Chùm ảnh độc đáo về những khoảnh khắc trường xưa
Những khoảnh khắc thời học trò đầy kỷ niệm được ôn lại dưới những khung hình dưới đây.
Ngày 20/11 là dịp để ôn lại những kỷ niệm giữa thầy và trò. Thời học sinh của chúng ta ai cũng có đầy ắp kỷ niệm. Những khoảnh khắc đáng nhớ ấy được ghi lại và lưu giữ rất nhiều năm về sau.
Dưới đây là chùm ảnh kỷ niệm hay ho như thế! Điều đặc biệt là chùm ảnh này được thực hiện theo một cách thức rất ý nghĩa và thú vị. Người chụp mang một bức hình kỉ niệm lưu giữ những hình ảnh của trường lớp cũ, gắn với thời học sinh của mình, đi tìm lại chính xác địa điểm khung cảnh trong hình cũ và chụp lại hình mới, sao cho khung cảnh trong hình cũ và khung cảnh hiện tại trùng khít nhau.
Vẫn một địa điểm như thế, nhưng gắn với cả quá khứ và hiện tại, tạo cảm giác độc đáo và bồi hồi cho người xem.
Cùng ngắm lại những hình ảnh trường xưa độc đáo này nhé.
Chị Uyên Linh chụp ảnh cùng cô giáo trước hành lang lớp học nè (Bức ảnh chụp tại hành lang trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM, trường cũ của chị Uyên Linh đấy).
Những cô cậu học trò nghịch ngợm năm xưa (Trường THCS Hai Bà Trưng, Quận Phú Nhuận. Tp. HCM)
Sân trường giờ còn là kỷ niệm (THCS Ngô Sĩ Liên, quận Tân Bình, TP.HCM)
Video đang HOT
Trường THPT Thủ Đức vẫn không thay đổi, nhưng bao thế hệ học trò nay đã khác xưa.
Nơi sân trường năm xưa giờ đã khác (Trường THCS An Thạnh, Thị xã Hồng Ngự)
Vẫn lan can này, góc chụp này nhưng hiện tại đã khác xưa nhiều lắm. (
Sân trường vẫn không thay đổi gì mấy sau nhiều năm.
Song sắt cánh cổng này vẫn đứng im và không thay đổi gì cả, chỉ khác là cậu học trò nay đã trưởng thành (Trường THPT Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp)
Những kỷ niệm khó quên trong buổi lao động.
Quang cảnh không thay đổi gì mấy nhỉ?!
Nơi cũ chốn xưa bây giờ vẫn như thế. (Trường THCS Tân Hồng, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)
Ảnh chụp hội trại năm xưa. (Trường THPT Hồng Ngự 1)
Cả lớp chụp ảnh cuối năm. (Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, TP.HCM)
Có lẽ đây là bức ảnh cuối cùng của thời học sinh…. (Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, TP.HCM)
Theo PLXH
Người mẹ thứ hai
Với tôi, suốt cuộc đời này, dẫu có đi đâu về đâu, cũng không bao giờ quên được cô Lịch - cô giáo chủ nhiệm lớp 3 của tôi hồi ấy - người mẹ hiền thứ hai đã chắp cánh ước mơ cho tôi ngay từ những ngày thơ ấu.
(Gửi tặng cô nhân ngày 20/11)
Tuổi thơ của tôi không được đủ đầy như bao đứa trẻ khác. Vừa sinh ra đã không được thấy mặt ông bà nội, ngoại. Lên sáu tuổi, mẹ tôi qua đời vì bạo bệnh. Nhà đông anh em, cha lại phải đi làm xa, năm anh chị em sống bao bọc lấy nhau, cùng bảo ban nhau trong cuộc sống. Khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng chị em tôi luôn là tấm gương điển hình dẫn đầu trong lớp và trong trường về thành tích học tập. Đó là nhờ công dạy bảo của cha, nhưng cũng là nhờ các thầy, cô giáo luôn tận tâm chỉ bảo. Với tôi, suốt cuộc đời này, dẫu có đi đâu về đâu, tôi cũng không bao giờ quên được cô Lịch - cô giáo chủ nhiệm lớp 3 của tôi hồi ấy - người mẹ hiền thứ hai đã chắp cánh ước mơ cho tôi ngay từ những ngày thơ ấu.
