Chuẩn USB quá phức tạp, đó là lý do Apple vẫn kiên trì với Lightning
Chi tiết kỹ thuật về chuẩn USB mới đã hoàn thiện. Nếu đang dùng USB 3.2 Gen 2×2, bạn sẽ có thể sớm nâng cấp lên USB4 Gen 3×2.
Đừng dùng USB4 Gen 2×2 vì nó chẳng nhanh hơn thế hệ trước chút nào đâu. Mà bạn có hiểu mấy ký hiệu đó có ý nghĩa gì không vậy? Chào mừng đến với thế giới của USB.
Cách đặt tên không phải là thứ khó hiểu duy nhất khi nói đến USB. Các loại cáp USB có thể bên ngoài trông giống nhau, nhưng bên trong thường rất khác nhau. Và một sợi cáp lởm có thể nướng chín thiết bị của bạn đấy. Đáng sợ chưa?
Tên gọi USB4 là một mớ hỗn độn (như mọi khi)
Tên gọi USB từng rất đơn giản. Có lẽ bạn còn nhớ USB 2.0 và USB 3.0, dễ hiểu thật. Mọi thứ trở nên phức tạp với USB 3.1 và USB 3.2. Nay, USB4 xuất hiện, sự phức tạp được nâng lên một tầm cao mới – “USB4″ nhé, không phải “USB 4.0″ đâu!
USB Implementers Forum (USB-IF), tổ chức công nghiệp quản lý chuẩn này, nói rằng USB4 mang lại tốc độ “tối đa 40Gbps”. Nhưng có nhiều tốc độ khác nhau. Một kỹ sư có kiến thức về vấn đề này đã giải thích như sau:
“Một khi các chi tiết kỹ thuật được công bố, sẽ càng khó hiểu hơn nữa. Nó sẽ là USB4, nhưng bạn phải hiểu USB4 nghĩa là gì, bởi có nhiều cấp khác nhau. USB4, theo định nghĩa, phải ít nhất là Gen 2×2, do đó nó sẽ cho tốc độ 10 Gbps x2, tức 20 Gbps. Sẽ có USB4 Gen 3×2 nữa, tức mỗi làn 20 Gbps. 20 x2 sẽ cho bạn 40 Gbps”
Bạn cần biết là USB 3.0 không còn nữa, nó đã được đổi tên thành “USB 3.1 Gen 1″, và sau đó đổi lần nữa thành “USB 3.2 Gen 1″. Thứ lẽ ra được gọi là USB 3.1 được đổi tên thành “USB 3.1 Gen 2″, và sau đó đổi lần nữa thành “USB 3.2 Gen 2″. Phiên bản tiếp theo, lẽ ra được gọi là USB 3.2, được đổi tên thành “USB 3.2 Gen 2×2″, phá vỡ mọi quy tắc đặt tên trước đó.
VNReview từng có bài viết giải thích về các thế hệ (Gen) của USB, và chúng liên quan đến khái niệm “SuperSpeed USB” ra sao. Cực kỳ khó hiểu và không hề dễ để nhớ hết, đặc biệt khi USB-IF cứ liên tục đổi tên các thế hệ trước của chuẩn này.
Không phải mọi sợi cáp USB đều như nhau
Video đang HOT
Giả sử bạn muốn tận dụng tốc độ 40 Gbps siêu nhanh kia. Bạn sẽ phải mua một sợi cáp được chứng nhận đạt tốc độ 40 Gbps. Bạn không thể dùng sợi cáp cũ trước đây với hi vọng nó sẽ truyền tải được tốc độ mới. Nhưng giấy chứng nhận lại không bắt buộc. Một số sợi cáp chưa được chứng nhận vẫn hoạt động tốt, và một số nhà sản xuất cáp thì chẳng thèm chứng nhận sản phẩm của họ làm gì cho tốn kém.
Tốc độ truyền tải dữ liệu không phải là thứ duy nhất có sự khác biệt. Không phải mọi sợi cáp đều cung cấp mức điện năng như nhau. Những sợi cáp khác nhau sẽ sạc thiết bị ở các tốc độ khác nhau. Một sợi cáp có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh không có nghĩa nó sẽ có tốc độ sạc nhanh và ngược lại.
Vấn đề với sợi cáp ngay càng phức tạp hơn. Dù chúng ta đã chuẩn hóa được đầu kết nối USB-C nhỏ gọn, tiện lợi, có thể cắm theo hướng nào cũng được, thì những sợi cáp ngày càng ít tuân theo tiêu chuẩn và ít nhất quán hơn.
