Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT: Không được dồn giờ cho các môn thi
Sáng 15-2, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Đoàn Hoài Vĩnh đã có cuộc họp với hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Hà Nội về việc chuẩn bị tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011, theo đó, trường nào dồn giờ, cắt tiết học dành cho ôn thi, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân.
Thay đổi thời khóa biểu cũng phải báo cáo
Các trường đều tìm nhiều biện pháp để tập trung ôn thi cho học sinh
Một trong những yêu cầu khá nghiêm năm nay của Sở GD-ĐT Hà Nội đối với công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn thành phố là việc thực hiện đầy đủ số tiết tất cả các môn học theo chương trình của Bộ GD-ĐT trong học kỳ II. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đoàn Hoài Vĩnh cho biết, nếu trường nào dồn giờ, cắt tiết những môn không thi tốt nghiệp, hiệu trưởng trường đó sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân.
“Trường nào thay đổi thời khóa biểu các môn học phải thông báo cho Phòng GD Trung học” – ông Đoàn Hoài Vĩnh nhấn mạnh. Sở dĩ phải yêu cầu các hiệu trưởng thực hiện nghiêm vấn đề này vì sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi vào ngày 30-3, tâm lý học sinh cũng như phụ huynh đều muốn dồn vào học các môn sẽ thi tốt nghiệp và đại học. Các trường học vì sức ép về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh nên cũng muốn tập trung cho học sinh ôn các môn dự thi. Điều này gây nên thực trạng cả thầy và trò đều bị cuốn theo xu hướng học gì thi nấy mà bỏ qua các môn khác theo phân phối chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT.
Nhấn mạnh về việc cần chú ý trong quá trình ôn thi cho học sinh lớp 12, ông Đoàn Hoài Vĩnh cho rằng nhà trường cần phối hợp với cha mẹ học sinh để tạo điều kiện tốt cho việc học, ôn tập của học sinh, để các em dành nhiều thời gian cho việc tự học.
Video đang HOT
Theo đó, các trường cần kịp thời thông báo cho cha mẹ học sinh nắm rõ tình hình học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh có học lực yếu, kém, học sinh, học viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường phải triển khai sớm công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, học viên có học lực yếu, kém, học sinh người nước ngoài, thí sinh tự do xin ôn tập. Sở GD-ĐT Hà Nội còn yêu cầu nhà trường chú trọng hướng dẫn phương pháp học cho học sinh chứ không chỉ học thuộc lòng câu chữ, làm sao để học sinh nắm vững các kiến thức, tránh học tủ, học vẹt.
Tận dụng cả thứ bảy và chủ nhật
Nếu như các trường dân lập có lợi thế học 2 buổi/ngày nên có thể tăng tiết để củng cố kiến thức cho học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT thì các trường công lập cũng phải lên kế hoạch ôn thi cho học sinh lớp 12. Để không vi phạm vào yêu cầu của Bộ GD-ĐT trước kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm về việc không được cắt xén chương trình để tổ chức ôn thi cho học sinh lớp 12, Phó Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm Bùi Thị Minh Nga cho biết, kế hoạch ôn thi, thi thử đã được nhà trường thông báo cho phụ huynh học sinh ngay khi kết thúc học kỳ I.
“Năm học này, học sinh được học sớm 2 tuần cộng với việc bố trí thời gian dạy và học cũng như các hoạt động ngoại khóa hợp lý, nhà trường có thể hoàn toàn chủ động về thời gian để dành cho học sinh lớp 12 ôn tập mà không vi phạm vào yêu cầu của bộ và sở về việc đảm bảo chương trình chính khóa” – bà Bùi Thị Minh Nga cho biết. Theo đó, trường đã chuẩn bị lịch thi thử ngay trong tháng 3 cho học sinh các khối, bao gồm cả thi thử đại học và tốt nghiệp THPT vào một số thứ bảy, chủ nhật. Bà Nga khẳng định: “Ngay sau nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh của trường sẽ bắt đầu chương trình học tập và ôn thi tốt nghiệp chứ không chờ đến khi có thông báo về môn thi”.
Thực hiện hình thức ôn thi khá độc đáo, Hiệu trưởng trường THPT Tây Hồ, ông Lê Hồng Vũ cho biết trưởng sẽ triển khai thi vấn đáp cho học sinh. “Chúng tôi tổ chức hình thức thi này không phải để đánh giá kết quả của học sinh lớp 12 mà là để các em có động lực ôn thi tốt hơn. Khi đã phải trực tiếp trả lời giáo viên một mình, các em bắt buộc phải có thực lực, không trông chờ vào bạn bè được. Khi đó các em sẽ biết mình còn thiếu sót gì để tập trung vào bổ sung kiến thức”.
Ông Lê Hồng Vũ cũng cho biết, mặc dù dư âm Tết Nguyên đán có ảnh hưởng đôi chút đến tâm lý học tập của học sinh nhưng với thời hạn chỉ còn 12 tuần nữa vừa phải học đủ thời lượng tất cả các môn học vừa thi học kỳ và phải dành thời gian ôn thi tốt nghiệp thì các trường bắt buộc phải đốc thúc học sinh vào nền nếp để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mệt mỏi khi chạy đua với mùa thi
Kỳ thi cuối học kỳ 1 đang cận kề. Có thể nói đối với sinh viên những ngày được ví như là một cuộc chạy đua nước rút.
