Chuẩn một đằng, thực tế một nẻo
Theo quy định, các trường ĐH-CĐ bắt buộc phải công bố chuẩn đầu ra (CĐR) của sinh viên để cam kết với xã hội về năng lực và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, những công bố này rất chung chung và không phù hợp với thực tế.
Khuôn mẫu và mơ hồ
Trong phần thái độ của người học, nhiều trường công bố như sau: “Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào và tinh thần phục vụ cộng đồng tốt. Có đạo đức nghề nghiệp, động cơ học tập đúng đắn, để làm chủ kiến thức phục vụ đất nước và cộng đồng…”.
Kiến thức trang bị cho sinh viên (SV) trong quá trình học đến khi tốt nghiệp là rất quan trọng, nhưng thông tin này ở nhiều trường rất trừu tượng. Chẳng hạn trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đưa chuẩn kiến thức chung của các ngành như sau: “Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những vấn đề cấp bách của thời đại. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và xã hội phù hợp với chuyên ngành”.
Hiện tại các trường công bố CĐR chỉ để đáp ứng hành chính, làm theo phong trào, thực hiện cho có chứ không phải theo cách chịu trách nhiệm về những điều mình đã công bố Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Theo nguyên tắc, CĐR phải được xây dựng cho từng chương trình đào tạo. Thế nhưng có trường như ĐH Đà Nẵng chỉ có một chuẩn cho SV các ngành. Ngay cả kiến thức chuyên ngành đáng ra phải cụ thể nhất thì nhiều trường vẫn công bố rất chung.
CĐR ngành quản trị kinh doanh trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định như sau: “Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, kiến thức về hoạch định chính sách kinh doanh, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, kiến thức về tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp. Nắm được những kiến thức về quá trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta và vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân trong quá trình đó…”. CĐR ngành kiến trúc công trình trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng rất ngắn gọn: “Sau khi học xong chương trình và tốt nghiệp, người học có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức chuyên môn sâu rộng, tiên tiến ngang tầm khu vực và tiến tới hội nhập quốc tế…”.
Chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ở các trường còn rất chung chung, mơ hồ.
Xa rời thực tế
Video đang HOT
Có rất nhiều trường công bố CĐR không sát với thực tế. Ví dụ, CĐR ngoại ngữ của ĐH Đà Nẵng như sau: “Đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài thành thạo; viết báo cáo chuyên môn, văn bản giao dịch bằng tiếng nước ngoài chuẩn mực; giao tiếp, trình bày tham luận trôi chảy bằng tiếng nước ngoài thông dụng; biết hai ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh”. Trường áp dụng chuẩn này cho SV bắt đầu từ khóa 2010. Một SV năm thứ 2 của trường cho biết: “Chương trình học ngoại ngữ hiện nay ở trường không nhiều, SV chủ yếu tự học là chính, nhưng nếu đạt đến trình độ là đọc tài liệu, viết báo cáo chuyên môn bằng tiếng nước ngoài… thì chịu, SV không thể đáp ứng được”. SV này cũng cho biết, trong lớp hiện có 2/3 SV đến từ những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đa số không có kiến thức về ngoại ngữ. Khi bước vào giảng đường ĐH, các bạn hầu như phải học lại từ đầu, nên tiêu chí đặt ra là không tưởng!
Trả lời PV, PGS-TS Nguyễn Ngọc Vũ – Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, lý giải: “CĐR mà ĐH Đà Nẵng đăng tải trên mạng thực chất chỉ có tính chất định hướng cho các trường thành viên, dựa vào đó mà các trường sẽ xây dựng một CĐR phù hợp cho từng trường của mình”. Ông Vũ khẳng định: “Việc yêu cầu SV có thể viết báo cáo bằng tiếng nước ngoài thực chất là không thể. Hiện đó chỉ mới là “thang bậc” mà ĐH Đà Nẵng hướng đến, và khả năng 2020 mới có thể đạt được”.
Ở một số trường khác, khi công bố CĐR cũng yêu cầu rất cao nhưng trên thực tế không có cơ sở đảm bảo. Ví dụ, trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hà Nội là đơn vị có điều kiện dạy và học ở mức rất thấp (năm 2009 trường này chỉ có 5 tiến sĩ/491 giảng viên và không có SV nào có đề tài nghiên cứu khoa học…), nhưng trong CĐR về vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp bậc ĐH thì SV đều trở thành giảng viên, nghiên cứu tại các trường ĐH và các viện!
