Chùm ảnh đi học mùa đông: Học sinh Việt Nam quấn chăn kín mít trên đường, xem đến ảnh học sinh Nga mới thấy rõ tội
Để dậy sớm và đến được lớp trong mùa đông, các em học sinh hẳn đã quyết tâm rất nhiều.
Một mùa đông nữa lại đến với những cơn gió rét cắt da cắt thịt. Tại miền Bắc lúc này, từng đợt không khí lạnh đang tăng cường. Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 12 độ C, sáng sớm có khi giảm còn 9 độ C. Vì quá lạnh nên người dân cũng hạn chế ra đường nếu không có công việc. Tuy nhiên cuộc sống hàng ngày vẫn phải diễn ra.
Người lớn ra đường đi làm còn học sinh soạn sách vở đi học. Đối với các em nhỏ, đi học trong thời tiết này quả thực là cực hình. Nhiều em đến lớp trong tình trạng tay chân run lẩy bẩy, răng va vào nhau lập cập.
Với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga,… mùa đông thậm chí còn khắc nghiệt hơn. Vậy những em học sinh ở các nước này đến trường như nào? Dưới đây là chùm ảnh tổng hợp ghi lại loạt khoảnh khắc đến trường của học sinh trong gió rét.
Nhìn loạt ảnh mới thấy: Dậy sớm và đến được lớp trong mùa đông, học sinh trên thế giới đã có nghị lực như nào:
Học sinh Việt Nam và những chiếc chăn nhung, chăn con công đồng hành trên mọi nẻo đường:
Chuyện học sinh quấn chăn trên đường là quá bình thường.
Một nam sinh trùm chăn ngủ trong ánh nắng ấm áp.
Nhóm học sinh quây quần bên chiếc lò sưởi tự chế.
Nhóm này thì đốt lửa sưởi ấm luôn.
Học sinh Nga lông mi đóng băng, -53 độ C vẫn đi học như thường:
Học sinh vùng Yakutia (Nga) có lẽ nên được vinh danh là những học sinh chăm chỉ và kiên cường nhất thế giới. Bởi dù trời có lạnh đến -53 độ C, những học sinh nơi đây vẫn đến trường bình thường.
Học sinh Nga với lông mi và lông mày đóng băng, da nẻ toác vì lạnh.
Video đang HOT
Các em học sinh Trung Quốc được bố mẹ bịt kín bưng trên đường đến trường.
Học sinh Trung Quốc cũng gồng mình vì lạnh.
Các em được bố mẹ cho mặc quần áo ấm trước khi ra đường.
Một cậu bé nổi tiếng khắp châu Á vì mái tóc đóng băng khi đi bộ đến trường trong tiết trời lạnh giá. Bức ảnh chụp năm 2018.
Học sinh Ấn Độ vượt sông băng đến trường
Đường đi học của trẻ em vùng Zanskar, Ấn Độ, được xem là hành trình đến trường nguy hiểm nhất thế giới. Các em phải leo núi phủ băng, đối mặt nguy cơ băng nứt, rơi xuống nước. Mùa đông nhiệt độ nơi đây hạ xuống -40 độ C.
Học sinh Ấn Độ gặp khó khăn trong mùa đông.
Một em nhỏ với đôi má đỏ ửng vì lạnh.
Học sinh tại nơi lạnh nhất thế giới:
Oymyakon là thị trấn thuộc Cộng hòa Sakha, thuộc vùng Siberia của Nga, nằm dọc theo sông Indigirka. Đây là một trong những khu vực có người ở lạnh nhất trên thế giới. Oymyakon chỉ có một trường học duy nhất. Trường vẫn mở cửa đón học sinh vào mùa đông khi nhiệt độ rơi xuống -50 độ C. Giữa tháng 12 là lúc rất lạnh.
Ngôi trường này được xây năm 1932, đặt theo tên của một thương gia – nhà bảo trợ địa phương tên là Nikolay Krivoshapkin. Lớp học đầu tiên bắt đầu lúc 9h khi trời vẫn còn tối đen (tháng 12 Mặt trời mọc lúc 10h), và kết thúc vào lúc 17h (trời vẫn tối vì Mặt trời đã lặn lúc 14h15).
