Chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019: Nghiêm túc, khẩn trương, an toàn, bảo mật đề thi tuyệt đối
Các công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia đang diễn ra đúng kế hoạch, với sự khẩn trương, nghiêm túc, toàn diện ở tất cả các khâu, trong đó có cả việc bảo mật tuyệt đối đề thi và tăng cường thanh tra, giám sát.
Địa phương chuẩn bị, dự phòng các tình huống nhỏ nhất
Tại Hà Nội, ông Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, TP đã ban hành các văn bản hướng dẫn, in sao đề thi, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo tổ chức tốt kỳ thi; làm tốt công tác phối hợp với các trường ĐH, CĐ trong chỉ đạo, tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra hoàn thành chương trình, tổ chức ôn tập cho học sinh…
Năm 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức in sao đề thi. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại cụm thi Hà Nội lên đến gần 9.000 người, trong đó số lượng cán bộ của Sở GDĐT là hơn 5.000 người, gần 3.600 cán bộ của trường ĐH tham gia phối hợp.
Các công tác giao thông, điện, phong trào tình nguyện… được triển khai đồng bộ để thí sinh được tạo điều kiện tốt nhất trong thời gian diễn ra kỳ thi.
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó GĐ Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, đến thời điểm này Sở đã tổ chức 20 đoàn kiểm tra 111 điểm thi. Ngoài chuẩn bị các điều kiện tổ chức thi, đảm bảo an toàn điểm thi, Sở GD&ĐT cũng quan tâm đến công tác truyền thông; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể lên phương án hỗ trợ thí sinh, tạo điều kiện tối đa cho thí sinh dự thi.
Các địa phương khác trên cả nước đều có chỉ đạo sát sao về công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia. Dự phòng tất cả các tình huống trong đó có cả dự phòng diễn biến thời tiết xấu có thể thể xảy ra.
Video đang HOT
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia đang diễn ra đúng kế hoạch, với sự khẩn trương, nghiêm túc, toàn diện ở tất cả các khâu. (Ảnh: P.T)
Đề thi bảo mật tuyệt đối
Yêu cầu của đề thi là tính chính xác và bảo mật tuyệt đối. Theo quy định, danh sách những người tham gia làm đề thi sẽ được giữ bí mật. Người tham gia làm đề cũng không được tiết lộ việc mình tham gia làm đề thi. Tất cả mọi người tham gia làm đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi đều phải hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điện thoại cố định hoặc ĐTDĐ hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc nào khác.
Riêng với tính chính xác của đề thi, sau khi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh, các đề thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức phản biện độc lập. Các cán bộ phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề và đánh giá đề thi; đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết. Ý kiến đánh giá của các cán bộ phản biện đề thi là một căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong việc quyết định duyệt đề thi.
Cẩn thận khâu chọn người
Năm nay, công tác chọn người tham gia kỳ thi THPT quốc gia rất cẩn trọng. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhắc lại bài học kinh nghiệm từ năm 2018 và cho rằng, chỉ cần một địa phương sai sót, xảy ra tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng tới toàn quốc. Bộ trưởng lưu ý các địa phương trong lựa chọn nhân sự tham gia thi, không chỉ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn mà cả phẩm chất đạo đức.
Với cán bộ chấm thi, bà Nguyễn Thị Kim Phụng- Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) lưu ý các trường ĐH cần cử đủ cán bộ đáp ứng yêu cầu quân số. Các trường nào không bố trí đủ thì đề nghị các tỉnh báo cáo về ban chỉ đạo quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu cán bộ coi thi, chấm thi như năm 2018.
Đồng thời, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, để bảo đảm cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra an toàn, nghiêm túc, kết quả thực chất, Bộ sẽ chú trọng thanh tra, giám sát tất cả các khâu của kỳ thi, kể cả khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ kỳ thi ở các địa phương. Trước ngày diễn ra kỳ thi, Bộ sẽ thành lập các đoàn thanh tra đến các địa phương, trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức kỳ thi và phương án bảo đảm an toàn tại các điểm thi. Nếu như năm 2018, theo quy định, mỗi điểm thi chỉ gồm 2 cán bộ thanh tra, thì năm nay, Bộ GD&ĐT quy định tối thiểu 2 cán bộ thanh tra với mỗi điểm thi.
Phan Thủy
Theo PLXH
Côn đồ ngang nhiên xông vào quán cà phê đánh người, bắt giữ người
Nhóm côn đồ ở TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) ngang nhiên thực hiện vụ đánh đập và bắt giữ người gây xôn xao dư luận bị khởi tố.
Đến ngày 20/5, sau nhiều thời gian điều tra, Công an TP.Huế khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Lý Quốc Anh (SN 1987), Nguyễn Văn Hiếu (SN 1984) và Trần Hữu Dũng (SN 1987, cùng trú TP.Huế) về tội Cố ý gây thương tích.
Theo hồ sơ vụ án, trước đó, vào ngày 13/3, Anh, Hiếu, Dũng và Huỳnh Ngọc Lợi (SN 2000) và Trần Thị Phương Uyên (SN 1997, trú TP.Huế) điều khiển xe ô tô 75A 067.91 đi tìm Dương Văn Minh Tuệ (SN 1990, trú phường Phú Hội, TP.Huế) để giải quyết mâu thuẫn.
Lý Quốc Anh (áo đen) bị bắt giữ.
Khi đến trước quán cà phê Smile (175 Bà Triệu, TP.Huế), nhóm của Anh phát hiện Tuệ đang ngồi trong quán. Lúc này, Anh, Hiếu, Dũng hung hãn xông vào đánh đập Tuệ tới tấp trước sự chứng kiến của rất nhiều khách trong quán.
Sau đó, nhóm của Anh ngang nhiên khống chế, bắt giữ và đưa Tuệ lên xe ô tô chở đến quán cà phê 119 Nguyễn Sinh Cung, TP.Huế để tiếp tục giải quyết mâu thuẫn. Hậu quả, Tuệ bị thương tích nặng ở vùng mặt, vùng hông.
Theo cơ quan công an, Anh, Hiếu và Dũng là những đối tượng đã có tiền án, tiền sự. Ngoài khởi tố Anh, Hiếu và Dũng về hành vi cố ý gây thương tích, hiện Công an TP.Huế đang củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng trên về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Theo Danviet
Ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục xây dựng nhiều mô hình mới Tại lễ "Lễ Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2018-2019" diễn ra ngày 18/5, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, không chỉ phát triển về quy mô, số lượng trường lớp và học sinh, mà các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và...