Chuck Feeney – Tỉ phú Mỹ ở nhà thuê, đi xe buýt, dành hàng trăm triệu USD cho Việt Nam
Ở thành phố San Francisco (Mỹ) có một ông già 87 tuổi, sống trong căn hộ đi thuê, di chuyển bằng xe bus, đeo đôi kính cũ kĩ, uống cốc bia ngoài quán xong cũng tỉ mỉ xem lại hóa đơn… Nhưng ông đã dành hàng trăm triệu USD cho Việt Nam.
Tỉ phú Chuck Feeney. Ảnh: Irish Times
Khó có thể tin được, đằng sau vẻ bề ngoài giản dị đến mức tối thiểu và lối sống “hà tiện” hiếm thấy này lại chính là một siêu “đại gia”: nhà sáng lập ra tập đoàn kinh doanh hàng miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers, tỉ phú Chuck Feeney. Ông cũng là cha đẻ của tổ chức phi chính phủ Atlantic Philanthropies với những khoản tài trợ hào phóng dành cho Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
“Tiền nhiều để làm gì”?
Chuck có tên khai sinh là Charles Francis Feeney, sinh năm 1931 tại khu phố lao động Elmora, thành phố Elizabeth, bang New Jersey (Mỹ). Tổ tiên của ông di cư từ Ireland tới. Gia đình không dư dả nên từ thủa thiếu thời Chuck đã bắt đầu có những trải nghiệm làm thêm đa dạng. Khi thì bán ô trên bãi biển, khi thì bán bánh mì kẹp tại trường Đại học (ĐH) Cornell, nơi sau này ông đã tốt nghiệp ngành quản lý khách sạn.
Luôn tràn ắp những ý tưởng kinh doanh, với tầm nhìn xa trông rộng, từ một chàng trai nghèo, ông đã dần vươn lên thành tỉ phú, thu về lợi nhuận khổng lồ khi làm chủ của một chuỗi cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).
Giàu có, song Chuck chưa bao giờ ích kỷ. Làm từ thiện dường như là “gien” di truyền của gia đình, từ cha mẹ ông, những con người hào hiệp vùng Elmora, luôn mong muốn được giúp đỡ người khác, ngay trong hoàn cảnh không mấy dư dả.
Thêm vào đó, sự gắn bó với vùng đất của những người lao động từ tuổi nhỏ đã khiến ông luôn tâm niệm sống “phung phí” là “phản bội” lại những người bạn, người hàng xóm thân thiết của mình. Thay vì hưởng thụ, ông luôn nghĩ “Giàu có mang lại trách nhiệm”. Bên cạnh đó, cũng giống như Dale Carnegie, tác giả Đắc Nhân Tâm nổi tiếng, Chuck Feeney không tham giàu sang, bởi quan niệm: tài sản dễ làm cho con người hư hỏng.
Hành trình từ thiện của Chuck Feeney chính thức bắt đầu vào cuối năm 1984, khi quyết định quyên góp toàn bộ tài sản, bao gồm tiền mặt và 38,75% cổ phần sở hữu trong tập đoàn DFS của mình cho tổ chức Atlantic Philanthropies (Quỹ từ thiện Đại Tây Dương). Đó là nơi ông gửi gắm ước mơ cả đời của mình: tạo ra sự thay đổi lớn cho cuộc sống của cộng đồng.
Một ca khám chữa bệnh từ thiện của Đông – Tây hội ngộ, tổ chức nhận đã được sự hỗ trợ kịp thời của Chuck Feeney trong thời điểm khó khăn về tài chính năm 1997. Ảnh: Michael French
Mối duyên của tỉ phú Mỹ với Việt Nam bắt đầu vào năm 1997. Trong một lần ghé qua sân bay San Francisco, ông đọc được một bài báo mô tả những khó khăn về tài chính của tổ chức Đông-Tây hội ngộ, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại California với những hoạt động tích cực tại Việt Nam. Ông lập tức liên lạc với Giám đốc điều hành của Đông – Tây hội ngộ Mark Stewart để tìm hiểu và ngay sau đó đã viết một tấm séc trị giá 100.000 USD tặng cho tổ chức. Số tiền được sử dụng vào việc xây dựng và tái thiết lại trường tiểu học, lắp đặt hệ thống nước và đánh dấu sự có mặt lần đầu tiên của Quỹ từ thiện Đại Tây Dương tại Việt Nam.
