Chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT mới: Tích cực, chủ động tháo gỡ thách thức
Đắk Lắk – tỉnh miền núi nằm giữa trung tâm khu vực Tây Nguyên có diện tích trên13 nghìn km2,15 đơn vị hành chính cấp huyện. Dân số hơn 1,9 triệu người nhưng có tới 47 dân tộc anh em. Ngành GD-ĐT Đắk Lắk trong những năm qua đã nỗ lực vượt bậc và có bước phát triển đáng kể.
Ngành GD-ĐT Đắk Lắk nỗ lực chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện CTGDPT mới. Ảnh: ITN
Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị nguồn lực để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới cũng gặp không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi sự tháo gỡ kịp thời. Trao đổi của ông Phạm Đăng Khoa (ảnh) – Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk với Báo GD&TĐ xung quanh các vấn đề trên.
* Ông có thể cho biết nét cơ bản ngành GD-ĐT Đắk Lắk trước “thềm” triển khai CTGDPT mới.
- Qua 5 năm triển khai thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, ngành GD-ĐT Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển khá nhanh nên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhu cầu GDPT của các địa phương trong tỉnh; Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giáo dục phổ cập giáo dục xóa mù chữ; xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng… Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được chú trọng và đạt kết quả tốt. Chất lượng học sinh (HS) đạt thành tích tại các kỳ thi HSG khu vực và quốc gia ngày càng cao. Công tác quản lý giáo dục không ngừng đổi mới; công bằng xã hội trong giáo dục dần được cải thiện; nền nếp kỷ cương trong trường học được duy trì. Công tác xây dựng đội ngũ CB, GV, NV đã đẩy mạnh, đổi mới toàn diện trên các mặt đào tạo, bồi dưỡng, phân cấp quản lý, quy hoạch, bổ nhiệm…
Tuy nhiên cùng với kết quả đạt được, ngành GD-ĐT Đắk Lắk cũng gặp không ít khó khăn. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đáp ứng yêu cầu: Tỷ lệ lớp học kiên cố đạt gần 62%; trường TH dạy học 2 buổi/ngày chỉ mới ở mức 65% do thiếu phòng học, thiếu các phòng học bộ môn Tin học, ngoại ngữ. Mặt khác, ngành GD-ĐT cũng đang thiếu biên chế GV, đặc biệt GV dạy tiếng Anh, Tin học ở bậc TH; thiếu GV dạy các bộ môn tích hợp bậc THCS; thiếu GV dạy môn Mỹ thuật, Âm nhạc bậc THPT.
Đắk Lắk có diện tích rộng lớn, nhiều xã, thôn, buôn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tỷ lệ HS DTTS cao và đa số đời sống khó khăn, lại hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Việt, tỷ lệ bỏ học cao, chất lượng giáo dục của HS DTTS còn thấp so với chất lượng giáo dục chung của HS toàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu do việc di dân ngoài kế hoạch từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk, điều này đã phá vỡ quy hoạch phát triển của tỉnh, trong đó có quy hoạch phát triển giáo dục; gây sức ép lớn về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái…
*Ngành GD-ĐT Đắk Lắk đã chuẩn bị ra sao với các nguồn lực để triển khai CTGDPT mới?
Ông Phạm Đăng Khoa (ảnh) – Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk
- Cũng như các tỉnh thành trong cả nước, ngành GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai CTGDPT mới. Cụ thể, Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh triển khai thực hiện CTGDPT mới và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện CTGDPT mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 – 2025. Cùng đó, Sở GD&ĐT tham mưu Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Nghị quyết chỉ đạo việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và triển khai thực hiện CTGDPT mới trên địa bàn tỉnh.
Một số nhiệm vụ và giải pháp cơ bản mà ngành GD-ĐT đang triển khai để chuẩn bị thực hiện CTGDPT mới là tăng cường công tác truyền thông. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, quan điểm, nội dung, lộ trình đổi mới chương trình, SGK GDPT đến toàn thể CBQL, GV, NV ngành Giáo dục, PHHS và nhân dân địa phương; biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong chuẩn bị và thực hiện đổi mới CT, SGK để tạo sự tin tưởng, đồng thuận, đồng thời phát huy hiệu quả đóng góp của xã hội trong thực hiện đổi mới giáo dục.