Từ quê nghèo chuyển lên thị trấn sinh sống, lại mồ côi mẹ, tôi thuộc vào hàng học sinh nghèo nhất lớp. Trong khi các bạn trong lớp quần nọ áo kia, cặp sách, giày dép đủ các loại đắt tiền thì tôi quanh năm chỉ có mỗi bộ đồng phục quần xanh áo trắng và thêm chiếc áo ấm đã cũ màu vào mùa đông. Nhưng bù lại, tôi là học sinh dẫn đầu trong lớp về tất cả các môn học. Vốn dạn dĩ, tôi không tự kiêu vì thành tích học tập của mình, nhưng luôn thấy mặc cảm và tự ti về hoàn cảnh gia đình. Tôi không chơi thân với ai, chỉ sống khép mình ở cuối góc lớp.
Cô là giáo viên chủ nhiệm mới của lớp tôi, thay cho cô chủ nhiệm cũ vừa chuyển trường. Cô có gương mặt thật hiền, dáng người thon thả và giọng nói miền Bắc dễ thương đến lạ.
- Chào các em, cô tên Lịch, là chủ nhiệm mới của các em từ bây giờ. Cô sẽ rất vui nếu các em xem cô là bạn, chia sẻ với cô mọi khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống.
Rồi cô đi từng bàn, hỏi thăm từng học sinh một. Tôi dõi mắt theo cô từ lúc cô mới bước vào lớp, bỗng thấy hồi hộp khi cô bước lại gần và hỏi thăm về gia đình tôi. Tôi trả lời cô, giọng lí nhí trong cổ họng với mặc cảm phận nghèo. Bỗng nhiên, cô xoa đầu tôi, mỉm cười:
- Cô có xem qua học bạ của em. Em giỏi lắm, cố gắng phát huy nữa nhé. Có gì khó khăn cứ bảo với cô, đừng ngại. Cô nói và nhìn thẳng vào mắt tôi, mỉm cười. Nụ cười toát lên nét nhân hậu, thân thương và gần gũi. Ngay từ lúc đó, tôi thấy mình sẽ gắn bó với cô.
Từ lúc cô Lịch về chủ nhiệm, lớp tôi "thay da đổi thịt" hẳn lên. Từ một lớp học lực chỉ đạt loại trung bình khá, dần vươn lên đứng đầu trong bảng xếp loại của trường. Những giờ học của cô khiến cả lớp cảm thấy rất hứng thú, chỉ mong thời gian trôi chậm lại. Cô không dạy cứng nhắc theo giáo trình, không phụ thuộc vào sách giáo khoa, vậy mà sự linh hoạt trong cách truyền đạt của cô khiến cả lớp háo hức như nuốt lấy từng lời giảng. Cô biết tường tận hoàn cảnh gia đình của từng đứa trong lớp. Đứa nào học kém, cô chủ động ghép nhóm học kèm để các bạn học khá kèm cặp cho các bạn học yếu... Phong trào học tập trong lớp sôi động hẳn lên. Ngay cả những học sinh cá biệt trong lớp cũng trở nên yêu thích và chăm chỉ học tập. Chỉ cần một hôm vắng bóng cô, chúng đã nhao nhao lên hỏi thăm và thế nào cuối giờ học cũng dẫn đầu các bạn trong lớp đến nhà thăm cô giáo ốm. Lớp tôi đã trở thành một tập thể rất đoàn kết và cô Lịch chính là "cô tiên" làm nên điều kỳ diệu đó.