Soạn bài, học bài, làm bài...tất cả đều dồn dập cùng một lúc.
Học quên thở
Có thể mọi người ngạc nhiên vì sao học mà lại quên thở, nhưng điều ấy đúng vì hầu như khi có lịch thi là các bạn sinh viên mới lao vào học, học cả ngày lẫn đêm. Ngân (sinh viên năm 3 trường ĐH Luật) kể: "Trường có lịch thi rồi, hầu như bọn mình ai cũng đang chạy đua với bài vở, nhiều khi thức cả đêm luôn". Còn Lâm (sinh viên năm 2 trường ĐHCN) chia sẻ: "Năm nay mình phải học lại một số môn của năm ngoái nên số lượng bài vở khá nặng. Mình đang học dồn đây, thấy mệt quá".
Có lẽ do áp lực bài vở khá nặng, cộng với việc học theo tín chỉ rớt môn nào sinh viên phải học lại môn đó, nên sinh viên còn biết cố gắng bằng mọi cách. Nhi (sinh viên năm nhất ĐH KT) kể: "Học kỳ này toàn là những môn học bài, cả hai tuần nay phòng mình toàn thức khuya dậy sớm tranh thủ học bài. Mệt lắm nhưng cũng phải cố vì trước giờ không học nên bài đọng nhiều lắm!"
Thư viện là nhà
Dạo quanh một vòng các thư viện của các trường ĐHQG, bỗng thấy số lượng sinh viên đông hơn hẳn mọi khi. Hỏi ra mới biết các bạn sinh viên đang tập trung tích cực cho kỳ thi cuối kỳ. Mai (sinh viên năm nhất, khoa nhân học, ĐHKHXH&NV) cho biết: "Mình lên thư viên mượn tài liệu làm bài tiểu luận, tranh thủ soạn bài và học bài luôn". Hay như Tiến (sinh viên năm 2 rường ĐHKT ở phòng trọ ồn quá, mình lên thư viện Tổng hợp học cả ngày trên đó luôn, với lại thiếu tài liệu nào thì cũng dễ tìm".
Sinh (sinh viên năm 3 trường ĐHKT) nói: " Mình đóng đô tại thư viện để ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ vì không khí yên tĩnh giúp mình tập trung hơn. Mình lên thư viện cả tuần".
Ăn uống, chuyện nhỏ!
Để chuẩn bị cho việc ôn thi, ba bạn trai Luân, Tuấn và Cường (ĐHGTVT) đã rước về một thùng mì tôm và 3 bịch xúc xích, với một lý do giản đơn "trước giờ tụi mình vẫn chia nhau đi chợ, nhưng ôn thi thì thôi, ăn mì tôm cho nhanh gọn, đỡ bày vẽ!". Còn Nga (sinh viên năm 3 trường ĐHSG) thì lại chuẩn bị riêng cho mình 2 hộp Nestcafe. Nga nói: "Bình thường thì mình không uống cà phê đâu, nhưng vào mùa thi thì phải thức để ôn bài, nên tối nào mình cũng uống cho tỉnh táo."
Và hậu quả.
Không biết sinh viên sau khi vượt qua kỳ thi cuối kỳ sẽ ra sao, nhưng trước mắt nếu trong khi ôn tập mà đã không có một kế hoạch ôn tập và một chế độ ăn uống hợp lý thì hẳn là rất dễ mất sức, chưa tính đến việc có nhớ bài hay không.. Như Ý (sinh viên năm 3 ĐHKT) sau khi thức liền ba đêm học bài thì sáng hôm sau bạn đã phải vào bệnh viện để truyền nước biển vì đuối sức. Nghiêm trọng hơn nữa là Vũ Hiền (sinh viên năm cuối ĐHSPKT) phải lỡ mất 3 môn thi vì phải nằm lại bệnh viện do bị tụt canxi và thiếu máu.
Hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập, cần nhớ rằng dù bạn có là thần thánh thì bạn vẫn cần phải nghỉ ngơi thư giãn, nhất là đảm bảo việc có một giấc ngủ ngon và một chế độ ăn uống hợp lý. Việc thức quá khuya hay dậy quá sớm sẽ khiến cho bộ não không được minh mẫn đâu bạn ạ. Và tốt nhất là hãy áp dụng phương pháp mưa dần thấm đất cho việc ôn tập, mỗi ngày học và ôn lại một chút sẽ hiệu quả hơn việc nhồi nhét một đống cùng một lúc đó bạn.
Theo Mực Tím
Giờ học môn "phụ" là giờ để xả xì-trét (?!) Môn chính thì đi học thêm, học nếm đủ thứ. Môn phụ thì chẳng bao giờ lật vở ra học hay xem trước bài. Môn chính thì giờ lên lớp ngồi chăm chú lắng nghe, đến giờ học môn phụ thì bắt đầu tung hoành, xoay ngang xoay dọc. Nó bắt nguồn từ cách teen phân biệt môn chính môn phụ í! Học...