Mặt khác, phát triển đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK GDPT. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ GV và CBQL; giải quyết vấn đề thừa, thiếu cục bộ GV trong các nhà trường; xác định nhu cầu GV theo lộ trình thực hiện CT, SGK GDPT mới, đề xuất các phương án tuyển dụng GV hợp lý; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu giáo dục/dạy học theo CTGDPT mới.
Ngành GD-ĐT quan tâm đến việc sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường lớp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện CTGDPT mới. Cùng đó, tiến hành rà soát, đánh giá về cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học (TBDH) tại các cơ sở GDPT; xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm, sửa chữa; tham mưu với UBND các cấp về việc tăng cường CSVC, thiết bị dạy học cho các trường phổ thông phục vụ nhu cầu đổi mới CT, SGK GDPT, trong đó ưu tiên mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp TH, ưu tiên các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đông học sinh dân tộc thiểu số…
*Quá trình thực hiện CTGDPT mới, đội ngũ CB, GV được đánh giá như mắt xích quan trọng. Ngành GD-ĐT Đắk Lắk đã tiến hành ra sao công tác xây dựng và bồi dưỡng?
-Thực hiện CTGDPT mới, vai trò của GV và CBQL phải có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Phải coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng CNTT, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để bồi dưỡng đội ngũ GVvà CBQL chuẩn bị đổi mới chương trình, SGK PT mới từ năm học 2020 – 2021, ngành GD-ĐT Đắk Lắk tiến hành nhiều giải pháp trọng tâm. Nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, của người đứng đầu trong việc thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL để chuẩn bị đổimới chương trình, SGK PT từ năm học 2020 – 2021.
Trên cơ sở đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn GV hàng năm, ngành GD-ĐT xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL lý phù hợp với tình hình thực tế địa phương, giúp mỗi CBQL giáo dục phải đạt theo các tiêu chuẩn quy định.
Triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng những nội dung bồi dưỡng chuẩn bị đổi mới CT, SGK PT theo Kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục làm tốt công tác điều tra, thống kê nhu cầu, vị trí việc làm ở các cơ quan, đơn vị toàn tỉnh để đăng ký chỉ tiêu đào tạo sau ĐH, ĐH, CĐ, TC một cách hợp lý, bảo đảm chất lượng đầu ra.
Đối với giáo dục phổ thông: Quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV chuẩn bị cho việc thực hiện CT, SGK mới từ năm học 2020 – 2021.
Đối với trường CĐ và TC: Xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng GV, giảng viên đạt các tiêu chuẩn, bảo đảm năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Video đang HOT
*Xin cảm ơn ông!
Đức Hạnh
Theo GDTĐ
Nhiều phụ huynh vùng cao cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp
Nhiều giáo viên vùng cao cho biết: Một trong những trở ngại lớn nhất của giáo dục nơi đây đó là phụ huynh chưa nhận thức được ý nghĩa thật sự của việc học.
Nhiều phụ huynh cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp
Một hiệu trưởng trường cấp 2 tại Hà Giang cho biết: Nhiều hôm sĩ số tại một trường chuẩn Quốc gia cũng vắng đến 30 em.
"Chúng tôi có thông lệ, các trường trong huyện từ 7-8 giờ sáng phải báo cáo sĩ số về Phòng giáo dục.
Trong báo cáo, có buổi các trường vắng học sinh rất nhiều. Thậm chí có trường chuẩn Quốc gia nhưng cũng thường xuyên vắng đến 30-40 em".
"Việc báo cáo này cũng chỉ tương đối thôi, con số chắc chắn phải hơn như thế.Cũng theo vị hiệu trưởng này, con số trên cũng chưa chắc đã trung thực.
Vì lý do các trường sợ bị đánh hạ điểm nên không dám khai đúng số học sinh nghỉ.