Một sợi cáp có thể trông bề ngoài khá hiện đại, nhưng bên trong lại chẳng hề như vậy. Nhiều sợi cáp USB-C trên thị trường thực chất chỉ sử dụng USB 2.0 ở bên trong. Chúng được thiết kế để sạc chứ không phải để truyền dữ liệu tốc độ cao. Một số sợi cáp hỗ trợ “các chế độ thay thế” như Thunderbolt 3 – một thành quả từ quá trình hợp tác giữa Intel và Apple, cho tốc độ 40 Gbps. Nhưng chỉ các thiết bị với Thunderbolt 3 mới đạt tốc độ này, và bạn cần một sợi cáp tương thích Thunderbolt 3 mới tận dụng được nó.
USB4 giúp mọi thứ đơn giản hơn một chút, khi nó chẳng cần Thunderbolt 3 và vẫn mang lại tốc độ 40 Gbps – nhưng cho dù vậy, chỉ khi bạn có các thiết bị với khả năng hỗ trợ tốc độ này, và chỉ khi bạn có một sợi cáp cũng hỗ trợ nó, thì giấc mơ mới thành sự thật.
Ngoài ra, còn có các chế độ thay thế khác như HDMI và MHL. Và cũng như trên, không phải mọi sợi cáp USB đều như nhau.
Cáp USB-C lởm tràn ngập thị trường
Từ những ngày đầu của USB-C, những sợi cáp lởm đã hoành hành. Một số sợi cáp USB Type-C có thể nướng chín thiết bj của bạn khi bạn cắm chúng vào laptop hay bất kỳ củ sạc nào để sạc. Bản thân sợi cáp USB-C lẽ ra phải ngăn thiết bị không được lấy quá nhiều điện năng từ củ sạc, nhưng có vẻ mọi thứ không như mong đợi.
Nhiều nhà sản xuất cáp không thèm thiết kế cáp của họ cho đúng cách. Một số loại cáp cho phép thiết bị thu quá nhiều điện nặng khi kết nối vào củ sạc qua cổng USB-A truyền thống. Ngay cả sợi cáp sạc chính thức đi kèm với các smartphone OnePlus cũng lởm. Bạn sạc các điện thoại Oppo hay OnePlus thì không sao, nhưng nếu cắm cáp USB-C đó vào điện thoại khác, nó có thể khiến điện thoại đó hỏng luôn.
Thay vì chọn đại một sợi cáp sạc bất kỳ, bạn nên nghiên cứu một chút trước khi mua. Quy trình chứng nhận USB-IF giúp đảm bảo việc tìm một sợi cáp tốt dễ dàng nhất có thể. Chỉ cần tìm ký hiệu chứng nhận in trên sợi cáp là được. Nhưng không phải sợi cáp nào cũng được chứng nhận. Những sợi cáp chưa được chứng nhận có rất nhiều trên thị trường, và chúng nhiều khi hoạt động ổn định như những sợi cáp đã được chứng nhận.
Chẳng ngạc nhiên khi Apple vẫn sử dụng cổng Lightning
Apple vẫn dùng cổng Lightning trên iPhone. Cổng này có kích cỡ tương tự như cổng USB-C, nhưng chỉ độc quyền trên các thiết bị iOS. Apple tự sản xuất cáp Lightning của chính mình, nhưng các nhà sản xuất khác cũng có thể tham gia sản xuất. Chỉ có một vấn đề: Apple phải chứng nhận các sợi cáp và cung cấp một con chip phần cứng đặc biệt để cho phép chúng hoạt động. Không như USB, các nhà sản xuất không thể làm những sợi cáp lởm có vẻ hoạt động được, nhưng thực ra có nhiều vấn đề. Apple có quyền tối thượng nhờ vào chứng nhận MFi.
Bên cạnh đó, chỉ có duy nhất một loại cáp Lightning. Không hề có những “chế độ” khác nhau tồn tại trong cùng một sợi cáp Lightning, và cũng chẳng hề có những thế hệ Lightning với những cái tên khó hiểu, như “Lightning 3.2 Gen 2×2″ hay “ Lightning4″.
