho biết, Bộ đã thành lập ban biên soạn xây dựng chương trình với những nhà khoa học uy tín.
Theo đó, phải xây dựng sơ đồ ngược, bắt đầu từ chuẩn đầu ra, hướng tới hình ảnh người học sinh Việt Nam tương lai ít nhất phải tập trung 5 phẩm chất cỗt lõi (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm); 10 năng lực cơ bản với 3 năng lực quan trọng (tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo)...
Giáo viên phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo
Thực tế kinh nghiệm từ mỗi lần đổi mới giáo dục cho thấy, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên sẵn sàng nhập cuộc và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Chia sẻ về điều này, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: "Điều quan trọng nhất với người giáo viên chính là tâm thế, tư tưởng và nhận thức; ba điều này giống như la bàn để giáo viên thay đổi đúng hướng".
Không "nằm ngoài cuộc", cô Đinh Duyên Thịnh cho biết mình luôn sẵn sàng, bởi đổi mới và không ngừng sáng tạo là một trong những đặc thù của nghề giáo.
Học sinh vùng khó vất vả với chương trình, SGK Tiếng việt 1 Nhiều giáo viên, hiệu trưởng ở trường miền núi, vùng khó khăn nói rằng, thực hiện chương trình, SGK mới có tình trạng học sinh học trước quên sau, cô giáo phải dạy thêm ngoài giờ cho từng em. Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2 (Quảng Ninh) trong một giờ học Tiếng Việt...