Từ năm 1998 cho đến năm 2013, quỹ từ thiện của Chuck đã đầu tư 381,5 triệu USD để cải thiện y tế, chất lượng thư viện, đại học tại Việt Nam. Quỹ đã góp phần hiện đại hóa hệ thống y tế công cộng và y tế cơ sở, xây dựng và cải tạo 940 trung tâm y tế địa phương, phục vụ cho 9 triệu người dân trên 8 tỉnh thành.
Quỹ của ông cũng hỗ trợ việc thúc đẩy những thói quen sống lành mạnh hơn, bao gồm các chiến dịch chống hút thuốc trên phạm vi toàn quốc và một sáng kiến đã cho kết quả là sự ra đời của luật đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe máy.
Một góc thư viện ĐH RMIT Việt Nam do quỹ của tỉ phú Chuck Feeney tài trợ. Ảnh: RMIT
Trong lĩnh vực giáo dục, quỹ của Chuck Feeney đã tài trợ cho các dự án đem lại những thay đổi tích cực, bền vững, như ủng hộ trên 30 triệu USD để xây 4 trung tâm học liệu cho ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ và ĐH Thái Nguyên. Khi ĐH RMIT Việt Nam mới thành lập, tổ chức từ thiện của Chuck đã tặng 15 triệu USD cho trường, và sau đó tặng thêm kinh phí xây ký túc xá, cơ sở thể dục, thể thao. Ông còn cấp rất nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam du học thạc sĩ tại Australia, Giáo sư Thu Nguyen (ĐH RMIT) cho biết.
Là cha của 5 người con, ngay từ khi các con còn nhỏ, ông Feeney đã giáo dục ý thức kiếm tiền từ lao động chân chính và sử dụng tiền một cách khôn ngoan. Thay vì cho con tiêu xài và hưởng thụ như những “cậu ấm, cô chiêu”, mỗi kỳ nghỉ hè, ông nghiêm khắc yêu cầu các con đi làm thêm bằng đủ nghề từ bồi bàn, hầu phòng, thu ngân. Khi trưởng thành, các con của vị doanh nhân này luôn tự hào vì những quyết định của cha, nhất là việc ông quyên góp gần như toàn bộ tài sản làm từ thiện.
Nhà từ thiện không cần vinh danh
Khác với nhiều đại gia thích làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi của bản thân và doanh nghiệp, Chuck làm từ thiện một cách âm thầm trong 30 năm qua. Tặng 99% gia sản của mình để giúp người, song ông không hề công khai việc làm của mình với giới truyền thông, không trả lời phỏng vấn báo chí.
Tại Việt Nam, ông tặng các trường ĐH hàng trăm triệu USD, nhưng luôn tránh tham gia những sự kiện vinh danh. Nếu tới thăm trường, ông thường tách đoàn, lặng lẽ đi vào tận nơi để quan sát tình hình vận hành của cơ sở giáo dục. Hầu như ông không xuất hiện tại khu vực tiếp đón đại biểu VIP. Các tiệc chiêu đãi cũng luôn vắng bóng Chuck Feeney, thỉnh thoảng người ta chỉ gặp được giám đốc hoặc trợ lý của ông được ủy quyền đi dự thay.
Sự hào phóng đến khó tin của tỉ phú người Mỹ chỉ được biết đến vào năm 1997, khi ông bán cổ phần trong DFS cho hãng thời trang cao cấp Pháp LVMH. Từ đó người ta mới biết Tổ chức từ thiện Đại Tây Dương do Feeney sáng lập đã dành hàng tỉ USD cho công cuộc cải thiện giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế, bảo vệ nhân quyền…tại Mỹ, Ireland, và hàng trăm triệu USD cho công tác từ thiện tại Việt Nam, Australia, Nam Phi, Thái Lan và Cuba.
Nhiều người đã hiếu kỳ đặt câu hỏi: Vì sao Chuck lại có thể dửng dưng với khối gia sản hàng tỉ USD như thế? Và vị tỉ phú đã hóm hỉnh dùng một câu chuyện nhỏ để trả lời:
“Một con sóc thấy bồ đào trong vườn, muốn vào trong ăn một chầu cho đã, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để gầy đi, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó chui được ra, bụng vẫn thót lại như lúc chưa chui vào.”