TS Vũ Thị Phương Anh – Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập, đánh giá: “Các trường công bố CĐR nhưng không hiểu từ này có nghĩa gì nên công bố hoặc rất sơ sài, chủ quan hoặc không có gì khác biệt so với nội dung tổng quát của chương trình đào tạo. Do vậy CĐR mà các trường công bố thực ra chỉ là những phát biểu về năng lực đầu ra dự kiến”. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Chúng ta đang thực hiện theo quy trình ngược: công bố CĐR sau khi đã có chương trình đào tạo. Đúng ra CĐR cần được xây dựng trước mới đảm bảo các trường dạy cái người học cần, chứ không phải dạy theo cái nhà trường và giáo viên có”. Cũng theo tiến sĩ Dũng: “Hiện tại các trường công bố CĐR chỉ để đáp ứng hành chính, làm theo phong trào, thực hiện cho có chứ không phải theo cách chịu trách nhiệm về những điều mình đã công bố”.
Không phải là mục tiêu đào tạo Theo Bộ GD-ĐT, CĐR là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay đa số các trường công bố CĐR giống với mục tiêu đào tạo. Ông Khuyến nói: “Mục tiêu đào tạo và CĐR hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu đào tạo là cái nhà trường yêu cầu người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp, mục tiêu này có thể công bố chung chung, còn CĐR là cam kết của nhà trường về những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học sẽ có được sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, CĐR phải thật cụ thể, nếu nhà trường không thực hiện được thì người học có thể kiện”.
Theo thanh niên
Thất vọng với đạo đức nghề nghiệp của 'sao' 8X Trung Hoa
Quá nhiều nghệ sỹ trẻ đang gây phản cảm khi có cách hành xử công việc, thái độ cùng với các tin đồn quá đỗi thất vọng.
Phạm Băng Băng (1981): Hát nhép vẫn ung dung nhận tiền triệu
Nữ hoàng thị phi tin đồn Phạm Băng Băng luôn biết cách tự gây chú ý. Trong chương trình biểu diễn ở một CLB tại Trùng Khánh. Phạm Băng Băng với chiếc đầm vàng gợi cảm đã thể hiện cùng lúc 5 ca khúc, hai ca khúc đầu tiên cô diễn viên này thể hiện khá tốt. Tuy vậy, 3 ca khúc còn lại Phạm Băng Băng vô tư hát nhép giữa ban ngày. Âm nhạc đã vào giai điệu được vài giây nhưng thật thất vọng vì lúc đó Phạm Băng Băng chưa hề cất lời. Dù sau đó bị chỉ trích là hát nhép lộ liễu, nữ diễn viên này vẫn dễ dàng "đút túi" 3 triệu nhân dân tệ cát-sê cho màn biểu diễn này.
Lưu Diệc Phi (1987): Bỏ mặc đoàn làm phim vì ý thích cá nhân
Chuyện Lưu Diệc Phi là ngôi sao nổi tiếng và được săn đón thì ai cũng biết nhưng chẳng mấy ai biết chuyện cô cũng sớm... cành cao. Trong một số buổi tuyên truyền của phim Thông cáo tình yêu vừa rồi, nữ diễn viên sinh năm 1987 này đã vô tư hủy bỏ mọi kế hoạch tuyên truyền phim chỉ bởi lý do cô mệt do trước đó gặp sự cố vì váy. Người hâm mộ lắc đầu chán ngán cho danh xưng "Thần tiên tỷ tỷ" vì cô ấy ngày càng giống "Chảnh chọe tỷ tỷ".
Dương Mịch (1986): Mới nổi đã bị đạo diễn chê bai
Đạo diễn Kha Hải Thần của bộ phim Bản giao hưởng định mệnh đã nhận xét về cô diễn viên chính Dương Mịch: "Đó là diễn viên tệ nhất, thiếu tính chuyên nghiệp nhất mà tôi từng gặp. Không thể chấp nhận được cô ta. Cô ta để cả đoàn làm phim chờ đợi mà không có một lời xin lỗi". Sự việc này được cho là kết quả của quá trình làm mình làm mẩy trên phim trường của Dương Mịch. Một dấu chấm than cho cách hành xử của diễn viên trẻ.
Trương Thiều Hàm (1982): Mẹ và con từ mặt nhau
Cách đây không lâu, dư luận hết sức xôn xao với câu chuyện Trương Thiều Hàm bị mẹ ruột loan tin sử dụng ma tuý và bạc đãi bà về tài chính. Câu chuyện này đã khiến các cư dân mạng hết sức bất bình với thái độ của ngôi sao trẻ sinh năm 1982.