Cả ngành công nghiệp di động có thể phàn nàn, nhưng phải thừa nhận rằng Apple đã khiến mọi thứ đơn giản hơn và ít nhầm lẫn hơn khi kiên trì với cáp Lightning. Chuẩn USB sẽ có những phần cứng tốt hơn, nhưng cáp USB sẽ ngày càng phức tạp và khiến người dùng bối rối mỗi khi có một thế hệ mới xuất hiện. Quả là tiếc khi USB-IF không tận dụng USB4 làm cơ hội để biến mọi thứ trở nên đơn giản hơn.
Theo VN Review
Thẻ sinh tồn giá 1,3 triệu này là 'báu vật' của tôi khi di chuyển
Thẻ sinh tồn công nghệ Kable Card phục vụ người dùng thường xuyên di chuyển. Bên trong tấm thẻ mỏng gọn có đầy đủ các cổng kết nối phổ biến hiện nay và một vài tính năng tiện dụng.
Trong một lần đi công tác tại Đài Loan, tôi vô tình làm rơi chiếc SIM của mình tại sân bay. Lý do là tôi cần phải thay SIM 4G để có thể sử dụng Internet, đặt xe và liên lạc với người đón. Chính sự cập rập đó đã làm tôi rơi mất thứ rất nhỏ nhưng quan trọng đó.
Qua lời giới thiệu của một người bạn, tôi biết đến "thẻ sinh tồn công nghệ" Kable Card. Đây là loại thẻ chứa đầy đủ các cổng kết nối và thiết bị về SIM cần cho một chuyến bay. Kable Card là một startup khá nổi tiếng trên trang kickstarter.com. Hiện sản phẩm của họ đã được bán trên toàn cầu.
Khi người bạn vừa đưa cho tôi Kable Card, nó chẳng khác nhiều một thẻ ATM, mỏng, nhẹ, cầm gọn trong lòng bàn tay. Tuy vậy, với độ dày 0,86 cm, nó khó lòng nhét vào ví.
Bên trong tấm thẻ có 1 sợi cáp USB Type C hai đầu, 1 cổng chuyển Type C sang A (USB thông thường), 1 cổng chuyển Type C sang Lightning (cho iPhone) và 1 cổng chuyển Type C sang Micro USB.
Những thứ trên đủ để phục vụ cho nhu cầu truyền dữ liệu, sạc cho các thiết bị thông dụng ngày này, từ Android đến iOS. Tuy vậy, các thiết bị cũ sử dụng mini USB sẽ không thể dùng bộ thiết bị này.
Bên cạnh đó, Kable Card còn được thiết kế với hai vị trí cất SIM nano, loại SIM thông dụng nhất hiện nay kèm một que chọc SIM. Như vậy, khi vừa xuống sân bay, tôi có thể tháo và cất SIM của mình ngay lập tức mà không lo thất lạc.
Ngoài ra, Kable Card còn có thể làm giá kê điện thoại. Tuy vậy, theo cảm nhận của tôi, Kable Card khá yếu và không có cao su mềm tăng độ bám. Vì thế tôi chỉ dùng nó làm giá kê điện thoại trong trường hợp bất đắc dĩ.
Bên trong "thẻ sinh tồn công nghệ" này còn có ba bóng đèn LED vàng. Nó có hai chế độ sáng. Ba bóng đèn này có công suất 1 W. Theo công dụng được nhà sản xuất mô tả, ba bóng đèn này thích hợp dùng làm đèn ngủ.
Kable Card cũng được trang bị khe đọc thẻ micro SD và sạc không dây 10 W. Tất cả tính năng như đèn, đọc thẻ, sạc không dây... đều phải cắm dây bởi Kable Card không có nguồn điện riêng. Như vậy, người dùng cần có một cục sạc dự phòng hoặc củ sạc đi kèm mới có thể sử dụng hết tính năng của thẻ sinh tồn này.
Hiện thẻ sinh tồn công nghệ Kable Card được bán tại Việt Nam với giá 1,3 triệu đồng. Với mức giá này, nó chỉ dành cho người dùng có nhu cầu di chuyển nhiều.
Theo Zing
Đây là lý do vì sao bạn không bao giờ được mượn hoặc cho người khác mượn cáp sạc điện thoại! Những kẻ tấn công mạng đã tìm ra cách cấy phần mềm độc hại vào cáp sạc, từ đó có thể chiếm quyền điều khiển từ xa các thiết bị và máy tính. Vì thế, các chuyên gia bảo mật khuyên mọi người không nên tin tưởng vào cáp sạc của 'người thứ ba'. Những kẻ tấn công mạng đã tìm ra cách...