Nếu trường nào học sinh nghỉ quá nhiều trong thành tích của trường sẽ bị trừ 100 điểm.
Cho nên nhiều trường không dại gì báo cáo đúng con số học sinh nghỉ.
Việc khai báo này cũng không phải lo Phòng giáo dục biết vì họ có xuống thực tế tại trường ngày nào cũng kiểm tra đâu".
Vị hiệu trưởng này chỉ ra nhiều lỗ hổng trong việc quản lý học sinh vùng cao:
"Sau các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là sau Tết Nguyên Đán số lượng học sinh nghỉ học rất đông.
Có nhiều em chúng tôi đến vận động nhưng nhất quyết không chịu đi học.
Các trường vì muốn đảm bảo thành tích một là phải báo cáo số lượng học sinh nghỉ học ít hơn so với thực tế.
Đối với các em bỏ học các trường vẫn để tên của học sinh trong danh sách lớp.
Nhưng đến đợt hè thì việc lý do em học sinh đó chuyển sang trường khác. Phòng cũng đành bó tay".
Lấy ví dụ một trường cấp 2 trên địa bàn huyện năm 2018 có đến 16 em bỏ học.
Nhà trường vẫn để tên trong danh sách lớp sau đó đến đầu năm học trường lấy lý do học sinh chuyển vào Tây Nguyên với bố mẹ hoặc đi Trung Quốc.
"Những cái đấy ai mà kiểm tra được. Bây giờ họ bảo học sinh theo bố mẹ vào Tây Nguyên hay đi Trung Quốc.
Ai mà sang Trung Quốc hay vào Tây Nguyên kiểm tra được".
Một số hiệu trưởng, giáo viên tại các trường vùng cao cũng tâm sự rằng:
Khó khăn lớn nhất trong giáo dục vùng cao là thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh.
"Nhiều phụ huynh đặc biệt là người dân tộc Mông họ không quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều em đi học chỉ để lấy trợ cấp của Nhà nước.
Phụ huynh cứ đến gần ngày lấy trợ cấp lại đưa con xuống trường học vài ngày để lấy trợ cấp xong lại ra đón về đi nương, rẫy, chăm em.
Học sinh rất ít đứa học lên cấp 3, chỉ học hết lớp 9 là chúng bỏ học ở nhà lấy chồng hoặc đi làm nương rẫy".
Nhiều phụ huynh vùng cao chia sẻ thật lòng họ thích cho con ở nhà hơn là đi học (Ảnh: Vũ Ninh)
Thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng (Văn Chấn, Yên Bái) tâm sự những khó khăn trong việc vận động học sinh không bỏ học:
"Những năm đầu tôi nhận công tác ở trường học sinh bỏ học rất nhiều. Thầy cô phải đốt đuốc lên bản vận động từng nhà.
Lần đầu họ tiếp, lần thứ hai họ khó chịu, lân ba ho đuôi thăng: thôi thăng thây Thanh nghe tao vê đi tao không cho con đi hoc đâu.
No ơ nha con đơ đân đươc tao va lam ra tiên, cho no đi hoc chăng đươc gi ma con mât tiên xăng xe may chơ đi".
Chia sẻ thêm, nhiều giáo viên cho biết: Phụ huynh nơi đây cho con đi học vì những cái trước mắt như tiền trợ cấp, gạo của Nhà nước, cơm của Nhà nước chỉ chẳng vì chuyện học hành của con trẻ.
Giải pháp hiệu quả kéo học sinh vùng cao trở lại trường học
Trước thực trạng này, các địa phương phải tự chủ động sáng tạo các hình thức vận động, tuyên truyền để kéo học sinh đến lớp.
Thầy Nguyễn Thành Trung, hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nàn Ma (Xín Mần, Hà Giang) tâm sự:
"Bên cạnh biện pháp chính đó là tuyên truyền, vận động chúng tôi cũng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
Các trường báo cáo ví dụ như ở trường có em này hay nghỉ học tự do.Như ở xã tôi, chính quyền họ cũng vào cuộc thành lập một ban vận động học sinh.