Nữ diễn viên này đã phải tổ chức họp báo và trần tình: "Tôi đã luôn phải vất vả làm việc kiếm tiền và rồi trao cho bà quyền quản lý tài chính. Toàn bộ tiền nằm trong tài khoản của bà, nhưng tôi không bao giờ thắc mắc về điều đó. Tuy nhiên, tôi cần phải biết số tiền mà mình cực khổ làm ra đã chi tiêu vào đâu, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Vì thế, tôi đi tìm mẹ hỏi nguyên nhân, nhưng bà không chịu giải thích một lời nào cả".
Tuy sự việc này đã sớm được xác minh nhưng người hâm mộ thì chẳng ai hài lòng với nhân cách của sao 8X Trương Thiều Hàm. Vụ việc này đã khiến hình ảnh của cô xấu dần đi trong mắt người hâm mộ.
Ngưu Manh Manh (1983): Chụp ảnh gây sốc để nổi tiếng
Tiểu Trương Mạn Ngọc - Ngưu Manh Manh thuộc hàng sao trẻ của làng giải trí Hoa ngữ. Tuy nhiên, nữ diễn viên này đã vướng không ít tin đồn tình ái thị phi, từ câu chuyện tình cảm với Han Kyung và cả những bức ảnh thân mật với một nữ sinh. Bức ảnh tự sướng này đã gây chú ý đối với các cư dân mạng chuyên bới lông tìm vết. Người ta còn cho rằng, chân dài 8X này là người đồng tính. Một số người khó tính thì châm chọc, dù còn trẻ nhưng Ngưu Manh Manh đã biết tạo tin đồn.
Huỳnh Thánh Y (1983): Đóng phim thì ít, kiện tụng thì nhiều
Thành công của Tuyệt đỉnh Kung Fu đã giúp Huỳnh Thánh Y bước chân vào danh sách những ngôi sao ăn khách của màn ảnh Hoa ngữ. Trở thành diễn viên độc quyền cho công ty của Châu Tinh Trì, Huỳnh Thánh Y được ưu ái hơn và được tạo nhiều điều kiện phát triển. Tuy nhiên, nữ diễn viên này đã tự mình đồng ý làm người mẫu cho tạp chí dành cho đàn ông FHM mà không hề thông qua công ty quản lý. Hành động này của cô đã ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh "ngọc nữ" mà Châu Tinh Trì cùng công ty Tinh Huy cố công tạo dựng.
Dẫn đến việc hàng loạt quảng cáo bị loại bỏ, trong đó đã có một mẫu quảng cáo mà ước tính giá trị thiệt hại đã lên tới hơn 1 triệu nhân dân tệ, chưa kể đến một số hợp đồng quảng cáo khác. Ngay sau đó, trong các cuộc trả lời phỏng vấn ở Quảng Châu và Thành Đô, Thánh Y nức nở kể tội công ty và ân nhân Châu Tinh Trì, rồi cáo buộc công ty ép mình ký hợp đồng. Sau vụ việc này, Huỳnh Thánh Y còn liên tục bị các thương hiệu lớn kiện cáo vì phá vỡ hợp đồng.
Angela Baby (1989): Hết scandal dao kéo tới chuyện tình hờ
Cô người mẫu trẻ này từng là người tình tin đồn của Huỳnh Hiểu Minh Chân dài đình đám Angela Baby thuộc hàng người mẫu nổi tiếng đầy hứa hẹn của Hồng Kông với khuôn mặt như thiên thần và thân hình hoản hảo. Nhưng khi những bức ảnh xưa cũ của cô nàng bị tung lên mạng thì dân tình nhốn nháo trước việc "đại tu" nhan sắc khủng khiếp của cô gái trẻ. Dư luận cũng thất vọng khi nghe tin Angela Baby từng cặp kè với nhiều tài tử và có thể chấp nhận là "bồ hờ" để thành danh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mở lối cho bạn trẻ nghèo Mấy tháng nay, khóa dạy nghề miễn phí đầu tiên được triển khai tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng đã mở ra cánh cửa mới cho nhiều thanh niên nghèo ngoài cộng đồng không có điều kiện đến trường. Giáo viên cơ khí Nguyễn Văn Cừ cẩn thận kiểm tra từng mối hàn của học viên Nguyễn Văn Tây - Ảnh: Lê...