Nhiệt độ ở Oymyakon ngày 10/12 là -47 độ C, có nghĩa học sinh mọi lứa tuổi đều bận rộn học hành. Chỉ khi nhiệt độ giảm xuống -52 độ thì học sinh 7-10 tuổi mới được nghỉ. Trường học đóng cửa khi nhiệt độ giảm xuống -56 độ C.
Ngôi trường duy nhất ở Oymyakon.
Một cậu bé đi học từ tờ mờ sáng.
Không khí ở trong trường ấm hơn.
Hình ảnh học sinh vùng cao Đồng Văn chống chọi với cái rét cắt da, cắt thịt
Trong những ngày giá rét thầy và trò học sinh vùng núi cao Đồng Văn vừa học vừa phải đốt lửa chống rét.
Nhiều trường đã phải sử dụng cách đốt củi trong chậu than để chống rét, đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh.
Bà Mua Thị Hồng Minh, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn cho biết, Đồng Văn là một huyện vùng cao núi đá, hằng năm luôn chịu ảnh hưởng của nhiều đợt không khi lạnh, thời tiết rét đậm, rét hại.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường học tập và sinh hoạt trong những ngày rét, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trường học chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo và chủ động trong việc tổ chức hoạt động giáo dục.
Hiện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn đã có văn bản chỉ đạo cụ thể các trường phối hợp tích cưc chống rét cho học sinh.
Trong đó Phòng yêu cầu, các đơn vị trường học cần trang bị các thiết bị sưởi ấm an toàn cho học sinh như: lò sưởi, máy sưởi, quạt sưởi...
Tuyệt đối không đốt than sưởi ấm cho học sinh ở trong phòng kín (nhất là các loại than tổ ong, than củi... khi cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra loại khi cực độc: khí CO-cácbon monoxit).
Lớp học trong ánh lửa.
Nếu buộc phải sử dụng than để sưởi ấm, thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, không sử dụng trong phòng kín, không để qua đêm trong phòng.
Phòng yêu cầu các đơn vị trường học phải tổ chức phòng chống rét, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi thời tiết khắc nghiệt như: phòng học, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh; kiểm tra, nhắc nhở học sinh mặc đủ ẩm, giữ ẩm cơ thể; đặc biệt phòng chống dịch bệnh cho học sinh, đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý.
Chuẩn bị các loại thuốc thiết yếu phục vụ công tác y tế học đường; phối hợp với cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn, xử lý những tình huống bất thường liên quan đến sức khỏe học sinh.
Trong các ngày rét đậm, rét hại các đơn vị trường học có thể điều chinh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm; đồng thời bố tri các hoạt động ngoài trời hợp lý.
Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn cũng đã đưa ra các tình huống khẩn cấp, yêu cầu cụ thể với các trường hợp cho học sinh bán trú trên địa bàn huyện.
Một số hình ảnh chống rét của các cô trên vùng cao Đồng Văn:
Học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lũng Táo phải đốt lửa trong lớp học. Lũng Táo là một trong những nơi lạnh nhất Đồng Văn.
Học sinh Lũng Táo phải học ngay bên bếp than hồng.
Các em học sinh ở Lũng Táo bên chậu than hồng.
Các em học sinh ở điểm Xà Lủng A của xã Vần Chải được các nhà hảo tâm gửi tặng áo ấm.
Ở trường Sủng Là, các em học sinh đã được trang bị đầy đủ chăn ấm.
Các bạn học sinh nam ở trường Phổ thông dân tộc bán trú Sủng Là bên lò sưởi.
Đèn sưởi ở Sủng Là cho học sinh nữ.
Các thầy cô giáo gia cố lại cho phòng học, phỏng nghỉ kín gió.
* Ảnh: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn cung cấp
Đi gần 100km mua đồ trang trí, cô gái có ngay góc sống ảo mùa Noel và cho ra đời cả tá ảnh triệu like Để trang hoàng nhà cửa dịp Noel, chị Phương Linh đã phải đi xa tận 95km, mất hơn 2 tuần tìm mua đồ trang trí trước khi có góc sống ảo Noel để đời tại nhà. Nhà của chị Phương Linh ở 1 thành phố nhỏ trên núi của bang Colorado, Mỹ. Nhà chị tuy không to nhưng có đầy đủ nội thất,...