Kỳ thi vở sạch chữ đẹp của huyện năm đó, cô chọn tôi làm đại diện cho lớp và cũng là cho khối lớp 3 tham dự cuộc thi. Vốn không có tiền mua những cuốn vở đẹp nhưng nhờ chữ đẹp và trình bày sạch sẽ nên vở viết của tôi nhìn rất đẹp mắt. Chỉ có điều, tôi hơi ái ngại vì giấy báo bọc vở thì đã cũ, nên nhìn bên ngoài những cuốn vở có vẻ xấu xí. Cuối giờ học, cô gặp riêng tôi, nhỏ nhẹ bảo: "Chiều Hằng mang vở đến nhà cô nhé. Hai cô trò mình sẽ cùng "tu bổ" lại nó một tý".
Tới nhà cô, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà cô ở cũng giản dị và chẳng lớn hơn nhà tôi là mấy. Chỉ khác là... nhà cô rất ít người. Hoá ra, vợ chồng cô không có con. "Cô chú hiếm muộn đường con cái nên quyết định sẽ ở vậy với nhau suốt đời" - cô cười buồn, nói như đọc được suy nghĩ của tôi.
Cô ân cần bọc lại sách vở, thay nhãn vở mới cho tôi, chỉ cho tôi các trường hợp ra đề mà ban giám khảo có thể đề cập tới. Cô khuyên tôi nên nỗ lực học tập để sau này thi vào đại học. Cô bảo đó là con đường duy nhất sẽ giúp tôi thoát khỏi phận nghèo. Rồi cô hỏi tôi về hoàn cảnh gia đình... Biết tôi mồ côi mẹ từ bé, cô ngồi lặng đi một lúc, rồi... bất ngờ cô ôm tôi vào lòng: "Hãy xem cô như người mẹ của em, nếu em muốn". Trong vòng tay của cô, tôi thấy mình trở nên bé bỏng, cảm giác gần gũi, thân thiết như chính mẹ ruột của mình. Có cái gì đó trỗi dậy trong lòng tôi... như tình mẫu tử thiêng liêng mà bấy lâu tôi thiếu vắng...
Kỳ thi ấy, tôi không giành giải nhất. Cầm bằng khen giải nhì trên tay, tự dưng tôi ứa nước mắt. Tôi đã không làm tròn lời hứa với lòng mình, mang giải nhất về tặng cô... Suốt cả buổi học, tôi cúi gằm mặt... không dám ngước lên nhìn cô. Bỗng giật mình khi một bàn tay đặt nhẹ lên vai và giọng cô nhỏ nhẹ: "Thôi nào cô bé. Cô biết em đã cố gắng hết sức rồi mà.". Tôi ngẩng đầu nhìn cô, mắt nhòe lệ nhưng chan chứa yêu thương...
Cô Lịch chủ nhiện lớp tôi cho tới lúc bọn tôi thi hết cấp. Năm đó, lớp tôi là lớp duy nhất có học sinh thi vượt cấp đạt 100%. Buổi liên hoan chia tay thấm đẫm nước mắt. Cô và trò ôm nhau cùng khóc. Đứa nào cũng ước giá như thời gian dừng lại... lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa.
Bây giờ, tôi đã lớn khôn, đã ra trường và có công việc ổn định nơi thành phố. Mỗi năm về quê ăn tết, tôi lại ghé vào thăm cô, mua tặng cô loài hoa hồng tiểu muội mà cô rất yêu thích. Cô giờ đã có tuổi, mái tóc đã "pha sương", trên mặt đã điểm một vài nếp nhăn. Vợ chồng cô vẫn sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ xinh thuở nào. Mười bốn năm đã trôi qua, vậy mà cô tôi vẫn giống như ngày xưa, dịu dàng và nhân hậu với đôi mắt rạng ngời... Dẫu đi hết cuộc đời này, tôi cũng không thể nào quên được đôi mắt ấy...
Theo GD&TĐ
Gặp thầy giáo được teen Chuyên Ngữ lập fanpage Nhờ thầy Thành Công mà rất nhiều teen THPT Chuyên Ngữ đã trở nên mê mẩn và mong ngóng tới giờ Giáo Dục Công Dân. Các bạn í còn lập riêng một fanpage cho thầy nữa đấy. Những ai là học sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội) chắc hẳn đều biết thầy Nguyễn Thành Công, hiện đang là Cố vấn hoạt...