Dẫn ra câu chuyện ấy, Chuck nhấn mạnh nhân sinh quan của mình: Con người sinh ra trắng tay thì cũng nên tay trắng trở về với cát bụi!”. Vì vậy, ông luôn làm từ thiện một cách hào phóng, quyên tặng hầu hết gia sản mà không mảy may tiếc nuối bởi tin rằng: “chết đi không mang theo được gì, “vải liệm không có túi”!
Trong hơn ba thập kỷ hoạt động, Quỹ từ thiện Đại Tây Dương của tỉ phú Chuck Feeney đã tặng cho các trường Đại học tại Mỹ hàng trăm triệu USD, tặng 1 tỉ USD cho chương trình cải tạo và xây mới các trường đại học ở Ireland.
Từ năm 1998 đến 2013, Quỹ đã đầu tư 381,5 triệu USD vào những hoạt động xây dựng, cải tạo thư viện, trường ĐH, cơ sở y tế…cho Việt Nam, và kêu gọi được 735 triệu USD từ chính phủ và các nhà hảo tâm cho những dự án này.
Theo thoidai
Cuộc sống 'đúng chất con nhà giàu' của các beauty blogger Việt
Không chỉ xinh đẹp, học giỏi mà các beauty blogger này còn có cuộc sống sang chảnh chẳng thua kém hội con nhà giàu.
Chloe Nguyễn (tên thật là Nguyễn Cao Quỳnh Anh, sinh năm 1997) là sinh viên ngành Kinh tế & Tài chính, ĐH RMIT Việt Nam, được biết đến đến qua các video hướng dẫn làm đẹp, chăm sóc da, phối đồ, phong cách sống,... Trang cá nhân của cô có hơn 260.000 người theo dõi.
Chloe thường xuyên chia sẻ hình ảnh diện những bộ cánh sang chảnh, đắt tiền của Dior, Channel, Hermes,.. và check-in du lịch tại nhiều địa điểm nổi tiếng trên thế giới.
Chloe từng lọt top 4 nhân vật quyền lực nhất trên mạng xã hội trong lĩnh vực beauty của Influence Asia 2017.
Primmy Trương (tên thật là Trương Minh Xuân Thảo, 27 tuổi), được biết đến với vai trò beauty blogger, người mẫu ảnh. Hiện trang cá nhân của cô có hơn 96.000 lượt theo dõi.
Cô tốt nghiệp ngành Thương Mại, ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam và hiện làm quản lý tài chính tại trường John Robert Powers Việt Nam.
Qua các bức ảnh chia sẻ trên trang cá nhân, dễ dàng phát hiện 9X sở hữu những món đồ hiệu xa xỉ đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Xinh đẹp, giỏi giang, Primmy Trương còn có khả năng chơi piano rất "cừ". Các clip cover ca khúc nổi tiếng phiên bản dương cầm của cô thường nhận được nhiều lời khen từ dân mạng.
Trisha Đỗ (tên thật là Đỗ Lê Bảo Trâm, sinh năm 1997) là sinh viên ngành Marketing, ĐH Quốc Tế, ĐH Quốc gia TP.HCM. Cô được mọi người biết đến qua hình ảnh sang chảnh và các vlog làm đẹp, du lịch trên mạng xã hội. Trang cá nhân của cô có hơn 60.000 lượt theo dõi.
Trên mạng xã hội, 9X thường xuyên đăng tải các bức hình đi du lịch khắp nơi trên thế giới.
Trisha còn có gu ăn mặc cực cá tính, với trang phục đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Cô từng chia sẻ dự định kinh doanh trong tương lai.
Primmy Trương trổ tài chơi đàn ca khúc 'Tuyến chân thật' Xuân Thảo không chỉ xinh đẹp, giàu có, học giỏi cô còn có khả năng đánh đàn piano điêu luyện.
Ảnh: Instagram NV
Theo Zing
Tiền nhiều để làm gì - vị tỷ phú này kiếm tiền chỉ cho người khác Người sáng lập tập đoàn miễn thuế lớn nhất toàn cầu hiện sống trong một căn hộ cho thuê, tài sản đáng giá nhất là chiếc đồng hồ 15 đôla. Chuck Feeney, 85 tuổi, và người vợ Helga đang sống trong một căn hộ cho thuê tại San Francisco, Mỹ. Người sáng lập tập đoàn miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS)...