Xã có 23 công chức thì sẽ chia đầu người quản lý học sinh.
Mỗi một người phụ trách mấy em chẳng hạn.
Khi học sinh không đi học, nhà trường và các thầy cô không vận động được thì gọi đến cái ông được phân công".
Ngoài ra giải pháp thứ hai mà các cấp chính quyền, nhà trường thực hiện đó là cơ chế thưởng phạt theo quy ước.
"Thôn bản thực hiện theo cái quy ước của họ. Cuối tháng nhà trường tổng hợp em nào nghỉ nhiều không lý do, không xin phép thì họ phạt tính ra tiền ngô.
Một buổi nghỉ bị phạt 5 nghìn đồng hay sao ấy. Nếu không có tiền thì họ nộp bằng ngô.
Việc này thực hiện được 5 năm nay rồi. Học sinh đi học đều hơn rất nhiều.
Trước đây họ vẫn cho con em họ đi học nhưng chập chờn hơn. Từ ngày thực hiện quy chế này học sinh đi học đầy đủ hơn, nghiêm chỉnh hơn".
Sau đợt nghỉ Tết thầy Trung cho biết vẫn có tình trạng học sinh nghỉ học do quên lịch hay mải chơi:
"Trong trường hợp các em học sinh nghỉ không có lý do lần thứ nhất chúng tôi gọi điện thoại vận động phụ huynh.
Nếu vận động không được thì các thầy cô phải đến tận nhà thuyết phục học sinh và gia đình.
Bởi vì những người dân ngày Tết họ còn mải chơi lắm chưa để ý đến việc học hành của con em".
Quan tâm và chăm lo cho học sinh bằng tình thương và trách nhiệm là giải pháp kéo học sinh vùng cao trở lại trường (Ảnh: Vũ Ninh)
Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền và quản lý, theo thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng các giáo viên phải thực sự như cha mẹ của học sinh:
"Phải chăm học sinh như chăm con. Có khi còn khó hơn chăm con nữa.
Vì con cái mình có thể bảo ban, nhắc nhở, cáu quá thì mắng một hai câu nhưng học sinh thì không thế được.
Phải nhẹ nhàng với các em không nó giận nó bỏ về nhà đấy.
Từ ngày trường chuyển lên thành trường bán trú các thầy cô phải kiêm thêm cả nhiệm vụ chăm sóc trẻ về miếng ăn, giấc ngủ".
Các thầy cô đều cho rằng, gốc rễ của giáo dục chính là tình thương. Các trường phải chào đón học sinh như con, yêu thương và che chở cho các em.
Có như thế học sinh và phụ huynh mới nhận thức được ý nghĩa thực sự của việc được đi học.
Phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Hà Ngọc Chiến chỉ ra nguyên nhân bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
Theo ông Hà Ngọc Chiến: Có nguyên nhân là lúc đầu các cháu đi học được hưởng chế độ vì đang cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn, nhưng đang học giữa chừng, địa bàn của mình thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn nên không được hưởng chế độ nữa nên bỏ học.
Theo ông Chiến đánh giá đây là việc khá phổ biến, khi học Trung học Cơ sở thôn bản của mình là vùng đặc biệt khó khăn.
Khi học tiếp lên Trung học Phổ thông các em phải đi xa hơn, chi phí tốn hơn.
Cùng thời điểm đó thôn bản lại thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nên không được hưởng chế độ như trước. Vì thế mới dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.
Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị: "Do đó, các điều về chính sách với học sinh vùng đặc biệt khó khăn phải tính toán lại để khi các cháu được hưởng chế độ suốt quá trình đi học, không cắt giữa chừng của các cháu".
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Hoa hậu H'Hen Niê truyền hoài bão cho học sinh vùng dân tộc Là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018, top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới H'Hen Niê đã có những chia sẻ về sự học của học sinh vùng dân tộc - quê hương của Hoa hậu. H'Hen Niê trao học bổng tặng các em học sinh nghèo vượt khó Trường THCS Lê Hồng Phong (Cư M'gar,...